Cốt truyện theo sự kiện

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 59 - 62)

6. Bố cục đề tài

3.1. Cốt truyện

3.1.1. Cốt truyện theo sự kiện

Trước hết, Nguyễn Triệu Luật chủ trương xây dựng một cốt truyện theo dòng sự kiện với từng cột mốc thời gian cụ thể, Bà Chúa Chè là cuốn tiểu thuyết viết theo kiểu cốt truyện này. Câu chuyện kể về cuộc đời của Đặng Thị Huệ từ khi còn là một cô gái mồ côi, sống ở một vùng quê nghèo khó, đến khi trở thành một vương phi “quyền khuynh thiên hạ”, tất cả cứ lần lượt được tái hiện lên một cách chi tiết, đầy đủ. Đầu tiên là mốc thời gian “Năm ấy là năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 đời vua Lê Hiển Tông Vĩnh hoàng đế, nhà chúa vào năm thứ

năm đời chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, lịch tây vào năm 1771” [27, tr.107]. Đặng

Thị Huệ khi ấy là một cô gái đẹp, thông minh, luôn khao khát “đảo hành nghịch thi” để thực hiện những điều mình mong muốn. Thoát khỏi đồi chè bằng cách gây

chú ý cho bà Tiệp dư, Đặng Thị Huệ theo vào Suý phủ, dâng kế dâng hoa huệ ngũ sắc để tiếp cận và lọt vào mắt xanh của chúa Trịnh Sâm. Sau khi ngăn được việc dựng Trịnh Tông làm thế tử và có thai Trịnh Cán, Đặng Thị Huệ âm mưu giữ Cán bỏ Tông, khiến Trịnh Tông bị phế làm quý tử. Từ đó, Đặng Thị Huệ một tay tiếp quản chuyện đất nước, cho đến khi cơn bão loạn Kiêu binh ập đến và cuốn trôi đi tất cả. Riêng diễn biến loạn Kiêu binh, tác giả miêu tả rõ theo thứ tự ngày tháng năm: “Sáng hôm 23 tháng 10, trong kinh thành, chỗ nào cũng thấy dán tờ Tam quân phủ chính hịch. Lời rằng: “Huy Quận công Hoàng Đình Bảo cùng đứa tiện tỳ trong cung là Đặng Thị Huệ khéo dối tiên vương, bỏ vương trưởng tử là Khải mà

dựng vương thứ tử Cán.”. Tiếp đó là câu chuyện về "Sáng hôm 24 tháng 10”;

Hôm 25 tháng mười”... [27, tr.112]. Sau đó, tác giả miêu tả sự kiện Đặng Thị Huệ

bị phế truất, bắt giam và tự sát “Ngày 13 tháng chín năm Giáp Thìn, ngày lễ Đại tường đức Trịnh Thánh Tổ Duệ Đoán Văn Công Võ Đức Thịnh Vương. Từ sớm ở

lăng đã bày đủ nghi tiết.” [27, tr.142]. Tất cả những sự kiện ấy cứ theo dòng thời

gian hiện lên trong từng trang tiểu thuyết, giúp người đọc hình dung một cách khá trọn vẹn về cuộc đời và số phận của Bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ.

Trong Chúa Trịnh Khải, Nguyễn Triệu Luật cũng đã xây dựng cốt truyện sự kiện với từng mốc thời gian chi tiết. Câu chuyện bắt đầu bằng việc Trịnh Khải lập mưu liên kết với quân Kiêu binh để đánh đổ bè phái của Đặng Thị Huệ, đến khi âm mưu bị vỡ lở, Trịnh Khải và nhiều nhân vật liên quan bị bắt giam, tại đây tác giả nêu rõ mốc thời gian xét xử vào ngày rằm tháng chín năm Canh tử, niên hiệu Lê Cảnh Hưng thứ 41. Đến khi loạn tam phủ nổi lên, quân Kiêu binh kéo vào phủ chúa đập phá và “cõng Thế tử lên vai chạy ra cổng Tả Xuyên đường” vào ngày mồng 9 tháng 9, tức sau khi bị bắt giam một năm. Năm uí Mão - Cảnh Hưng thứ 44, uân Tam phủ đòi dựng Hoàng tôn Duy Kỳ lên làm Hoàng thái tôn. Tiếp đến là hàng loạt sự kiện nổ ra với từng mốc thời gian cụ thể: Ngày rằm tháng hai năm Giáp Thìn - chúa chém 7 tên Kiêu binh; ngày mười hai tháng sáu - Nghệ An thất thủ, trấn thủ Bùi Thế Đạt bỏ thành chạy; rằm tháng sáu - Thanh Hoa thất thủ, trấn thủ Tạ Danh Thùy chạy, hai mươi tháng sáu - Quân Tây Sơn phạm trấn Sơn Nam Hạ ngày 26 thâng 6 - chúa chạy trốn tới làng Hạ Lôi. Chuỗi sự kiện kết thúc bằng việc chúa biết không còn đường thoát nên tự sát (Lúc ấy vào khoảng giờ Ngọ ngày hai mươi bẩy tháng sáu, năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 47, lịch tây vào năm 1786). Sau đó, Lý Trần uán tự sát theo chúa (ngày 29 tháng sáu, hai ngày sau ngày chúa Đoan Nam Vương tự sát), Nguyễn Trang bị chém đầu (Hôm ấy là ngày 30 tháng chạp năm Bính Ngọ, niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất (1786).

