6. Bố cục đề tài
3.3. Giọng điệu
3.3.1. Giọng châm biếm, phê phán
Châm biếm là “một dạng của văn học trào phúng, dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng và những hiện tượng này hay hiện tượng khác trong xã hội. Châm biếm gắn liền với tình cảm xã
hội như yêu nước, yêu lẽ phải, tình yêu con người” [18, tr.45]. Trong đó, các đối
tượng miêu tả được thể hiện như “một cái gì lệch lạc, vô lí, không đáng có, được trình bày một cách tàn nhẫn có tính chất tiêu diệt được thanh toán bằng tiếng cười”. Giọng châm biếm, phê phán thường thấy ở dòng văn học hiện thực phê phán, để thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác giả là phê phán hiện thực. Ở tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Triệu Luật đã sử giọng châm biếm, phê phán cách triệu để, như một phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc phản ánh con người và hiện thực loạn lạc thời Lê tàn Trịnh mạt, làm cho câu chuyện lịch sử trở nên thú vị, sâu sắc hơn.
Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Triệu Luật thường sử dụng giọng châm biếm để miêu tả về những thói hư tật xấu của tầng lớp vua chúa, quan lại và mỉa mai những kẻ lợi dụng thời cơ để nịnh nọt, luồn cúi. uan Bồi tụng uốc sư Nguyễn Hoãn (Bà Chúa Chè) được giới thiệu là một người khoa bảng xuất thân, văn hay chữ tốt nhưng “tính nết tròn trặn quá”. Khi viết về nhân vật này, Nguyễn Triệu Luật đã rất hóm hỉnh: “Tuy là khoa bảng xuất thân, văn hay chữ tốt, nhưng tính nết tròn trặn quá. Ông chỉ đáng chê ở cái tính tròn trặn quá ấy mà thôi. Vì tròn trặn, nên ông chỉ cầu “duyệt lòng người” nhiều khi có thương tổn đến cái phẩm giá nhà nho của ông... Nhiều khi cần nghỉ để giữ sạch tâm thuật, ông không nghỉ. Nhiều khi cần dại để giữ thanh giá cho địa vị của ông, ông vẫn cứ khôn. Nhiều khi cần tìm chỗ nguy, để không phụ những người đã yêu trọng, ông vẫn tìm
chỗ an…” [30, tr.147]. Chính vì thế mà “người ta tặng ông cái húy hiệu nó chỉ rõ
dài đến chết”. “Người ta lo lắng sầu khổ, bi thương, riêng ông vẫn vui. Nước nhà
biến cố, loạn ly, ông vẫn an tĩnh, vui vầy” [30, tr.147]. Hơn thế nữa, là một vị quốc
sư trung thành với chúa là chính đáng, là nhiệm vụ của ông nhưng “trung thành đến nịnh hót cả các ái phi của chúa, ông thật đã ra ngoài cái địa vị sư phó đại thần. Kể tuổi ông có thể đẻ ra chúa, kể địa vị ông là Quốc sư thì cứ ngồi yên ở địa
vị ấy, chúa cũng không dám bạc đãi nào”. Để có thể “duyệt lòng” hết sức, ông lấn
cả vào địa vị bọn nội thần là lũ hoạn quan, “Ở Bội Lan Thất - chỗ ở riêng của nàng
Đặng Thị Huệ - người ta thường thấy ông mang bộ râu bạc luồn cúi vào ra” [30,
tr.148]. Những giọng điệu châm biếm ấy là lời của tác giả, đã lồng ghép tư tưởng, cách nhìn của mình vào đối tượng. Cười để mà châm biếm một loại người sống không phải là mình, chỉ lo nịnh hót bợ đỡ, tìm cách để giữ cho tấm thân được an trong khi nước nhà vô đạo mà không biết trọng danh dự cá nhân mình. Bởi thế mà nhân vật uốc sư này có thể “sống thọ hơn tám mươi tuổi, theo đủ mọi hạng người,
qua bao nhiêu biến cố mà không hề gì”. Có lẽ cũng chỉ có thời đại “mũ dép đảo
lộn, cương thường sai trái” như thời vua Lê chúa Trịnh mới xuất hiện những nhân vật như vậy.
