Đến âm mưu đoạt lợi, tranh quyền

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 48)

6. Bố cục đề tài

2.2.2.2. Đến âm mưu đoạt lợi, tranh quyền

Giữa một thời đại “mũ dép đảo lộn, cương thường sai trái" của xã hội Việt Nam thời Lê tàn Trịnh mạt, con người sẽ không thể nào tránh khỏi việc bị cuốn vào vòng xoáy đó. Có người giữ được tâm mình trong sạch, có kẻ bán tâm hồn mình cầu giữ lấy thân, có kẻ vì quá tham vọng vào nấc thang quyền lực rồi bị rơi ngã. Vì lẽ đó, bên cạnh việc xây dựng những nhân vật trung với vua, với chúa, sống cương trực, bản lĩnh, luôn khát khao giúp bậc đế vương xoay chuyển thời thế, Nguyễn Triệu Luật còn miêu tả những nhân vật mang tiếng “giúp vua chăm dân” nhưng

thực chất lại nịnh bợ, luôn mang trong mình những âm mưu đen tối, những toan tính danh vọng.

uan nội giám Khê Trung Hầu, vốn là một vị quan có tâm, có đức, và đặc biệt có tình cảm với Dương Ngọc Hoan, như một người cha với con gái, "Ông thương nàng như thương con, tuy rằng theo lễ phép nhà nước ông phải gọi là lệnh

bà. Thương mà không giúp ích gì được, nên không muốn ngồi nói vã vô ích" [27,

tr.122]. Khê Trung Hầu là người theo sát Ngọc Hoan trong nội cung, bày ra nhiều kế sách giúp nàng lọt vào mắt xanh của chúa. Nhưng càng lúc Khê Trung Hầu càng tham vọng muốn Ngọc Hoan chiếm được cảm tình của Trịnh Sâm để củng cố quyền lực của chính mình. Khi thấy Ngọc Hoan bị thế tử Trịnh Sâm bỏ rơi, ông bày cách cho bà lấy sắc đẹp để chữa bệnh háo sắc. Không ngờ, khi Ngọc Khoan được đưa vào cung, Ngọc Hoan càng bị lãng quên hơn. Một lần chúa cho truyền gọi Ngọc Khoan vào hầu, Khê Trung hầu đã thực hiện kế đổi mận thay đào, không gọi Ngọc Khoan mà gọi Ngọc Hoan. Khê Trung hầu rất lấy làm đắc ý vì việc làm của mình. Nhưng rồi thế sự xoay chuyển, quân Tam phủ làm loạn kinh thành, Khê Trung hầu dần bộc lộ bản chất, chỉ biết lo cho bản thân mình: “Hồ cửu nông nhung,

nhất quốc tam công, Ngô thuỳ thích tòng”. (Nghĩa là: áo cừu lung tung, một nhà ba

ông, theo ai cho xong). Dẫu rằng Nguyễn Triệu Luật đã dày công xây dựng thêm nhiều chi tiết hư cấu như việc về sau Khê Trung hầu đã hết lòng hầu hạ Đoan Nam Vương Trịnh Khải, nhưng rõ ràng nhân vật này đã sớm bộc lộ sự tha hóa kể từ khi mang trong mình ý định làm nội gián của quân Tam Phủ. Tất cả những gì Khê Trung hầu thể hiện phần nào đã bộc lộ mục đích phản nghịch, bản chất nịnh bợ, luồn cúi của một tên gian thần. Từ một nhân vật xuất hiện có phần mờ nhạt trong

Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Triệu Luật đã làm sống dậy một Khê Trung hầu

với những diễn biến nội tâm vô cùng phong phú và sinh động.

