6. Bố cục đề tài
1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
sử Việt Nam đầu thế k XX
1.3.1. Đ c điểm chung về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đầu thế k XX
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và sau đó tiến hành khai thác thuộc địa, từ đó ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa - xã hội ở Việt Nam. Trong những năm cuối thế kỉ XIX, cùng với sự xâm lăng của văn hóa Tây phương, văn học Việt Nam có nhiều biến động. Nhiều quan niệm, thể loại văn học trung đại tỏ ra không
còn phù hợp. Trong khi đó, quan niệm văn học mới còn chưa ra đời. Văn học dân tộc cùng lúc chịu ảnh hưởng của hai nền văn học Pháp và Trung uốc. Sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử cũng xuất phát từ yêu cầu khách quan về sự đa dạng hóa các thể loại văn học trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc, thoát khỏi những thể loại xưa cũ. Nếu ở thời trung đại thường có hiện tượng “văn - sử - triết bất phân” thì tiểu thuyết lịch sử ra đời với tư cách một thể loại văn chương có khả năng biến lịch sử thành hình tượng sống động. Không những vậy, tiểu thuyết lịch sử ra đời còn để chống lại việc dịch thuật truyện Trung uốc quá nhiều lúc bấy giờ, gây xói mòn văn hóa, văn học dân tộc. Trong lượng sách dịch này, có chen lẫn cả những tác phẩm có tư tưởng, nội dung không lành mạnh, mà tác hại lớn nhất là khiến cho dân ta quên đi sử ta, thay vào đó thuộc làu làu sử Trung uốc. Chính vì lẽ đó, các nhà văn chân chính đã nhận thức được ngay lúc này đây cần phải đưa lịch sử trở thành hình tượng văn học hấp dẫn như những cuốn truyện Trung uốc, để lôi cuốn mọi người quay về cội nguồn lịch sử dân tộc.
Bên cạnh đó, việc sáng tác tiểu thuyết lịch sử, lấy đề tài từ lịch sử dân tộc, từ những năm tháng đau thương và hào hùng cũng là một cách để các nhà văn thể hiện một tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, góp tiếng nói vào phong trào đấu tranh của nhân dân. Trước một hiện thực đầy rối ren trong những năm đầu thế kỷ, tiểu thuyết lịch sử chính là nơi để các nhà văn đương thời giãi bày tâm tư, tình cảm, tìm thấy niềm an ủi, ý chí tự hào dân tộc và hy vọng thầm kín về tiền đồ đất nước. Phạm uỳnh đã từng nói: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn". Như vậy, có thể thấy, tiểu thuyết lịch sử hình thành do yêu cầu thực tiễn, cấp bách của đời sống văn học dân tộc. Thêm nữa, đa số các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này là các nhà nho, hoặc những người ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Nho học, nên tiểu thuyết lịch sử mặc dù đã có nhiều cách tân song đâu đó vẫn có hạn chế như còn chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết cổ điển Trung uốc, sử dụng lối văn biền ngẫu có đối có vần lưu loát, kết thúc có hậu, người kể chuyện thứ ba toàn tri.
Theo tác giả Bùi Văn Lợi trong công trình Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ
đầu thế kỉ XX đến năm 1945, quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam từ 1900 đến 1945 có thể chia làm hai giai đoạn. Tuy nhiên, việc phân chia tiểu thuyết lịch sử thành hai giai đoạn phát triển như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối.
- Giai đoạn thứ nhất: Từ đầu thế kỷ XX đến 1930
Ở giai đoạn này, số lượng tác giả viết tiểu thuyết còn hạn chế và số lượng các tác phẩm cũng chưa nhiều, các tác giả còn chịu ảnh hưởng nhiều từ nền giáo dục Nho học. Vì vậy, nền văn học tuy có những bước vận động chuyển mình, nhưng chưa thích ứng được ngay với yêu cầu của thời đại, vẫn còn ảnh hưởng nặng nề từ những mô típ, yếu tố xưa cũ. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan, đây là
một điều tất yếu và cần thiết để tạo tiền đề cho sự đổi mới văn học sau này.