Giọng châm biếm của Nguyễn Triệu Luật có khi không nhằm vào một nhân vật nào mà lại để miêu tả một tình tiết nào đó. Khi tả cảnh cả gia đình nhà uốc sư đi chạy loạn, tác giả đã bình luận rất hài hước: “Không còn cảnh nào trông thảm đạm thương tâm hơn cảnh một nhà quyền quý chạy loạn. Những bàn chân kia, xưa kia chỉ quen đi hán đi hài, dẫm lên nệm lên chăn, bây giờ phải thất thểu bước xuống đất. Đôi giầy văn hài xưa kia chỉ dùng tô điểm cho những bàn chân trắng muốt, yếu ớt, nay lại phải dùng để đỡ gai góc cho đôi bàn chân non… Mỗi khi đôi văn hài rời đôi chân ra, các cô các cậu lại phải lóng cóng xỏ đôi văn hài vào, lật đật, ngượng nghịu, ngã xiêu ngã vẹo. Trông thế, người ta tưởng như cái vết phú quý nó đuổi theo mà ngăn chân vướng bước… Thật là lúc sang, sang vì đôi văn
hài, mà lắm lúc đắm đuối cũng đắm đuối theo đôi văn hài” [27, tr.269]. Tác giả
không tập trung miêu tả cảnh gia đình nhà uốc Sư chạy loạn ra sao, chuẩn bị những gì, tâm trạng diễn ra như thế nào mà lại tập trung ngòi bút vào hình ảnh những bàn chân chỉ quen đi hán, đi hài, đặt lên chỗ ấm, chỗ êm nay gặp phải hoàn cảnh không có hài mà đi thì họ như thế nào. Đoạn văn dù ngắn nhưng cũng đủ thấy thái độ của tác giả đối với bọn người quyền quý già sang, chỉ quen sống sung sướng đến khi gặp hoạn nạn thì không sao thích ứng được với hoàn cảnh. Đằng sau đó cũng là niềm cảm thông, thương xót của nhà văn đối với thân phận của những con người trong một xã hội loạn lạc.
Sự kiện vua Lê Hiển Tông ban cho Kiêu binh uống rượu ở điện Vạn Thọ cũng được tác giả kể lại bằng giọng châm biếm: “Vua ban cho thần dân ăn uống gọi là ban yến. Theo sự nhận biết của phần đông dân gian thì vua đã ban yến cho thần dân, thức ăn phải là sơn hào hải vị, da tây vẩy cá, tóm lại phải là “thức ăn
không phàm thường”. Gỏi cá trần, cháo ám cá quả, tuy là món ăn ngon, tuy là món ăn nhà vua thích dùng, tuy là món ăn thì trân, nhưng nó có vẻ “phàm thường”quá. Vì thế nó như gợi cái địa vị “tượng gỗ làm vì”, cái thế “vàng son tốt nước nhưng
mà không thiêng” của nhà vua ra” [30, tr.258]. ua việc liệt kê một vài món ăn
của vua Lê đã đủ thấy cái quyền của vua Lê đã bị chúa Trịnh lép vế, vua Lê chỉ nhà bù nhìn, là người có tên nhưng không có địa vị trong triều đình. Đó là ông vua hờ trên danh nghĩa mà thôi.
Không chỉ dựng lên những nhân vật, tình tiết gây cười mà tác giả còn tập trung vào một vài hình ảnh, sự kiện, cảnh tượng tiêu biểu để tạo ra giọng châm biếm, đả kích những cái trái với quy luật tự nhiên. Như câu chuyện về cuốn sổ biên tên những cung tần, mĩ nữ, thị nữ trong nội phủ. ua thái độ bật cười, vỗ đùi cười ngây ngất một mình của Khê trung hầu khi đọc đến những đoạn ghi chép cả đến những nhảm nhí trong phòng khuê “Từ cái xấu xa nhất trần gian, người ta còn cho vào chế độ điểm chương được kia mà! Ở Hàn chế về mục kén Hoàng hậu, người ta còn bắt phân biệt sắc chỗ âm đạo nào thiển hồng, nào thâm hồng cơ mà… Được kén làm Hoàng hậu, ra phải vạch trước ra cho mĩ quan họ xem xem đỏ nhạt hay đỏ
thẫm cơ đó” [27, tr.296] Chỉ qua một vài chi tiết đó, cũng đã cho thấy sự chế giễu
của tác giả đối với sự hưởng lạc của vua, chúa ngày xưa. Họ nhàn rỗi đến mức xem xét kĩ lưỡng ngay cả những việc kín đáo của con người.
Suốt trong các tập tiểu thuyết, Nguyễn Triệu Luật đã thể hiện giọng điệu châm biếm, phê phán một cách trực tiếp, khi là lời của tác giả, khi thông qua lời của nhân vật, tất cả đều được thể hiện rất rõ. Chẳng hạn, tác giả mượn lời bà Tiệp Dư để phê phán thói háo sắc của chúa Trịnh Sâm: “Người đẹp nhường kia thì mình đây cùng bạn má hồng cũng phải mê, nói chi đến đàn ông, nói chi đến vì quân trưởng mê sắc đẹp như vương thượng... Nhưng làm sao cho cái sắc đẹp khuynh
thành này lọt được vào mắt ông chúa đĩ tính kia?” [27, tr.134].