Quan bồi tụng uốc sư Nguyễn Hoãn là một người trung thành với chúa, nhưng ông lại “trung thành đến nịnh hót cả các ái phi của chúa, ông thật đã ra

ngoài cái địa vị sư phó đại thần”. Để có thể “duyệt lòng” hết sức, ông lấn cả vào

địa vị bọn nội thần là lũ hoạn quan, suốt ngày chỉ chăm chăm nịnh hót các phi tần. Thấy Đặng Thị Huệ được chúa sủng ái, ông lo lắng tìm đủ mọi phương thuốc dâng lên cho Đặng Thị Huệ mong bà hoài thai. Hàng ngày ở Bội Lan thất - chỗ ở riêng của Đặng Thị Huệ - người ta vẫn thấy ông mang bộ râu bạc luồn cúi ra vào. uốc sư thọ hơn tám mươi tuổi, theo đủ mọi hạng người, trải mọi biến cố mà vẫn không hề hấn gì. Đó là cái tài của quan uốc sư. Ông là một con người “nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư” (nước nguy không tới, nước loạn không ở) và “bang vô đạo, miễn ư hình lục” (lúc nước nhà vô đạo thì phải tránh việc bị giết bị tội). Cái tính sớm Sở tối Tần của ông được nhiều người cùng thời giễu cợt, gọi là Trường Lạc lão - ông già vui dài đến chết. Lúc nước nhà có biến loạn, Nguyễn Hoãn cũng vẫn chỉ lo “duyệt lòng người”, để ý thái độ của mọi người để hòng giữ lấy thân.

Khi quân Kiêu binh nổi loạn, đòi giết Huy quận, đưa vương tử Khải lên thay, Nguyễn Hoãn đã bày ra cách: thảo sẵn hai tờ ý chỉ, một là bỏ Tân vương đi, dựng thế tử lên thay; hai là bắt chước kiểu Nghị Tổ nhiếp chính hồi Dụ Tổ, để Trịnh Khải lên nhiếp chính đợi khi nào Trịnh Cán lớn sẽ trao ngôi báu lại. Kế sách của Nguyễn Hoãn chẳng qua là giải quyết tình thế trước mắt, không phải là cách giải quyết triệt để vấn đề. Là người có quyền lực, địa vị cao trong triều đình, nhưng rõ ràng quan uốc sư chỉ là loại tiểu nhân, cơ hội, mang đủ bộ mặt, miễn sao giữ được thân.

Một trong những nhân vật luôn mang trong mình tham vọng quyền lực là Hoàng Đình Bảo. Ông ta là Trấn thủ Nghệ An, vợ là Phụng Công quận chúa – em gái của chúa Trịnh Sâm. Là em rể của chúa nhưng Hoàng Đình Bảo lại mang âm mưu phản nghịch, tạo bè phái, củng cố quyền lực. Khi biết triều đình đã nghi ngờ mình có mưu đồ phản nghịch và Trịnh Sâm đang vô cùng tức giận thì Hoàng Đình Bảo đã xin từ chức, một mình về kinh thành để giải thích, bày tỏ lòng trung thành. Thế nhưng đó chỉ là vẻ bên ngoài, là một người cơ mưu, Hoàng Đình Bảo thực chất muốn về đó để dò la tình hình. Hoàng Đình Bảo đã cân nhắc, phân tích tình hình hết sức căn kẽ, kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Ông ta biết rằng: “Đặng Thị tuy được chúa yêu thương nhưng Cán còn nhỏ, đã chắc gì. Hay là ta thử ướm vương tử Tông xem sao. Bè đảng của Tông cũng to. Nếu Tông bằng lòng giúp ta thì

binh hai trấn Kinh Bắc Sơn Tây cũng thừa cho ta dùng”. Nhưng khi bị Trịnh Tông

từ chối, Hoàng Đình Bảo lập tức trở mặt: “Thế là vương tử không dong ta. Đợi đến ngày ông có địa vị thì thân tôi còn gì! Thế là ông phụ tôi trước nhé, sau này ông đừng trách tôi!... Tài ta đổi nguy làm an, an làm nguy. Mày không muốn dùng ta thì đem tài trí cho người khác dùng. Địa vị mày đã bấp bênh mà mày lại không biết

trọng người, không biết thu dụng người thì mày phải chết!” [27, tr.127]. Ngay sau

