Từ khát vọng "trí chủ phù địa trục"

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 45 - 48)

6. Bố cục đề tài

2.2.2.1. Từ khát vọng "trí chủ phù địa trục"

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo, chịu ảnh hưởng từ nền giáo dục của Nho gia, Nguyễn Triệu Luật luôn ôm ấp trong lòng những đạo lý làm người truyền thống, mà tiêu biểu là tư tưởng chính nhân quân tử. Do vậy, những nhân vật quân tử ngày đêm giúp vua chăm dân luôn được Nguyễn Triệu Luật miêu tả một cách đầy thiện cảm và tôn trọng. Đa số các nhân vật này đều được nhà văn miêu tả là người trung với vua, với chúa, sống cương trực, bản lĩnh, sẵn sàng sống chết vì chủ.

Chẳng hạn, nhân vật Nguyễn Đường trong Chúa Trịnh Khải, vốn xuất thân trong một gia đình trung thần, một lòng giúp chúa chạy loạn sau thất bại trước quân Tây Sơn. Trong cơn loạn ly, Nguyễn Đường quỳ trước chúa và thưa rằng: “Thần xin hết sức. Vạn nhất kinh thành thất thủ, thần xin lúc nào cũng không dời xa chúa

thượng một bước”. Tuy nhiên, trên đường chạy loạn, Nguyễn Đường lại vô tình để

chúa lọt vào tay em trai mình là Nguyễn Noãn, kẻ đang âm mưu bắt sống Trịnh Khải nộp cho quân Tây Sơn lĩnh thưởng. Chính sự việc này đã khiến Nguyễn Đường vô cùng ân hận, ông đã tự giày vò bản thân mình cho đến tận hơi thở cuối cùng. Thậm chí, ông còn dặn người nhà không cho các con trai ra làm quan cho triều khác để giữ gìn lòng trung hiếu với nhà Trịnh. Tương tự, Lý Trần Quán - một viên Thiêm Sai Tri cũng đã hết lòng chăm lo cho chúa những ngày tháng chạy loạn đến làng Hạ Lôi và rơi vào tay bọn phản tặc. Tuy nhiên học trò của Lý Trần Quán là Nguyễn Trang câu kết với Nguyễn Noãn bán đứng chúa, giải lên kinh giao nộp cho quân Tây Sơn. Ngăn cản không được, Lý Trần Quán sau khi chúa băng hà đã tự chôn sống mình để tỏ lòng trung với nhà Trịnh: “Quán sai đào ở vườn sau nhà một cái huyệt, đặt áo quan vào đó. Đoạn đội mũ, mặc áo tiến sĩ, quay mặt về hướng nam lạy tám lạy: Tôi bất trung bất nghĩa là Lý Trần Quán xin theo Vương Thượng. Lạy xong, ông cởi mũ áo, chít khăn trắng, mặc áo trắng, xuống huyệt nằm trong áo quan rồi bảo Trần chủ nhân: Ông đậy nắp ván thiên cho tôi. Chủ nhân đậy áo quan. Đậy vừa xong, tiếng trong áo quan lại nói ra: Còn thiếu một lời, tôi xin nói nốt. Nắp quan tài lại mở ra:

Tam niên chi hiếu dĩ hoàn Thập phần chi trung vị tận (Ba năm đạo hiếu đà đầy đủ

Một nghĩa vua tôi chửa hết nào)” [27, tr.277]

Những lời cuối cùng mà Lý Trần uán nói cũng chính là lời chung của những người bề tôi trung thành, một đời trọn nghĩa vua tôi.

Nguyễn Triệu Luật xây dựng hình tượng những bề tôi trung thành với vua, chúa đa phần là những viên quan võ trong triều đình phong kiến. Xuyên suốt trong tác phẩm, họ hiện lên là những người quân tử theo tư tưởng chính thống, tận trung với vua với nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước, vì nhân dân. Dường như trước một hiện đầy đau thương mà Nguyễn Triệu Luật đang sống, nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình với hy vọng giải tỏa những bức bách của tâm trạng khi mất nước, làm nô lệ. Thông qua những nhân vật quan võ trung thành ấy, nhà văn thể hiện rõ ý chí, hào khí dũng mãnh của dân tộc. Trong Chúa Trịnh Khải, Sơn Tây Trấn thủ Thạc Quận công Hoàng Phùng Cơ được miêu tả là một vị quan võ cương trực, trung thành, dũng cảm. Tất cả những điều đó, tác giả không miêu tả trực tiếp mà thông qua ngôn ngữ của chính nhân vật:

"Chúa Trịnh mừng rỡ, lập tức cho vời Hoàng Phùng Cơ vào. Phùng Cơ sụp xuống toan lậy thì Trịnh Vương đỡ dậy hỏi:

- Quốc thế nguy vong, công có kế gì giúp ta? Phùng Cơ đáp:

- Thần chịu ơn sâu của Nhà nước, nghĩa vụ làm võ tướng là phải đánh giặc, thần xin đem quân bản bộ cùng tám con thần cùng ra chống giặc. Nhược đánh được, đó là nhờ uy linh của chúa thượng; bằng thế cùng lực tận, cha con thần xin

chết theo xã tắc để yết kiến Tiên vương dưới Cửu toàn." [31, 358]