Là con người mang nặng tình cảm với quê hương đất nước, với quá khứ của dân tộc, Nguyễn Triệu Luật đã viết về nó với tất cả những cái hay cái dở, những mặt tích cực và tiêu cực, tác giả đã chỉ ra ý nghĩa của quá khứ đối với hiện tại qua việc phát hiện các tác động tích cực và cả tác động tiêu cực mà quá khứ đặt lên vai hiện tại. Bằng giọng điệu châm biếm, phê phán, Nguyễn Triệu Luật đã phơi bày, tố cáo một cách chân thực xã hội và con người trong một giai đoạn lịch sử có thật của dân tộc, từ đó làm bài học cho ngày hôm nay, cảnh tỉnh những con người thời hiện tại trước mảng hiện thực đen tối của lịch sử dân tộc.
3.3.2. Giọng xót xa, thƣơng cảm
Giọng điệu xót xa, thương cảm được nhà văn biểu hiện thông qua lời nhân vật, lời tác giả, hoặc đan xen giữa lời nhân vật và tác giả. Chất giọng ấy có khi toát lên từ nội dung tác phẩm, có khi lại được thể hiện qua câu chữ, có khi lại được thể
hiện qua những đoạn văn miêu tả, đoạn trữ tình ngoại đề, có khi lại ẩn trong số phận, cuộc đời của từng nhân vật, có khi lại thể hiện qua những bài thơ do chính nhân vật sáng tác.
Ở Hòm đựng người, nỗi niềm cảm thương của tác giả thể hiện ngay trong
câu chuyện về tình yêu của nàng Ấu Mai xinh đẹp với ông hoàng tử thất thế Duy Lễ. Tình yêu đó nếu đặt trong xã hội ngày nay thì quả là một tình yêu lý tưởng, nhưng trong xã hội phong kiến với những khuôn phép, tình yêu đó đã không thể đi tới đích. Ấu Mai tự tử, Duy Lễ cũng chết trong ngục. Dù nhà văn không có một lời bàn luận nào sau khi kết thúc câu chuyện nhưng thông qua nội dung người đọc cũng đã cảm nhận được sự ủng hộ của ông cho tình yêu và hạnh phúc cá nhân mà bất cứ ai cũng xứng đáng được hưởng. Đồng thời, đó cũng là tiếng nói phê phán sâu sắc tới chế độ phong kiến với những luật lệ, lễ giáo hà khắc, phi nhân đạo. Hay như chính tác phẩm Bà Chúa Chè, đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Đặng Thị Huệ ở đầu câu chuyện về hoàn cảnh gia đình, về gánh nặng trên đôi vai nhỏ bé mà một cô bé hơn mười tuổi phải mang theo, thật là quá sức với nàng. Chính vì thế, nàng phải đảo hành nghịch thi để thay đổi số phận. Đó là ước vọng, khao khát chính đáng của con người vươn tới hạnh phúc. Do đó, nó không có tội. Cái chết của Huệ ở cuối tác phẩm vừa là sự trả giá cho những hành động, những mưu mô, tính toán mà nàng gây ra nhưng sau đó là niềm thương cảm của nhà văn về số phận bi kịch của người phụ nữ, họ là nạn nhân của hoàn cảnh trớ trêu.
Khi miêu tả về sự cô quạnh của các nhân vật nữ, đặc biệt là các vương phi, Nguyễn Triệu Luật cũng sử dụng giọng điệu xót xa, thương cảm. Chẳng hạn, trong
Hòm đựng người, tác giả tỏ ra thương xót cho thân phận hiu quạnh của những
người cung nữ, nên giọng điệu sâu lắng, trầm ngâm:
“Trong tiếng thở dài hoà với tiếng tay đập xuống giường tựa như tiếng, như
bộ của người hấp hối chán nản tiếc đời.
Trăng chiếu trại cung, như muốn soi rõ cái mồ chôn hàng trăm người còn sống xác mà chết lòng, gió lọt kẽ cửa, như muốn chia buồn cùng bọn má hồng
mệnh bạc.” [27, tr.25]
Cũng có khi, tác giả sử dụng nhiều câu nói cổ trong thơ cổ để tăng tính trữ tình, sâu lắng cho giọng điệu trần thuật: “Ngọc Hoan bản tính mềm mại thuỳ mị, nên bị bỏ quên, nàng chỉ biết thở than với bóng, buồn tủi cho thân mà thôi. Người kia tính khí sắc mắc hơn, khi nào lại chịu buồn suông tủi hão. Người ấy, độc giả còn nhớ là Trần Thị Lộc. Song, cho hay là thói hồng nhan, càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều. Nàng bị bỏ quên cho đến lúc thế tử nối nghiệp làm chúa rồi lại
cho mãi đến lúc chúa qua đời.” [27, tr.127].