đó, Hoàng Đình Bảo đến cầu thân với Đặng Thị Huệ. Từ đó, hai người tư thông với nhau, làm những việc đại nghịch bất đạo. Sự hậu thuẫn của vị Tuyên phi giúp cho Huy quận có vị trí hơn trong lòng chúa, còn việc cấu kết với Hoàng Đình Bảo giúp cho sức mạnh bên phe Đặng Thị càng được củng cố. Hoàng Đình Bảo còn thành công khi đưa con của Đặng Thị Huệ là Trịnh Cán lên ngôi, với hy vọng về một tương lai lấy Trịnh Cán làm con rối cho mình tự do điều khiển. Hai con người này đã ngấm ngầm liên kết lại với nhau và dần dần thâu tóm hết quyền bính trong triều, khiến cho nhân dân khắp nơi oán ghét. Thậm chí trong dân gian khi ấy còn truyền tụng câu hát: “Trăm quan có mắt như mù/ Để cho Huy quận vào sờ chính cung”. Mê mẩn trong thời cuộc, quay cuồng trong danh vọng, uận Huy trở thành một kẻ phản phúc, ti tiện. Việc quân Tam phủ nổi loạn giết chết Hoàng Đình Bảo chỉ là một kết quả tất yếu.

Tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật còn xuất hiện những kẻ tiểu nhân, nương theo thời thế để làm những việc xấu xa vô, đạo đức mong sao giữ được thân mình,

như Nguyễn Noãn, Nguyễn Trang,… Nguyễn Noãn là con một nhà thế gia vọng tộc ở vùng Giang Bắc, bảy đời sản sinh không biết bao nhiêu trung thần nghĩa sĩ. Vậy mà, khi chúa Đoan Nam Vương mắc nạn, Nguyễn Noãn liền âm mưu cùng với tuần Trang bắt chúa nộp cho quân Tây Sơn lập công lĩnh thưởng. Nhân vật quan Tuần huyện Nguyễn Trang, cũng là một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, sẵn sàng bán chúa, phản thầy vì lợi ích riêng. Khi có được chúa trong tay, “Trang lại cười, cái cười của thằng kẻ cướp chịt được chủ nhà, cái cười của đứa tiểu nhân được lúc đè đầu

người quân tử, cái cười của đứa đầy tớ hại được chủ nhà. Tuần Trang là học trò

của Lý Trần uán, khi bị thầy quở trách, hắn trâng tráo trả lời: “Sợ thầy chưa bằng

sợ giặc, yêu vua chưa bằng yêu thân”. Cuối cùng, để khỏi bọn tiểu nhân làm nhục,

chúa phải mổ bụng tự sát. Những kẻ lợi dụng thời cơ đục nước béo cò, can tâm làm những việc xấu xa, trái đạo đức chỉ mong sao giữ được thân ấy đã thể hiện sự xuống cấp, đốn mạt của tầng lớp quan lại trong một thời đại rối ren, cương thường đảo lộn.

