Không gian, thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 81)

6. Bố cục đề tài

3.4. Không gian, thời gian nghệ thuật

3.4.1. Không gian nghệ thuật

Nếu như trong thế giới thực tại, không gian địa lý là cái nền cảnh tồn tại của thế giới vật chất thì trong các tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không gian là một “phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn, cách nhìn mang ý nghĩa thì không gian nghệ

thuật là trường nhìn mở ra điểm nhìn” [3, tr.176]. Không gian nghệ thuật vừa là

hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật vừa là một trong những yếu tố tạo nên thế giới nghệ thuật. Khảo sát các loại không gian trong các tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật, chúng tôi bắt gặp nhiều kiểu không gian như: không gian cung đình, không gian dân dã, không gian huyền ảo,…

Chọn viết tiểu thuyết lịch sử, mà cụ thể là về thời kỳ vua Lê chúa Trịnh, do đó không gian cung đình là loại không gian thường thấy nhất trong những tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật. Hoạt động của hầu hết nhân vật trong phần lớn các tác phẩm của ông đều diễn ra trong không gian này. Trong đó, chủ yếu là trong phủ chúa, còn những hoạt động trong cung vua ít được tác giả đề cập đến.

Không gian cung đình trước tiên được mô tả là nơi sinh hoạt của chúa cùng những bậc hoàng thân, đại thần, quan lại,… với những nghi lễ, hình thức hoạt động văn hóa cổ xưa. Đó là một không gian uy nghi, nơi có sự hiện diện của quyền lực tối thượng của chúa. “Ở Nghị Sự Đường. Trên một chiếc sập thành chạm hồi văn, sơn son thiếp vàng, chúa uy nghi ngồi giữa. Hai chiếc ghế bành kê trước sập, một chiếc Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc ngồi, một chiếc quan Hành Tham tụng

thú chơi tao nhã của chúa, mà điển hình đó là không gian vườn hoa trong nội phủ chúa: “Trong nội phủ chúa Trịnh, những vườn hoa được chăm nom rất kỹ lưỡng, vì chúa thích chơi hoa. Mỗi buổi sáng, một người thị nữ phải dâng lên một lẵng hoa. Hoa dâng lên phải theo đúng tiết. Cứ mười lăm ngày, qua một tiết, là phải đổi thức hoa”. [27, tr.132]. Đặc biệt, có thể nhấn mạnh điểm cốt yếu trong không gian cung đình đó là nơi diễn ra các hoạt động của những người đứng đầu nhà nước phong kiến. Những buổi thiết triều, những quyết sách, những tranh cãi, rối ren, đều được diễn ra tại đây. Bởi thế, một lần nữa, có thể nói không gian cung đình có một vị trí quan trọng trong các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật.

Ngoài không gian cung đình, không gian dân dã là kiểu không gian thường gặp trong các tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Đó là hình ảnh của những cánh đồng, những triền đồi, những sân đình hay những căn nhà bên ngoài kinh thành… Mở đầu tác phẩm Bà Chúa Chè là hình ảnh hết sức dân dã của một cây cầu. Cây cầu này cũng là khởi đầu cho một câu chuyện dài mà tác giả sẽ trình bày tiếp ngay sau đó. Đây là một “cái cầu bắc qua một quãng nước, thông hai cánh đồng chiêm. Cầu ấy bắc theo kiểu “thượng gia, hạ kiều” (trên nhà dưới cầu) khum khum như một cái nhà dài, uốn mái, uốn xà, uốn rui, vắt ngang một quãng nước màu mỡ cua, nối hai đoạn đường ngoằn ngoèo cuộn khúc từ đồng làng Bịu đến

đồng làm Ném” [27, tr.104]. Nó được gọi là Cầu Vồng Trạng Bịu do ông đồ

Nguyễn Đăng Đạo bỏ tiền ra xây thay cho dịp cầu tre bấp bông, nguy hiểm. Ông cho xây dựng cây cầu này với mong muốn trả một món nợ từ tiền kiếp. Cây cầu dựng lên có một ý nghĩa vô cùng to lớn với người dân nơi đây. Nó không chỉ mang ý nghĩa về giao thông mà còn là địa điểm gặp gỡ, sinh hoạt của những người dân quê. Hình ảnh cây cầu là trung tâm cùng với cánh đồng chiêm nước trải dài tạo nên một bức tranh đồng quê dân dã: “Hai bên cầu, hai cánh đồng ruộng chiêm nước ngập liền bờ, chạy thẳng tít đến tận chân núi Nguyệt Hằng và núi chè. Giá như không có những ngọn cây gáo nước lơ phơ trên mặt nước để phân bờ ruộng, giá không có mấy con trâu đương bừa bì bõm, nước chấm đến bụng, thì chiếc cầu và con đường người ta tưởng như vắt ngang qua một cái hồ rộng hoặc một cánh đồng

lụt ngút ngàn.”. [27, tr.106].