Những đoạn văn miêu tả cảnh chạy loạn của nhân dân kinh thành Thăng Long khi Kiêu binh làm loạn cũng cho thấy tấm lòng thương cảm của tác giả với số phận của những người dân vô tội. Khi quân Kiêu binh làm loạn kinh thành, đốt phá
các phủ đệ, tác oai tác quái, khiến những thường dân vô tội rất khổ sở, họ phải gồng mình lên trước sự lũng đoạn khủng khiếp của lũ Kiêu binh. Hình ảnh máu đổ, xác người chất thành đống và những sự vô tâm của người đời dành cho nhau bởi có quá nhiều cảnh thương tâm, bởi đó đã là chuyện thường ngày. Đó vừa là hiện thực đầy đau buồn của chiến tranh xâm lược, nhưng cũng là sự xót xa, sự đồng cảm của nhà văn trước cảnh tượng đầy tang thương.
Giọng xót xa, thương cảm thường được tác giả sử dụng khi miêu tả nội tâm, những khoảnh khắc bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhân vật. Chẳng hạn, khi thuật lại tâm trạng của quan nội giám Khê Trung Hầu nghĩ về Ngọc Hoan, tác giả sử dụng đại từ “ông” để diễn tả trạng thái của người cha già khi nghĩ về con gái, dù ông với Ngọc Hoan không có quan hệ thân thích gì. Giọng điệu này thể hiện một tình cảm sâu lắng, cao cả mà viên quan già dành cho vị vương phi trẻ tuổi, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng, đề cao của tác giả dành cho nhân vật:
“Ngọc Hoan vội vàng sắm sửa áo khăn.
Thấy nàng sung sướng, Khê Trung hầu nửa thương, nửa ái ngại, nửa buồn cười. Thương cho tấm lòng còn trẻ con măng sữa, ái ngại cho nỗi thất vọng sắp xẩy ra, nếu thế tử lãnh đạm hoặc đuổi về cũng nên, buồn cười cho cái mưu đổi mận thay đào của mình. Ông lầm nhầm đọc hai câu lục bát ông vừa nghĩ xong:
Nọ Ngọc Khoan với Ngọc Hoan
Khác nhau một chữ, mê man họa lầm?” [27, tr.125]
Có thể thấy, nhà văn một mặt rất coi trọng sự thực lịch sử, nhưng một mặt cũng bày tỏ sự thương cảm vào vấn đề số phận của những con người trong giai đoạn lịch sử đầy bão táp. Với một giọng điệu xót xa đầy vị tha, lắng đọng, Nguyễn Triệu Luật dường như đã bộc lộ những tiếng thở than thầm kín với thời đại, đồng thời thể hiện mong muốn mọi người dân được sống trong một xã hội hoà bình, không có chiến tranh, không có cái ác, cái xấu ngự trị như trong xã hội cũ. Điều này cũng thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc trong những tác phẩm của ông.
3.3.3. Giọng triết lý, suy tƣ
Viết về con người, về thân phận cá nhân, những bi kịch trong cuộc sống chính là nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Triệu Luật. Chính nguồn cảm hứng này làm cho tác phẩm có giọng điệu triết lý, suy tư. Ngay ở những lúc tác giả phê phán hay châm biếm, người đọc vẫn nhìn thấy một sự suy tư, trầm ngâm và những quan niệm, nhận xét có tính khái quát về cuộc đời, về con người của tác giả.
Trong các tác phẩm, Nguyễn Triệu Luật đã sử dụng giọng điệu triết lý, suy tư để thể hiện sự thấu hiểu, sẻ chia và tạo nên một phong cách độc đáo cho riêng mình. Những suy tư, triết lý thường hướng về con người, về thời thế, hạnh phúc cá nhân và số phận dân tộc trong giai đoạn chế độ chính trị cầm quyền đã đi vào hồi
mạt vận tàn hơi. Lời nhận xét của chính tác giả trong vai trò người trần thuật đã nói lên được những lo lắng, trăn trở triền miên cho thế sự nước nhà: “Làm ông vua mà phải ra một cái lệnh giả dối, tức là tự mình làm mất hết giá của cái quyền bính mình cầm. Sâu lệnh phát ra không được thực hành, thi hành, dân chúng sẽ coi thường pháp lệnh. Dân chúng mà coi thường pháp lệnh thì chủ quyền chỉ là chuyện