Bên cạnh đó, nhà văn còn lắp ghép các sự kiện nhỏ dựa trên một biến cố trung tâm giúp nội dung tác phẩm trở nên đa dạng, phong phú, với nhiều tình tiết, sự kiện mới lạ, hấp dẫn, nhưng không bị dàn trải vào quá nhiều chi tiết không liên quan, mà vẫn quy tụ lại ở một biến cố trung tâm. Cách làm này giúp người đọc tiếp

thu được nhiều chi tiết lịch sử khác nhau mà vẫn nắm bắt được cốt truyện chính của tác phẩm. Đây chính là nghệ thuật tổ chức cốt truyện khéo léo của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử. Vì tiểu thuyết lịch sử phải truyền tải một dung lượng thông tin lịch sử lớn, với nhiều nhân vật, sự kiện, nhưng không thể dàn trải các sự kiện một cách ngang bằng và đều đều, mà phải có biến cố trung tâm để quy tụ về một mối, giúp tác phẩm văn học có cấu trúc nội tại rõ ràng.

Trong truyện Bà Chúa Chè, biến cố trung tâm là việc Đặng Thị Huệ âm mưu phế Trịnh Tông, đưa Trịnh Cán lên ngôi dẫn tới loạn Kiêu binh, tất cả các chi tiết trong cốt truyện đều đóng vai trò là cội nguồn nảy sinh biến cố đó, hoặc từ biến cố đó mà sinh ra, bao gồm cả các chi tiết không liên quan trực tiếp đến Đặng Thị Huệ, nhưng vẫn là mắt xích trong cốt truyện để dẫn tới việc Đặng Thị Huệ âm mưu lập Trịnh Cán. Chẳng hạn, từ những chi tiết không liên quan trực tiếp như việc Trịnh Sâm bỏ bê Trương Ngọc Hoan, Trịnh Sâm gặp và say mê Trần Thị Lộc, Trương Ngọc Hoan nghe lời Khê Trung Hầu tiến cử tỳ nữ là Trương Ngọc Khoan khiến cho Trịnh Sâm say mê Trương Ngọc Khoan mà bỏ rơi cả Trương Ngọc Hoan và Trần Thị Lộc… đến sự kiện Trịnh Sâm cho gọi Trương Ngọc Khoan vào hầu nhưng không ghi thẻ, Khê Trung Hầu lợi dụng điều đó, giả vờ nghe nhầm thành Trần Thị Hoan để đưa nàng vào, từ đó Trương Ngọc Hoan có thai, sinh con trai là Trịnh Tông nhưng bị Trịnh Sâm ghẻ lạnh. Những biến cố đó đã móc nối với nhau dẫn đến các chi tiết liên quan trực tiếp tới Đặng Thị Huệ - nhân vật chính của biến cố trung tâm: Đặng Thị Huệ được bà Tiệp dư đưa vào phủ chúa, được chúa Trịnh sùng ái rồi mang thai và sinh Trịnh Cán, từ đó mới dẫn tới âm mưu phế Tông lập Cán.