Trái ngược với không gian cung đình nguy nga, không gian đời thường dân dã là không gian loạn lạc. Đọc Loạn Kiêu binh, người đọc được hòa mình vào một không gian chốn kinh thành Thăng Long thời buổi thất thế. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh của các cửa hàng trên phố đóng im ỉm, những căn nhà bị phá bị đốt, các ngã tư ngã ba ngày nào cũng có ẩu đả giết người và “vết máu ở vệ hè, gốc cây,

chân tường; xác người chết vô thừa nhận ném ở vệ rãnh”. Tất cả những hình ảnh

đó đã biến “thành Thăng Long có vẻ như một thành vừa thua trận bị địch quân

chiếm lĩnh”. Và khi loạn Kiêu binh dẹp xong chưa được bao lâu thì quân Tây Sơn

cùng căng thẳng, các địa danh, thành trì của chúa Trịnh lần lượt rơi vào tay quân Tây Sơn, quan quân hoang mang người hàng giặc, người chết trận thì tình thế ở trong cũng loạn lạc không kém dân chúng kéo nhau đi tránh loạn “Khi ấy kinh

thành phơi hết những cái bẩn thỉu cả tinh thần lẫn vật chất” [27, tr.213]. Với bút

pháp trần thuật kết hợp với miêu tả, đánh giá đưa ra bàn luận, tác giả đã xây dựng không gian lúc loạn lạc thật cụ thể, đồng thời lên tiếng tố cáo bọn vua, chúa bất tài, chỉ ham chơi hưởng thụ mà không lo lắng tính toán cho cuộc sống của nhân dân.

Từ các kiểu không gian cung đình, không gian dân dã và không gian loạn lạc Nguyễn Triệu Luật đã xây dựng nên một bức tranh toàn cảnh của không gian xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Nó giúp cho người đọc có thể hình dung một cách toàn diện nhất bức tranh đất nước trong một thời kỳ lịch sử đầy những rối ren, tăm tối. ua đây, người đọc cũng thấy được vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn trên nhiều lĩnh vực, không chỉ có lịch sử mà còn cả về nghệ thuật kiến trúc, về văn hóa...

3.4.2. Thời gian nghệ thuật

Bên cạnh không gian, thời gian cũng là hình thức tồn tại của vật chất, không có gì có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian. Trong khi thế giới vật chất tồn tại trong thời gian vật lý thì thế giới nghệ thuật lại tồn tại trong thời gian nghệ thuật. Ngày nay, vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học ngày càng được chú trọng và nghiên cứu. Trong Từ điển văn học, thời gian nghệ thuật là “hình thức nội

tại của của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [33, tr.332]. Trần

Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học nhận định: “Thời gian nghệ thuật là thời gian ta có thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai” [41, tr.62]. Thời gian trong những tác phẩm văn học có thể vận động theo ý đồ của tác giả. Đó có thể là thời gian đa chiều, cùng lúc nói về hiện tại nhưng lập tức có thể quay ngược về quá khứ, cũng có thể mở ra một chiều tương lai cách xa hàng trăm năm. Như vậy, có thể nói thời gian nghệ thuật trong văn học là thời gian nhiều chiều, đa dạng, có mối liên hệ mật thiết giữa các chiều thời gian và là cái đinh treo để tác giả sáng tạo nên tác phẩm văn học.