Về nội dung, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này đã phần phản ánh những sự kiện quan trọng trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc. Nhìn chung trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930, các tác giả tập trung vào đề tài chống ngoại xâm nhiều hơn đề tài nội trị. Nguyên do vì đây là thời kỳ đất nước ta đang chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, lúc này, nhiều phong trào yêu nước được dấy lên sôi nổi như: Phong trào Duy Tân, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Việt Nam uang phục hội,… Chính các phong trào yêu nước và cách mạng đang dâng cao một cách mạnh mẽ này đã khích lệ và cổ vũ các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử. Hơn nữa, việc các tiểu thuyết lịch sử của Trung uốc viết về các anh hùng có thật được dịch sang chữ quốc ngữ cũng tác động không nhỏ đến tầng lớp trí thức. Có thể kể đến một số tác phẩm nổi bật trong giai đoạn này như Tiếng sấm đêm đông
(1928), Đinh Tiên Hoàng (1929), Vua Bố Cái (1929), Lê Đại Hành (1929) của Nguyễn Tử Siêu... Ở miền Nam, thời kỳ này cũng xuất hiện một số tiểu thuyết lịch sử như Giọt máu chung tình (1926); Gia Long tẩu quốc (1930), Gia Long phục quốc (1930) của Tân Dân Tử; Việt Nam Lê Thái Tổ (1929), Việt nam Lý Trung Hưng (1929) của Nguyễn Chánh Sắt, Việt Nam Lý Thường Kiệt, Tiền Lê vận mạt
của Phạm Minh Kiên...
Về nghệ thuật, trong giai đoạn này, tiểu thuyết lịch sử chưa thực sự có được những thành tựu nổi bật. Hầu hết các tác phẩm đều chịu ảnh hưởng của thi pháp tiểu thuyết cổ điển, chủ yếu là tiểu thuyết chương hồi, bố cục thời gian tuyến tính, đơn tính, không có sự đa dạng trong kết cấu, sử dụng ngôi kể thứ ba, ngôn ngữ theo lối biền ngẫu, kết thúc đa phần có hậu theo kiểu truyện dân gian. Tuy nhiên, ở một số tác phẩm đã hé mở xu hướng thoát ly ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi, bước đầu đã có sự đổi mới theo hướng tiểu thuyết hiện đại. Biểu hiện rõ nhất là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật chính trong một số tác phẩm đã bắt đầu được miêu tả một cách sinh động, có hồn với ngôn ngữ, tình cảm và tính cách của một con người, với những suy tư, vui buồn, cảm xúc, lo nghĩ rất thường nhật.
- Giai đoạn thứ 2: Từ 1930 đến 1945
Đây là thời kỳ tiểu thuyết Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất và có nhiều thành tựu mới nhưng cũng khá phức tạp. Đội ngũ nhà văn tham gia sáng tác đã đông đảo hơn trước. Đặc biệt, về quan điểm chính trị, tư tưởng nghệ thuật cũng như thi pháp của họ cũng không đồng nhất.
Về nội dung, đề tài chống xâm lược vẫn được tiếp tục phát triển, gắn liền với nội dung ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược, ca ngợi những vị anh hùng có công trong những cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Đồng thời, qua đó cũng khích lệ lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn trong nhân dân. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài này như:
(1936), Vua Bà Triệu Ẩu (1936) của Nguyễn Tử Siêu; Lê Thái Tổ (1941), Bà Quận Mỹ (1942) của Chu Thiên. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đi sâu vào đề tài nội trị, với một số tác phẩm nổi bật như: Cái hột mận, Ai lên Phố Cát của Lan Khai, Đêm
hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng; Chúa Trịnh Khải, Bà Chúa Chè của Nguyễn
Triệu Luật,… Ngoài ra cũng có nhà văn quay về với quá khứ lịch sử để trốn tránh thực tại, lãng mạn hóa hiện thực lịch sử thời xa xưa để đối lập với thực tại mà mình đang sống như Khái Hưng với tác phẩm Tiêu Sơn tráng sĩ (1937) .