Ngoài ra, trong tác phẩm, Nguyễn Triệu Luật còn miêu tả những nhân vật có quan hệ họ hàng với vua chúa, được dung túng nên tự do nắm quyền, tác oai tác oái. Trịnh Kha là quan Ngự sử, là anh em thúc bá với Nghị Vương Trịnh Tráng. Hắn là kẻ bất tài, luồn lọt mãi mới leo lên được chức quan Ngự sử. Trước đây, vì đánh bạc, hắn bị quan phủ thừa Đặng Phi Hiển bắt được, đem về giao cho phủ Liêu. Chúa liền đánh thị nhục trước mặt triều thần. Trịnh Kha lấy làm thù hận lắm. Sau này, luồn lọt mãi, hắn leo lên được chức quan Ngự sử. Gặp phải lúc gia đình quan phủ Đặng gặp nạn, hắn quyết trả thù cũ. Trịnh Kha ép Thuý Hồng nhận tội không được thì quay sang dụ dỗ, mua chuộc. Hắn còn bắt Kiều Cảnh - nhân chứng - khai gian dối sao cho lời khai phải hợp với ý mình muốn để trả thù Đặng Phi Hiển. Gia đình quan Đặng bị nhiều đòn tra tấn, trừ Ấu Mai và Thuý Hồng, đều chết cả. Vậy mà Trịnh Kha vẫn cố tình ép cung sai sự thật. Nguyên do, y vốn là người chân trắng xuất thân, vốn ghét những người khoa bảng. Y cố tình hãm ông Hoàng vào tội bày mưu đưa trai vào Sơn lăng cho cháu gái làm chuyện dâm loạn, là để tên ông ở bia tiến sĩ bị đục đi mà thôi. “Báo thù đến vong linh người đã chết - đã chết vì cái đòn tấn bi thương - ở cái danh vọng hão huyền, cái óc viên hình quan kia

thật đen quá mực Tàu”. Thông qua Trịnh Kha, Nguyễn Triệu Luật đã thể hiện một

xã hội "loạn từ trên loạn xuống", không có sự công minh, và bất cứ ai cũng bị quyền lực tha hóa.

Miêu tả sự băng hoại, phá sản về mặt ý thức hệ của các sĩ phu quan liêu, Nguyễn Triệu Luật đã phần nào khắc họa một cách khách quan và rõ nét về một giai đoạn lịch sử bi đát, nhiễu nhương và nhiều biến động của xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII.

2.2.3.1. Từ những hoan ca nơi bệ ngọc

Nhắc tới hoàng gia, chúng ta thường nghĩ ngay tới một cuộc sống vương giả, quyền quý và vô cùng sang trọng của các bậc vua chúa cùng cung tần mỹ nữ trong cung. Kể từ ngày bước chân vào hoàng cung, cung nữ xem như đã tách hẳn với cuộc sống bên ngoài, bắt đầu một cuộc sống lầu son gác tía, với những món ăn sơn hào hải vị, những cuộc hoan ca kéo dài hằng đêm. Theo nhiều sử sách ghi lại, đa số cung tần, mỹ nữ trong hoàng cung đều là con quan đại thần được tiến cung, viên quan nào có phẩm trật cao, con gái khi vào cung sẽ được ban ân sủng cao tương ứng, với những đặc quyền đặc lợi mà không phải bất cứ cô gái nào cũng có được. Còn dân thường được tuyển vào cung cũng phải là trường hợp đặc biệt, phải sắc nước hương trời, tài sắc vẹn toàn.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật, chúng ta dễ dàng nhận ra nét chung của những cô gái được tiến cung là đều đẹp và có tướng mạo ung dung, báo hiệu một cuộc sống nhàn nhã. Nguyễn Triệu Luật ít khi đi vào miêu tả chi tiết ngoại hình nhân vật, mà thường miêu tả một vài nét chấm phá để toát lên cái thần thái, khí chất của nhân vật. Chẳng hạn, khi miêu tả vẻ đẹp của Đặng Thị Huệ: “Bà Tiệp dư cúi nhìn kỹ, nhận ra một người con gái tuyệt kỳ đẹp đẽ sắc sảo, dẫu rằng ăn

mặc quá xuềnh xoàng. Mặt nàng trái xoan, đôi mắt hơi xếch điểm bộ lòng đen đen

ngời. Cái vẻ sáng như gương, sắc như dao của khoé mắt được cái sắc đen thẫm của lòng đen làm dịu lại. Thật là sáng như tia chớp mà êm đềm như nước hồ thu. Nàng cúi gầm mặt xuống, thì như đem cả làn thu ba chìm tận đáy lòng, mà khi nàng ngước mắt nhìn lên thì như đem hết tinh hoa bật lên một tia sáng làm chóa

