Đến chung cục bi thảm nơi cung vàng điện ngọc

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 43)

6. Bố cục đề tài

2.2.1.2. Đến chung cục bi thảm nơi cung vàng điện ngọc

Những nhân vật chí tôn vương giả trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật mỗi người có một hoàn cảnh riêng, một vị trí riêng, một số phận riêng nhưng đều có chung một kết cục bi thảm. Vì lòng tham quyền lực mà họ tìm mọi cách để thao túng quyền hành về tay mình, nhưng cuối cùng, sau tất cả, họ phải trả giá cho những hành động trái với luân thường đạo lý bằng chính mạng sống của mình.

Chúa Trịnh Sâm sau khi bức hại thái tử Lê Duy Vỹ, biến vua Lê thành bù nhìn, nắm hết quyền lực trong tay thì chúa lại sinh ra kiêu căng, chỉ thích ăn chơi hưởng lạc, suốt ngày đắm chìm trong tửu sắc mà không chăm lo cho đất nước. Do chơi bời hoang dâm vô độ mà mới hơn 40 tuổi, chúa Trịnh Sâm mắc chứng bệnh nan y, gọi nôm na là “sợ gió”, suốt ngày chỉ có thể ở lì trong cung, ban ngày đóng kín cửa và thắp đèn để mặc cho Đặng Thị Huệ và tình nhân là uận công Hoàng Đình Bảo thay nhau điều hành triều chính. Mặc dù chạy chữa rất nhiều, song bệnh tình của chúa ngày càng nguy kịch, vô phương cứu chữa: “Đã hai năm nay, Tĩnh Đô không còn cái khí sắc một vị anh chủ cường tráng nữa, mà chỉ trông thấy cái muộn khí một người già, cái khí phách bạc nhược một người mà từ

linh hồn, tình cảm, đến thân thể gân cốt sắp là những thứ bỏ đi” [27, tr.161]. Một

Trịnh Sâm đương tuổi tứ tuần minh mẫn, quyết đoán, sáng suốt và có tài thao lược giờ đây được thay thế bằng hình ảnh một con người rệu rã, mệt mỏi và không còn đủ năng lực để thực hiện bất cứ việc gì. Mang trong mình trách nhiệm của một vị quân vương nhưng lại không đủ sức khỏe để điều hành, trị vì đất nước, để mặc cho Tuyên phi và bè đảng thao túng, quấy nhiễu triều chính, chừng đó cũng đã thể hiện rõ sự bất lực của một vị chúa trong những ngày cuối đời. Sau cùng, Trịnh Sâm mất vì kiệt sức khi còn đương ở cái tuổi mà người khác còn đang sung sức, như là một kết quả tất yếu, thuận lòng người và đạo trời.

Tuyên phi Đặng Thị Huệ cũng là một nhân vật vì tham quyền mà dẫn đến một kết thúc bi thảm. Nguyễn Triệu Luật đã dành nhiều ưu ái cho nhân vật này khi miêu tả một Đặng Thị Huệ đầy cá tính với vẻ ngoài xinh đẹp, tư chất thông minh. Với khao khát thay đổi số phận, cùng chút khôn khéo và thủ đoạn của mình, nàng đã từng bước đứng đầu hậu cung trong phủ chúa Trịnh, được chúa nhất mực sủng ái và cho tham dự vào những chuyện chính sự trong triều. Nhưng rồi sau đó, khi chúa băng hà, lũ Kiêu binh đứng lên nổi loạn, phò Trịnh Khải lên ngôi vương và giết chết Hoàng Đình Bảo, con trai nàng cũng bị bệnh mà qua đời, Đặng Thị Huệ bị tước đoạt chức quyền và tống giam vào ngục Hộ Tăng Đường. Trong hơn hai tháng bị giam giữ, tuyên phi bị lũ cung giám coi ngục hùa theo thời thế mà hành hạ, làm tình làm tội cực kỳ khổ sở. Lũ lính, lũ cung giám “căm hờn cái địa vị trưởng giả

của nàng”, nên khi được giao trông coi, họ điềm nhiên muốn bạc đãi nàng hết sức.