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này cũng rất đa dạng, từ trong hoàng tộc đến cung nữ, dân thường, và thậm chí là cả người dân tộc thiểu số... Các nhân vật đôi khi còn được nhà văn hư cấu, lồng ghép khéo léo với thời gian và không gian lịch sử để miêu tả được nhiều bình diện về tâm lý và tính cách con người hơn cái khuôn mẫu nhân vật vốn thành thông lệ, điều này thể hiện rõ qua các tiểu thuyết dã sử. Ngoài ra, các tác giả cũng chú tâm đến nhu cầu giải phóng con người, giải phóng bản năng, là những đòi hỏi bức thiết của thời đại. Các xung đột giữa con người với con người về quyền lợi và hạnh phúc cá nhân dẫn đến những bi kịch trong tiểu thuyết lịch sử cũng được các tác giả quan tâm khám phá, để người đọc soi vào cái bi thương của một thời đại nước mất, nhà tan. Do vậy, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này thu hút độc giả ở những giá trị nhân sinh.
Về nghệ thuật, thi pháp của các tác giả trong giai đoạn này cũng rất phức tạp và đa dạng. Vẫn có những nhà văn chịu ảnh hưởng của lối viết cổ điển nhưng cũng có những nhà văn đã bắt đầu đổi mới cách viết theo kiểu hiện đại của phương Tây lúc bấy giờ. Họ đã tước đi những yếu tố ước lệ, những khuôn mẫu, các điển tích, điển cố trong văn học trung đại, và cả trong tiểu thuyết lịch sử giai đoạn trước, thay vào đó là con người mang trong mình đủ mọi bình diện, biến cố của cuộc sống. Việc thoát ra kiểu kết cấu chương hồi, xây dựng tiếng nói đa thanh phức điệu, kết hợp hài hòa, linh hoạt các yếu tố sử thi, thế sự, đời tư, kỳ ảo, tâm lí, lạ hóa, là những cách làm mới tiểu thuyết của họ. Các sáng tác đó đã thể hiện cái nhìn mới về bản chất con người xã hội, gắn với các sự kiện tiêu biểu trong từng triều đại hoặc ở mỗi địa phương để tạo nên cốt truyện. Khuynh hướng lãng mạn cũng xuất hiện trong tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này, mà một trong những biểu hiện rõ nhất đó là việc đưa tình yêu đôi lứa vào như một yếu tố quan trọng của tác phẩm. Cũng chính khuynh hướng này đã làm giảm đi tính lịch sử và tăng tính tiểu thuyết nhiều hơn.
Nhìn chung, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1930 -1945 đã tiếp thu được những tinh hoa và tư tưởng tiến bộ của phong trào hiện đại hóa văn học lúc bấy giờ, cộng thêm những giá trị chắt lọc được từ giai đoạn tiểu thuyết lịch sử trước đó, từ đó có những bước tiến khá rõ rệt về nội dung cũng như về hình thức nghệ thuật, phát huy đến một đỉnh cao mới, hiếm có trong văn học Việt Nam trước nay. Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn này đã góp phần không nhỏ vào quá trình cách tân và hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Không những thế,
trong một giai đoạn lịch sử nhất định, dòng tiểu thuyết này đã có những đóng góp đáng kể trong việc khích lệ và cổ vũ lòng yêu nước, bảo vệ dân tộc thông qua tấm gương của những vị anh hùng và truyền thống quý báu của ông cha. Cho đến nay những giá trị đó vẫn không hề bị phai nhạt, cần phải được làm sống dậy để giáo dục thế hệ trẻ hiện tại và tương lai.
1.3.2. Đ c điểm riêng của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật
Đối với Nguyễn Triệu Luật, tiểu thuyết lịch sử có một đặc thù riêng, khác với tất cả các thể loại văn học khác. Nguyễn Tuân, khi đánh giá về đóng góp của nhà văn với tiến trình văn học đã cho rằng: “Ông Nguyễn Triệu Luật đã có công phục sinh những cái gì đã chết gần ba trăm năm nay”[60]. Thật vậy, bằng những tư tưởng tiến bộ tiếp thu của văn học phương Tây, Nguyễn Triệu Luật đã cho ra đời những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử có chất lượng, góp phần định hình nên một dòng văn học có giá trị.