Chiêm Võ trong Loạn Kiêu binh là một võ tướng sức địch muôn người nhưng vì bảo vệ chủ nhân Trịnh Khải mà phải chịu tra gươm vào vỏ nộp mạng cho Kiêu binh để bọn chúng mặc sức mà đâm chém. Trước khi nộp mạng cho Kiêu binh, Chiêm Võ tuốt thanh Phượng Huy giơ lên trời và thốt rằng: “Thanh

kiếm này đã bao lần chém đầu quân nghịch tặc, ngày nay thật vô dụng”. Những

lời của một võ tướng tài ba trước khi lìa xa cõi đời lại vô cùng chua xót, nhưng đã thể hiện hết tấm lòng trung quân, sẵn sàng sống chết vì bậc đế vương của mình. Hay nhân vật Việp Quận Công Ngũ Hoàng Phúc trong Bà Chúa Chè mặc dù đã cao tuổi nhưng vẫn quyết tâm lên đường ra trận giúp chúa Trịnh Sâm mở mang và giữ yên bờ cõi: “Ý chúa thượng đã quyết, đạo tôi phải theo. Thần còn ngày

nào thì giặc Nam chưa đáng lo ngày ấy”.

Trong tác phẩm của mình, nhà văn còn xây dựng lên hình ảnh những vị quan cương trực, không màng đến danh lợi, luôn tận dụng hết tài năng của mình giúp vua, lo lắng cho cuộc sống của nhân dân. Chẳng hạn, Đặng tri phủ trong Hòm đựng

người được miêu tả một cách thanh liêm, đức hạnh, chính trực. Lúc làm quan ông

dùng mưu lược thu phục được một đảng cướp khét tiếng ở vùng Thanh Hoá. Cả nhà mấy trăm mạng người bị giết, nhưng đứa con trai nhỏ của tên cướp vì không có nhà nên cũng được ông tha tội chết để giữ hương khói cho tổ tiên. Không ngờ, ông làm phúc mà phải tội. Đứa trẻ ấy sau làm hại cả nhà ông để trả thù, khiến ông thân bại danh liệt. Khi còn làm quan ở kinh thành, ông đi bắt đám bạc ở phường Đồng Xuân. Khi đó, Trịnh Kha là anh em thúc bá với chúa thượng, là chủ sòng bạc, đã nói với Đặng Phi Hiển rằng: “Tôi là anh em thúc bá với chúa Thượng, ông nên nể

mặt chúa Thượng mà tha cho tôi." [27, tr.69]. Vì phép nước, ông không nể nang gì,

cũng chẳng hề run sợ mà sẵn sàng đáp lại Trịnh Kha: “Tôi chỉ biết anh là chủ thổ

gá bạc, không biết anh em thúc bá với chúa Thượng là ai cả!”. Nói rồi ông cứ cho

lính trói giải Trịnh Kha về phủ Doãn. Hành động ấy của Đặng Phi Hiển đã cho thấy rằng ông là một vị quan rất công minh, làm việc nguyên tắc, không vì tình riêng mà làm hại tới luật pháp quốc gia. Khi làm quan Ngự sử, vì can gián chúa Thanh Đô Vương mà ông bị cách chức đuổi về. Có thể nói, suốt thời gian làm quan, ông luôn là một vị quan mẫu mực, có trách nhiệm với sự tồn vong của quốc gia. Khi về ở trí sĩ, ông luôn nêu cao khí chất của một nhà nho sống cao khiết và đức hạnh. Ông

thường dạy con cháu trong nhà rằng “người ta, ngồi ra ngồi, nằm ra nằm không nên nửa ngồi nửa nằm uể oải. “Nạo khí trạo chi” có thế mới giữ được mình thẳng

thắn trong lòng mà đối với người khác không đến “linh nhân khí nỗi”” [27, tr.79].

Cuộc đời của Đặng Phi Hiển chính là cuộc đời của một nhà nho sống mẫu mực, đáng trân trọng.

Hay như uan Đốc đồng trấn Kinh Bắc Ngô Thì Nhậm cũng được miêu tả là một bề tôi trung thành, một viên quan tận trung với vua. Khi biết tin Trịnh Khải đang có ý cấu kết với quân Tây Sơn để dấy quân nổi loạn, ông một mực đi khuyên can, thậm chí còn sẵn sàng đi tố cáo dù đã được cha mình ngăn cản và biết điều đó sẽ gây hại đến bạn bè của cha mình. Thái độ cương quyết của Ngô Thì Nhậm được thể hiện qua đoạn đối thoại sau:

"- Thế ý con định sao?

- Ý con định rằng: vương tử định làm loạn thì con phải ngăn việc vương tử lại.

- Con ngăn ra sao?

- Con về kinh lấy lẽ phải trái nói với vương tử. Đó cũng là phận sự của con vì con là tư giảng của vương tử. Nếu vương tử nghe kẻ tiểu nhân mà không nghe con thì con phải khải cùng chúa thượng rõ.

Ngô Thì Sĩ vội gạt:

- Điều ấy không được. Con mà tố cáo chuyện này thì có liên lụy đến vương tử và quan tổng trấn đây. Quan tổng trấn đây là bạn với ta, cũng như ta. Điều ấy không được.

- Con chịu ơn tri ngộ của chúa thượng, không thể để yên việc này

được." [27, tr.210]

Xây dựng hình tượng những bậc trung thần, nghĩa sĩ sẵn sàng xả thân mình vì nghĩa, chấp nhận hi sinh bản thân để trọn một lòng giúp vua phò chúa trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, Nguyễn Triệu Luật đã khơi gợi lòng tự hào dân tộc, nêu cao truyền thống yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân cho non sông đất nước.

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)