Trong buổi cuối cùng ở nhà giam Hộ tăng đường, khi được phép gặp người cha đến thăm con gái sau mười hai năm xa cách, Đặng Thị Huệ vẫn nói với giọng kiên

quyết về hành động của mình: “Con vẫn cho làm phải. Con làm trái thường thì được hưởng phú quý cực vọng trong mười năm, rồi thì có ngày nay. Nếu con cứ an phận bán chè thì bây giờ tốt ra lắm cũng được làm cô Đồ kiết ở nhà quê. Thà rằng hưởng nhiều mà chết non còn hơn chết già mà khổ sở. Chẳng gì con cũng được làm quốc mẫu rồi, cũng được cầm cân nảy mực cho cả bách quan thần dân rồi! Trời chỉ sinh con ra để quấy nhiễu việc thiên hạ chơi mươi năm đó thôi. Bây giờ con hết

việc rồi thì nghỉ” [27, tr.176]. Đến tận khi không còn gì trong tay, không còn ai để

bấu víu, nàng vẫn mãn nguyện với tất cả những gì đã qua, vẫn chưa bao giờ hối hận về cái tham vọng “đảo hành nghịch thi” của mình. Bấy nhiêu thôi cũng thấy được bản lĩnh của nàng lớn đến nhường nào.

Một thời gian sau, Đặng Thị Huệ lại tiếp tục bị đày Sơn lăng để hương khói cho Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Vị Tuyên phi từng có hàng trăm kẻ hầu người hạ vây quanh, giờ đây trở thành một người góa phụ cô độc, “chẳng hề cười nói với ai”, lủi thủi sống mòn mỏi cho hết phần đời còn lại của mình. Đến ngày giỗ đại tường đức Trịnh Thánh Tổ Duệ Đoán Văn Công Võ Đức Thịnh Vương, Tuyên phi đã chọn cách tự sát để giải thoát cho thân phận mình, cũng là để giữ lại chút kiêu hãnh cuối cùng của người từng “quyền khuynh thiên hạ”. Về chi tiết tự tử của Đặng Thị Huệ, nếu như trong Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả Ngô gia văn phái chỉ gói gọn trong ba từ “uống thuốc độc”: “Sau một thời gian giam giữ ngặt, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuốc độc mà chết, được táng cách Vọng lăng (Lăng Trịnh

Sâm) một dặm” [46; tr.89], thì trong tác phẩm Bà Chúa Chè, Nguyễn Triệu Luật đã

hư cấu, viết khác đi về cái chết của bà. Theo đó, Tuyên phi lại “tự tử” bằng một con dao ngay trước bàn thờ tiên vương. Đoạn tác giả miêu tả cái chết của Tuyên phi cũng dài đến mấy trang văn chứ không chỉ có mấy dòng như trong Hoàng Lê nhất

thống chí. Với khả năng sáng tạo tài tình của mình, từ vài dòng ngắn gọn trong sử

sách, nhà văn đã hư cấu nên một câu chuyện với nhiều những tình tiết lôi cuốn, như để khắc họa sâu thêm một thân phận bi thương: “Khóc một lúc, nàng phục xuống. Mọi người vẫn nghĩ nàng ngồi xuống lễ, ai ngờ thấy nàng ngã sấp xuống, rồi một dòng máu tuôn ra chiếu lễ. Mọi người túm vào thì nàng đã nằm phục trên đống

máu, một con dao cắm từ hầu lòi qua gáy.” [27, tr.177]. Vậy là một vị Tuyên phi

quyền lực đầy mình, một thời cầm cân nẩy mực cho cả bách quan trăm họ, chỉ vì tham muốn quá độ, cuối cùng phải kết thúc cuộc đời mình một cách bi thương như thế. Số phận của Đặng Thị Huệ chỉ có thế lấy hai câu thơ của Tố Như mà cảm thán:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Chúa Trịnh Khải - người con trưởng bị chúa Trịnh Sâm chối bỏ, sau bao thăng trầm cũng đạt được điều mình muốn, nhưng rốt cuộc vẫn phải chuốc lấy một