Trước hết, có thể thấy Nguyễn Triệu Luật không giống với các tác giả cùng thời, lựa chọn viết lịch sử qua nhiều triều đại, xuyên thế kỉ mà ông có sự quan tâm đặc biệt tới giai đoạn lịch sử thời Lê tàn Trịnh mạt. Thời kỳ này, tình hình trong nước hết sức rối ren, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, dân tình hết sức khổ sở. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam có một thời đại mà xã hội nhiễu nhương, cương thường mục nát như thế. uay về giai đoạn 1930 - 1945 mà Nguyễn Triệu Luật sống, chúng ta dễ nhận ra rằng đây cũng là một thời kỳ lịch sử quá nhiều sóng gió, khi thực dân Pháp kìm kẹp, đô hộ và ra sức bóc lột, hàng loạt phong trào yêu nước nổ ra nhưng cũng đều thất bại. Vì vậy, tập trung vào quá trình diệt vong cơ đồ hơn hai trăm năm của nhà Trịnh và thời kỳ mạt vận tàn hơi của nhà Lê, Nguyễn Triệu Luật mong muốn dùng chuyện xưa để so sánh với những vấn đề hiện tại, mượn xưa để nói nay, lấy chuyện loạn lạc để thức tỉnh tấm lòng yêu nước của nhân dân trước cảnh nước mất nhà tan.
Về nội dung, không như các tác giả khác, thường hướng tới ca ngợi những anh hùng dân tộc, những con người hào kiệt, làm rạng danh cho non sông, hoặc những chiến công chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta như: Vua bà Triệu Ẩu, Tiếng sấm đêm đông, Việt Nam Lý trung hưng,
Đinh Tiên Hoàng... Nguyễn Triệu Luật lại chọn một thời kì “đau thương” của dân
tộc để xây dựng những chân dung nhân vật hoàn toàn khác. Trong trang sách của ông, những điều xấu xa như sự phản trắc, sự tranh giành, xâu xé lẫn nhau, những nhân vật gian thần, nịnh thần, vua hèn chúa nhát, người phụ nữ mưu mô lại được mô tả khá sắc sảo, khá đậm nét. Đó không chỉ là sự tranh giành quyền lực giữa các vua chúa với nhau, cuộc sống xa hoa của tầng lớp thống trị bất chấp đất nước đang trong thời kỳ loạn lạc hay những cuộc đấu tranh ngầm giữa những bề tôi, cung phi để giành chỗ đứng trong thời kỳ đảo điên mà còn là cuộc sống lầm than, khổ cực
của người dân dưới chế độ ấy. Như vậy, Nguyễn Triệu Luật dù yêu dân tộc mình nhưng luôn ý thức trong việc đưa ra một cái nhìn khách quan về lịch sử dân tộc, ông chủ trương: “Đừng ru ngủ nhau bằng những bài balad ngọt ngào, mà đừng quên rằng chúng ta đang là những kẻ mất nước. Tốt đẹp cả thì đã không như thế này. Tôi có nói ra những sự thật ấy là để chúng ta tỉnh táo nhận ra trách nhiệm của mình, nhất là với những người được gọi là có học, là kẻ sĩ như chúng ta...” [61].
Với tiểu thuyết lịch sử thì đối tượng quan tâm chủ yếu là con người lịch sử. Chính vì vậy, nhà văn muốn tái hiện lại một thời đại lịch sử, muốn lấy xưa để nói nay, muốn gửi gắm thông điệp tư tưởng của mình,... thì không thể thiếu hình ảnh của những con người trong quá khứ, có mối quan hệ chặt chẽ với dân tộc và với cộng đồng giai tầng khác trong xã hội. Dựa vào những nguồn sử liệu xác thực, Nguyễn Triệu Luật đã đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật có thật trong lịch sử nhưng với đầy đủ đặc tính của một con người bình thường, mang trong mình đủ mọi bình diện, biến cố của cuộc sống, cùng nhiều phạm trù đối lập nhân cách như lòng yêu nước và sự phản bội, độc ác và lương thiện, giữa cao thượng và thấp hèn. Nguyễn Triệu Luật đã tinh tế lồng vào tiểu thuyết lịch sử của mình những trạng thái nhân sinh ở chính thực tại mà mình đang sống, mượn lịch sử để giãi bày nhân sinh quan, thế giới quan của mình.
Về nghệ thuật, Nguyễn Triệu Luật cũng đã thể hiện những điểm khác biệt tạo nên tính hấp dẫn riêng trong tác phẩm của mình, mà tiêu biểu là sự trộn lẫn giữa hư cấu và sự thật lịch sử. Khác với thời kỳ trước, nhà viết tiểu thuyết lịch sử chỉ là