Trong Hòm đựng người, các chi tiết tưởng chừng không liên quan đến nhau cũng được sắp đặt để xoay quanh biến cố trung tâm là câu chuyện của Ấu Mai và Duy Vũ. Trong đó bao gồm các chi tiết thuộc các cốt truyện nhỏ hơn, như : Câu chuyện về Đặng tri phủ, câu chuyện về ông Hoàng Trịch lập mưu báo thù gia tộc, câu chuyện về cuộc đời Tố Hà, câu chuyện về Trịnh Kha bị Đặng tri phủ bắt khi trong khi đánh bạc, câu chuyện về Ấu Mai từ khi bị tiến vào cung đến khi bị đưa ra xét xử và tra tấn… Việc lắp ghép các sự kiện theo một biến cố trung tâm giúp nhà văn không cần xây dựng cốt truyện theo trật tự thời gian tuyến tính thông thường, mà có thể đảo ngược các chi tiết, qua đó thể hiện một bước tiến mới của Nguyễn Triệu Luật so với văn chương trung đại trước đây.

Khi tổ chức cốt truyện trong các tiểu thuyết, Nguyễn Triệu Luật cũng rất hay sử dụng các môtíp truyện dân gian, nhất là các môtíp truyện truyền kỳ, với những chi tiết ma quái, hoang đường, khiến câu chuyện mang màu sắc dân gian. Chẳng hạn, trong truyện Bà Chúa Chè, ở đầu tác phẩm có chi tiết mang tính huyền ảo được lồng vào để tăng tính kì bí, cổ xưa cho câu chuyện, khiến nó giống một tác phẩm truyền kì. Đó là câu chuyện về ông Trạng Bịu có một cô con gái bị mất sớm,

vợ ông vì thương tiếc mới cho mời đồng thiếp đến để đánh đồng thiếp xuống âm phủ tìm con. Hay như trong Hòm đựng người, tác giả cũng sử dụng cốt truyện truyền kỳ khi sử dụng các chi tiết liên hệ giữa địa danh trong quá khứ lịch sử với địa danh có thật ở hiện tại trong đoạn cuối tác phẩm, gắn với một tích kể dân gian mang tính ma quái, để ngụ ý câu chuyện về Ấu Mai là có thật, hoặc ít ra đã từng là một truyền kì trong dân gian, được truyền từ đời nọ qua đời kia, lại kết hợp với yếu tố hoang đường để tăng tính hấp dẫn, li kì cho cốt truyện. Đầu tiên, tác giả kể lại tích về chiếc chuông vàng ở chùa Thiên Bảo với nhiều chi tiết hoang đường xảy ra xung quanh nó, như: "Khi đúc, dùng đến hai vạn năm nghìn cân đồng và bảy trăm

cân vàng.", "thiên hạ cho là chùa ấy, chuông ấy thiêng lắm, nên có điều gì cũng

đến đó thỉnh chuông cầu nguyện." [30, tr.93],... Các chi tiết hư ảo xoay quanh chiếc

chuông đã được khai thác như một phần của cốt truyện: "Lại còn nỗi, chuông thiêng thì gác treo chuông cũng phải thiêng, nên vì sợ ma, sợ quỉ, sợ thần chuông, sợ cái vô lý... ít ai dám lên gác chuông ấy nữa. Nhiều người thời đó quả quyết nói rằng: "Đêm khuya có tiếng chuông từ ngọn tháp Vàng Treo ra". Lại có người nói rằng: Chính mắt tôi trông thấy nửa đêm có người áo trắng quần trắng ngồi trên

gác ấy đánh vào chỗ treo chuông cũ, nghe lanh lảnh rõ tiếng đồng ngân." [30,

tr.94]. Từ chi tiết chiếc chuông vàng nửa hư nửa thực, tác giả dẫn dắt vào cốt truyện chính về việc Ấu Mai bị phạt phơi thây ở gác chuông. Chi tiết về Ấu Mai là chi tiết thực, nhưng lại được cài vào trước đó một chi tiết ma quái, về việc người đàn bà đi chợ sớm gặp bóng ma áo trắng ở gác chuông. Việc đan cải giữa hư và thực như vậy chủ yếu để tăng sự kịch tính, hấp dẫn cho cốt truyện.

Sử dụng kiểu cốt truyện truyền kỳ, Nguyễn Triệu Luật đã kế thừa kiểu cốt truyện phổ biến trong văn học trung đại. Tuy nhiên tính chất truyền kỳ trong tác phẩm của ông được sử dụng như một mô típ để xây dựng một cốt truyện lớn hơn với nhiều chi tiết, sự kiện đan cài vào nhau. Hiệu quả nghệ thuật của nó là tăng trí tưởng tượng, tính huyền ảo, giãn sự dồn ép của các sự kiện lịch sử, gây hứng thú, hấp dẫn người đọc.

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)