Chọn viết về chủ đề lịch sử, trước hết Nguyễn Triệu Luật đã xây dựng một trật tự thời gian tuyến tính trong các tác phẩm của mình. Tác giả kể lại tuần tự những sự kiện theo thời gian một chiều từ trước đến sau. Trong tác phẩm Chúa

Trịnh Khải, nhìn chung toàn tác phẩm là câu chuyện kể với trục thời gian tuyến

tính (tại thời điểm 160 năm trước), trừ chương I có sự xáo trộn về thời gian. Đến chương II, tác giả kể về sự việc quân Tam phủ nổi loạn. Tiếp đó, chương III nói về thời điểm bốn năm sau khi Đoan Nam Vương Trịnh Khải đã làm chúa được bốn

năm. Chương IV kể về công cuộc chạy loạn của Trịnh Khải và kết thúc cuộc đời bằng việc tự sát.

Loạn Kiêu binh cũng là một tác phẩm có sự vận động của thời gian tuyến

tính, dù cũng có một số sự xáo trộn nho nhỏ ở chương II và chương IV. Trong mỗi một chương, thời gian hầu như đều tuân theo trật tự niên biểu. Đơn cử có thể thấy chương I của tác phẩm hoàn toàn tuân theo trật tự thời gian tuyến tính. Câu chuyện được kể vào cuối tháng mười năm Nhâm Dần, Cảnh Hưng thứ bốn mươi ba (1782), sáu ngày sau việc quân Tam phủ dựng chúa Trịnh Đoan Nam Vương. Không có sự kéo giãn thời gian ở chương này, mà tác giả chỉ tập trung vào thời điểm sáu ngày sau việc Kiêu binh khởi biến đó để nói về tình hình thực tại ở kinh thành Thăng Long. Lúc này, vị chúa mới đã được quân Tam phủ chính thức lập nên nhưng họ lại coi thường vị chúa mà mình tôn phù lên ấy. Không những thế chúng còn coi thường tất cả các quan lại, phá phách, giết người, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của dân chúng. Đến chương III, tác giả kể tiếp câu chuyện của năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) khi Hoàng thái tôn Duy Khiêm chạy trốn trên một chiếc võng. Tiếp đó, đến sáng hôm rằm tháng giêng năm sau, năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 45 (1784), tại đền Trấn Võ diễn ra cuộc họp của quân Kiêu binh bàn về chuyện tôn phù. Đến mấy hôm sau, ở điện Kính Thiên trong Hoàng thành có bữa đại triều để tuyên sắc sách phong Hoàng thái tôn. Ở các chương sau, tác giả kể về những cố gắng của triều đình trong việc trị quân bất trị, tức lũ Kiêu binh. Có thể thấy, việc xây dựng trật tự thời gian tuyến tính đã giúp người đọc có thể theo dõi những sự kiện lịch sử được tái hiện lại cũng như những tình tiết chính trong tác phẩm một cách dễ dàng, góp phần giúp cho độc giả dễ dàng tiếp cận những thông điệp nghệ thuật mà tác giả chuyển tải.

Bên cạnh trật tự thời gian tuyến tính theo đặc thù của tiểu thuyết lịch sử, tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật còn có sự đan xen giữa các chiều kích thời gian là quá khứ - hiện tại. Nếu như thời gian tuân theo trật tự tuyến tính giúp cho người đọc dễ theo dõi nhưng tình tiết, sự kiện lịch sử, cũng như những dấu mốc chính trong cuộc đời các nhân vật thì sự đồng hiện, đan xen của thời gian hiện tại và quá khứ tạo được hiệu ứng mạnh mẽ với người đọc.

Trong Chúa Trịnh Khải, tác giả mở đầu bằng thời gian hiện tại của chính người kể chuyện, rồi mới đảo ngược thời gian về quá khứ thông qua câu chuyện của mình, diễn ra hai mươi, ba mươi năm trước đó. Cụ thể, trong chương I, tác giả bắt đầu với việc kéo lùi thời gian tới tận thời điểm hiện tại mà ông đang sống, tức là trước hai mươi ba năm. Sau đó, lại lùi tới 160 năm thời chúa Tĩnh Đô vương, rồi lại tiếp tục lùi 34 năm qua sự hồi tưởng của nhân vật Ngô Thì Sĩ. Sau cùng, tác giả lại quay về thời điểm của 160 năm trước.

