7. Cấu trúc của luận văn:
3.1.3. Đảm bảo tính khoa học
Các biện pháp mà tối đề xuất phù hợp với đặc điểm của HS lớp 5. Cách thực hiện các biện pháp được xây dựng dựa trên nội dung môn Địa lí lớp 5 và phù hợp với thời gian dạy một tiết học.
3.2. Các biện pháp phát triển năng lực sử dụng bản đồ cho HS lớp 5
3.2.1. Biện pháp phát triển năng lực nhận biết, chỉ và đọc đối tượng địa lí trên bản đồ
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa
Các đối tượng địa lý được biểu hiện trên bản đồ rất đa dạng: các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó các đối tượng địa lý tự nhiên ít thay đổi, hay nói chính xác hơn chúng biến đổi rất chậm không đáng kể, qua hàng trăm năm, thậm chí hàng chục triệu năm. Các đối tượng kinh tế - xã hội luôn luôn biến đổi. Chính vì vậy mà rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí tự nhiên trên bản đồ là cơ sở để rèn luyện kỹ năng, xác định trên cái nền tự nhiên đó các đối tượng địa lý thuộc những loại khác nhau.
Năng lực nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ tuy đơn giản nhưng lại là năng lực rất cơ bản, trên cơ sở nắm, trên cơ sở nắm chắc kỹ năng này mà học sinh sẽ rèn luyện các kỹ năng khác một cách thuận lợi hơn. Nói như vậy không có nghĩa là phải đợi hoàn chỉnh kỹ năng này rồi mới chuyển sang kỹ năng khác, mà chỉ có nghĩa là cần bắt đầu rèn luyện kỹ năng này trước tiên.
3.2.1.2. Cơ sở khoa học
- Bản đồ được xây dựng trên cơ sở toán học thông qua các phép chiếu; các đối tượng được biểu hiện bằng hệ thống kí hiệu và ước hiệu quy định (gọi là ngôn ngữ bản đồ)
- Từ cơ sở khoa học trên, HS lớp 5 muốn hiểu được bản đồ trước tiên phải biết được các kí hiệu, hiểu và nhớ được bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ; Hiểu được những quy ước trên bản đồ,
3.2.1.3. Quy trình và biện pháp thực hiện
Để rèn luyện năng lực nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ GV tiến hành theo quy trình sau dây:
Bước 1: Học sinh cần biết tên bản đồ để biết nội dung biểu hiện trên bản đồ Bước 2: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bản chú giải để biết phương pháp biểu hiện đối tượng trên bản đồ.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh đối chiếu các đối tượng trong bảng chú giải với các đối tượng để tìm đối tượng trên bản đồ
Bước 4: Học sinh chỉ chính xác đối tượng trên bản đồ.
Bước 5: Học sinh đọc rõ ràng rành mạch địa danh và ghi lên bảng hoặc vở
b. Hướng dẫn thực hiện
GV hướng dẫn HS thực hiện bằng cách kết hợp vận dụng các phương pháp dạy học như quan sát, đặt câu hỏi gợi mở và cho thảo luận nhóm
- Đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên bản đồ mà mình sử dụng để biết nội dung thể hiện của bản đồ.
- Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết hệ thống các ký hiệu trên bảng chú giải, những ký hiệu đó có thể kí hiệu bằng gam màu, hay kí hiệu hình học,.... Từ đó học sinh có thể biết được những kí hiệu đó thể hiện những đối tượng nào trên bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ và đối chiếu bảng chú giải với các đối tượng trên bản đồ. Nhìn vào hệ thống ký hiệu giáo viên vừa hướng dẫn thì học sinh có thể dễ dàng nhận ra các đối tượng trên bản đồ.
- Sau khi đã nhận biết được đối tượng: Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở: đối đó là gì? Vị trí nằm ở đâu? Thuộc châu lục nào? quốc gia nào? ... để học sinh có thể chỉ chính xác các đối tượng trên bản đồ.
- Ngoài ra để giúp cho học sinh nhận biết và tìm ra được dễ dàng các đối tượng địa lý trên bản đồ, nhiều giáo viên có kinh nghiệm thường lưu ý học sinh chú ý đến đặc điểm hình thù hoặc kích thước của đối tượng và đặt câu hỏi
- Tiếp theo giáo viên yêu cầu HS phát âm rõ ràng, rành mạch địa danh, đồng thời chỉ trên bản đồ địa danh đó (có thể chỉ trên bản đồ trong SGK hoặc bản đồ treo tường).
- Giáo viên chỉnh sửa nếu HS chỉ sai hoặc đọc sai (GV có thể ghi địa danh lên bảng) và yêu cầu HS phát âm lại và sinh ghi vào vở. GV có thể cho HS luyện tập chỉ và đọc tên đối tượng đó trên bản đồ nhiều lần để HS thuần thục và lưu loát.
c. Ví dụ minh họa: Bài 4 Sông ngòi (Phần Địa lí lớp 5 trang 74) – Hoạt động 1 : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
a. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi
- Chỉ được vị trí 1 số con sông lớn trên lược đồ Việc hình thành kiến thức về một số đặc điểm, vai trò của sông ngòi Việt Nam và mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi. Thông qua hệ thống bản đồ trong sách giáo khoa kết hợp kênh hình, giúp học sinh quan sát và tri giác được nội dung kiến thức.
b. Quy trình và cách thức rèn luyện năng lực nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc tên lược đồ “Lược đồ sông ngòi”. Đặt câu hỏi: Lược đồ này biểu hiện nội dung gi? Yêu cầu HS trả lời
LƯỢC ĐỒ SÔNG NGÒI
Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát bảng chú giải, nhận biết được các kí hiệu