hậu vận thê thảm. Hai năm sau khi bị giam ở Tam Nhàn đường, chúa Tĩnh Đô Trịnh Vương mất, thế tử Cán lên ngôi, Trịnh Khải âm thầm tách biệt mình khỏi thế sự rối ren bên ngoài. Nhưng Trịnh Khải không ngờ được rằng một ngày khi mình đang ngồi trong ngục đọc thơ thì quân Tam phủ bất ngờ nổi loạn, phò lên làm chúa. Vậy là Trịnh Khải lúc này chính thức trở thành người đứng đầu phủ chúa, thay thế Trịnh Cán. Ở địa vị này, Trịnh Khải mang tham vọng thao túng quyền lực, tuy nhiên ông lại không phải một con người sáng suốt và đủ tài để thực hiện tham vọng đó. Do không có một đối sách nào để trị lũ Kiêu binh, cùng với sự nuông chiều thái quá do sợ hãi, Trịnh Khải đã dung dưỡng cho chúng hoành hành với tất cả những thói xấu xa, ngang ngược nhất. Khi quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, Trịnh Khải phải vứt bỏ tất cả, lập tức tháo chạy khỏi phủ chúa hòng tìm cách thoát thân. Trên đường chạy loạn, Trịnh Khải rơi vào tay bọn tiểu nhân. Ông bị bọn chúng bắt trói định giao nộp cho quân Tây Sơn lĩnh thưởng. Lâm vào tình thế bần cùng, nhục nhã, vị chúa này không còn cách nào khác là phải mổ bụng tự sát. Một cái chết cũng thật đau đớn, thảm thương. Đường đường là một vị chúa nhưng lại phải chết một cách đau đớn, nhục nhã như thế, thật chẳng còn gì xót xa hơn. Tuy nhiên, đó cũng là lẽ đương nhiên khi với một con người tuy có chí nhưng lại chưa đủ năng lực để tự tay làm nên một điều gì, cũng chưa có một cống hiến đáng kể nào cho xã tắc, ngay cả việc nối ngôi cũng do người khác lập nên, thì việc kết thúc tất cả bằng một cái chết là điều khó có thể tránh khỏi.

Khắc họa nên một kết cục bi thương đầy ám ảnh cho những con người chí tôn vương giả như thế, Nguyễn Triệu Luật đã cho người đọc thấy được giai đoạn mạt vận, tàn hơi của cả một chế độ, đồng thời muốn nói lên rằng, dẫu mỗi người đều có những khát khao riêng, những mục tiêu phấn đấu riêng, nhưng đã là bậc chí tôn vương giả, trị vì thiên hạ thì mục đích cuối cùng đều phải vì dân vì nước, phải phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của dân tộc. Những vị vua, chúa được giao phó quyền cai quản thiên hạ, nhưng lại mang trong mình tham vọng quyền lực lớn lao, sẵn sàng làm mọi cách có thể để đạt được điều mình muốn, thì rồi kết cục nhận lại cũng chỉ là những bi kịch mà thôi.

2.2.2. Về nh ng con ngƣời gi p vua ch m dân

2.2.2.1. Từ khát vọng "trí chủ phù địa trục"

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo, chịu ảnh hưởng từ nền giáo dục của Nho gia, Nguyễn Triệu Luật luôn ôm ấp trong lòng những đạo lý làm người truyền thống, mà tiêu biểu là tư tưởng chính nhân quân tử. Do vậy, những nhân vật quân tử ngày đêm giúp vua chăm dân luôn được Nguyễn Triệu Luật miêu tả một cách đầy thiện cảm và tôn trọng. Đa số các nhân vật này đều được nhà văn miêu tả là người trung với vua, với chúa, sống cương trực, bản lĩnh, sẵn sàng sống chết vì chủ.

Chẳng hạn, nhân vật Nguyễn Đường trong Chúa Trịnh Khải, vốn xuất thân trong một gia đình trung thần, một lòng giúp chúa chạy loạn sau thất bại trước quân Tây Sơn. Trong cơn loạn ly, Nguyễn Đường quỳ trước chúa và thưa rằng: “Thần xin hết sức. Vạn nhất kinh thành thất thủ, thần xin lúc nào cũng không dời xa chúa