Bà Chúa Chè cũng là một trong số những tác phẩm có sự đan xen giữa các

về nhân vật chính là Đặng Thị Huệ từ một cô thôn nữ hái chè trở thành một vị Tuyên phi đầy quyền lực và rồi cuối cùng kết thúc cuộc đời mình tại chốn Sơn lăng. Tuy nhiên, ở mỗi chương của tiểu thuyết này, lại có sự xáo trộn về thời gian. Trong chương I, câu chuyện ở thời điểm hiện tại được kể vào năm 1702 cùng với lịch sử ra đời của cây cầu bắc giữa làng Bịu và làng Ném. Sau đó, câu chuyện này tiếp tục được kể ở thời điểm năm 1771 khi Đặng Thị Huệ mới 15 tuổi là một cô gái hái chè lam lũ. Tiếp đến, theo dòng suy nghĩ miên man của nhân vật, tác giả lại lùi về thời gian quá khứ 5 năm về trước (khoảng năm 1766) khi mẹ của Đặng Thị Huệ qua đời, để lại gánh nặng lên vai cô con gái mới mười tuổi. Và cuối cùng quay trở lại với việc tuân thủ thời gian tuyến tính với những sự kiện tiếp theo tuần tự diễn ra. Nhìn chung, trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, bên cạnh việc xây dựng trật tự thời gian tuyến tính như thường thấy, Nguyễn Triệu Luật đã bước đầu vận dụng lối viết đảo lộn trật tự thời gian, đan xen giữa thời gian quá khứ và thời gian hiện tại nhằm lí giải, biện minh cho một ai, một vấn đề nào đó hoặc để nhấn mạnh một sự kiện đang diễn ra và để tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật hiệu quả với độc giả. Cho dù mới chỉ là bước đột phá cơ bản trên phương diện cách tân thể loại nhưng nó cũng cho thấy những cố gắng của tác giả trên con đường vươn tới một nền tiểu thuyết hiện đại, thổi một luồng gió mới vào tiểu thuyết lịch sử Việt Nam so với những tiểu thuyết chương hồi trước đó.

Tiểu kết chƣơng

Mặc dù tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật vẫn sử dụng những bút pháp của tiểu thuyết chương hồi truyền thống, có đôi chỗ diễn đạt dài dòng, lan man, nhưng không thể phủ nhận những cố gắng, nỗ lực sáng tạo của nhà văn để xây dựng một phong cách riêng, độc đáo. Bằng việc xây dựng cốt truyện sự kiện kèm theo những yếu tố ngoài cốt truyện hấp dẫn, cùng với nghệ thuật tạo dựng không – thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp, nhà văn đã vừa tái hiện chân thực lịch sử vừa thể hiện được những tâm tư, tình cảm ẩn sâu bên trong nhân vật. Có thể nói, Nguyễn Triệu Luật đã hoàn thành tốt thiên chức của một người viết tiểu thuyết lịch sử trong thời đại của ông.

KẾT LUẬN

1.Tiểu thuyết lịch sử lâu nay vẫn là mảng văn học chìm khuất so với những loại hình tiểu thuyết khác, nhưng với Nguyễn Triệu Luật, tiểu thuyết lịch sử là một thành tựu quan trọng trong sự nghiệp sáng tác, thể hiện tài năng, tâm huyết và chứa đựng những tư tưởng lớn của ông. Bản thân là một nhà giáo dạy sử có niềm say mê, cuốn hút vô bờ bến đối với lịch sử dân tộc, lại từng có một thời gian trực tiếp tham gia cách mạng và chứng kiến những giai đoạn đau thương của đất nước, cảm thức lịch sử đã dần dần hình thành thành một ngọn lửa say mê và nung nấu tâm can nhà văn, nó thôi thúc và dẫn đường để ông có một cái nhìn thấu đáo, khách quan và công bằng về lịch sử, cũng như thể hiện sự cảm thông, thương xót cho số phận con người, số phận dân tộc trước những biến cố thời đại.

2.Thông qua việc tìm hiểu cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật, chúng ta thấy được một cách chân thực hình ảnh thời đại và con người dưới một giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren, biến động, khi mà chế độ phong kiến đã đến lúc mạt vận tàn hơi. Theo đó, toàn cảnh bức tranh về sự suy tàn của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh hiện lên một cách ngồn ngộn trong từng trang viết, với những cuộc nội chiến liên miên giữa nội bộ hoàng thân lẫn bè cánh phong kiến, quan lại, binh lính triều đình đều chìm trong mâu thuẫn gay gắt, đời sống nhân dân vô cùng khổ

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)