mắt người xem.”. Đặc biệt, khi miêu tả Đặng Thị Huệ, tác giả còn tập trung vào

dáng đi và điệu cười “ung dung như bà chúa”. Chỉ cần chấm phá qua một chữ “ung dung” là đủ thấy phong thái tự tin, bản lĩnh, dự báo một tương lai nhàn hạ của Đặng Thị Huệ. Dù sinh ra trong cơ cực, nghèo khó, ở tầng lớp thấp của xã hội, nhưng nàng lại có một nhan sắc vương giả hiếm thấy, cùng với lối đi đứng luôn trong tư thế ung dung, không hề luồn cúi, đó là phẩm chất của một bà chúa tương lai. Vẻ đẹp ngoại hình của Đặng Thị Huệ đã khiến bà Tiệp Dư phải thốt lên:

Người đẹp nhường kia thì mình đây cùng bạn má hồng cũng phải mê, nói chi đến

đàn ông, nói chi đến vì quân trưởng mê sắc đẹp như vương thượng... “ [27, tr.108].

Không chỉ Đặng Thị Huệ, hầu như tất thảy cung tần mỹ nữ được tuyển chọn vào cung trong thời vua Lê chúa Trịnh đều là những “danh hoa khuynh quốc”, sắc nước hương trời.

Được tuyển vào cung, các cung tần sẽ được ban địa vị và bổng lộc, hơn hẳn dân thường. Họ cũng có tiền của để sinh hoạt đầy đủ và thậm chí còn giúp đỡ quê hương. Trong Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã, viết:

Nhiều cung tần trong phủ Chúa cũng tích cực giúp đỡ dân làng mình và các làng

nhiều lần ở nhiều nơi. Trường hợp cung tần Nguyễn Thị Tấu đã giúp dân nộp sưu thuế, dân được miễn phu miễn lính. Lúc giặc dã dân bị khố cực điêu tàn thì lấy lộc dân của bản xã mà tha thuế cho họ. Toàn xã nhờ cậy bà mà trăm nhà no đủ bình yên. Thị nội cung tần Nguyễn Thị Tấn thì xin giảm bớt thuế cho dân, lại cho dân làng thêm nhiều ruộng để cày cấy. Thị nội cung tần Đoàn Thị Từ Khang đã xin cho làng giảm thuế đinh, lại giúp dân tiền chống đói. Các cung tần đã góp phần trực tiếp giúp các làng, xã được miễn hoặc giảm sưu thuế, họ cũng bỏ tiền ra để nộp thuế cho dân khiến làng phải ghi ơn. Họ cũng can thiệp xin chúa Trịnh ban lệnh dụ giúp các làng, xã không chỉ về tô thuế mà còn trong các lĩnh vực khác như: xây

chợ, xây chùa”. [52]

Bước vào chốn hoàng thành, các cung nữ còn có cơ hội gần gũi vua chúa, nếu may mắn sẽ được sủng hạnh và có thể trở thành giai nhân luôn kề cận bên cạnh bậc cửu ngũ chí tôn. Nếu không, họ vẫn sẽ được học hết lễ nghi, học cầm kỳ thi họa, được sống trong những cung điện nguy nga, được khoác lên mình những trang phục lộng lẫy và được “tập múa lục dật, tập hát khúc tình trường” để tham gia vào những buổi yến tiệc của vua, chúa. Bên cạnh việc đó, các cung nữ còn có cơ hội học về các thú chơi, sở thích của vua, chúa để phục vụ và chiều lòng họ. Tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật đã dành không ít dung lượng để khắc họa những sinh hoạt chốn cung vua, phủ chúa với những gì lộng lẫy, giàu có và độc đáo nhất. Những lễ nghi, lễ tiết, các yến tiệc cung đình vô cùng cầu kỳ thời Lê Trịnh cùng

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)