thượng một bước”. Tuy nhiên, trên đường chạy loạn, Nguyễn Đường lại vô tình để

chúa lọt vào tay em trai mình là Nguyễn Noãn, kẻ đang âm mưu bắt sống Trịnh Khải nộp cho quân Tây Sơn lĩnh thưởng. Chính sự việc này đã khiến Nguyễn Đường vô cùng ân hận, ông đã tự giày vò bản thân mình cho đến tận hơi thở cuối cùng. Thậm chí, ông còn dặn người nhà không cho các con trai ra làm quan cho triều khác để giữ gìn lòng trung hiếu với nhà Trịnh. Tương tự, Lý Trần Quán - một viên Thiêm Sai Tri cũng đã hết lòng chăm lo cho chúa những ngày tháng chạy loạn đến làng Hạ Lôi và rơi vào tay bọn phản tặc. Tuy nhiên học trò của Lý Trần Quán là Nguyễn Trang câu kết với Nguyễn Noãn bán đứng chúa, giải lên kinh giao nộp cho quân Tây Sơn. Ngăn cản không được, Lý Trần Quán sau khi chúa băng hà đã tự chôn sống mình để tỏ lòng trung với nhà Trịnh: “Quán sai đào ở vườn sau nhà một cái huyệt, đặt áo quan vào đó. Đoạn đội mũ, mặc áo tiến sĩ, quay mặt về hướng nam lạy tám lạy: Tôi bất trung bất nghĩa là Lý Trần Quán xin theo Vương Thượng. Lạy xong, ông cởi mũ áo, chít khăn trắng, mặc áo trắng, xuống huyệt nằm trong áo quan rồi bảo Trần chủ nhân: Ông đậy nắp ván thiên cho tôi. Chủ nhân đậy áo quan. Đậy vừa xong, tiếng trong áo quan lại nói ra: Còn thiếu một lời, tôi xin nói nốt. Nắp quan tài lại mở ra:

Tam niên chi hiếu dĩ hoàn Thập phần chi trung vị tận (Ba năm đạo hiếu đà đầy đủ

Một nghĩa vua tôi chửa hết nào)” [27, tr.277]

Những lời cuối cùng mà Lý Trần uán nói cũng chính là lời chung của những người bề tôi trung thành, một đời trọn nghĩa vua tôi.

Nguyễn Triệu Luật xây dựng hình tượng những bề tôi trung thành với vua, chúa đa phần là những viên quan võ trong triều đình phong kiến. Xuyên suốt trong tác phẩm, họ hiện lên là những người quân tử theo tư tưởng chính thống, tận trung với vua với nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước, vì nhân dân. Dường như trước một hiện đầy đau thương mà Nguyễn Triệu Luật đang sống, nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình với hy vọng giải tỏa những bức bách của tâm trạng khi mất nước, làm nô lệ. Thông qua những nhân vật quan võ trung thành ấy, nhà văn thể hiện rõ ý chí, hào khí dũng mãnh của dân tộc. Trong Chúa Trịnh Khải, Sơn Tây Trấn thủ Thạc Quận công Hoàng Phùng Cơ được miêu tả là một vị quan võ cương trực, trung thành, dũng cảm. Tất cả những điều đó, tác giả không miêu tả trực tiếp mà thông qua ngôn ngữ của chính nhân vật:

"Chúa Trịnh mừng rỡ, lập tức cho vời Hoàng Phùng Cơ vào. Phùng Cơ sụp xuống toan lậy thì Trịnh Vương đỡ dậy hỏi:

- Quốc thế nguy vong, công có kế gì giúp ta? Phùng Cơ đáp:

- Thần chịu ơn sâu của Nhà nước, nghĩa vụ làm võ tướng là phải đánh giặc, thần xin đem quân bản bộ cùng tám con thần cùng ra chống giặc. Nhược đánh được, đó là nhờ uy linh của chúa thượng; bằng thế cùng lực tận, cha con thần xin

chết theo xã tắc để yết kiến Tiên vương dưới Cửu toàn." [31, 358]

Chiêm Võ trong Loạn Kiêu binh là một võ tướng sức địch muôn người nhưng vì bảo vệ chủ nhân Trịnh Khải mà phải chịu tra gươm vào vỏ nộp mạng cho Kiêu binh để bọn chúng mặc sức mà đâm chém. Trước khi nộp mạng cho Kiêu binh, Chiêm Võ tuốt thanh Phượng Huy giơ lên trời và thốt rằng: “Thanh

kiếm này đã bao lần chém đầu quân nghịch tặc, ngày nay thật vô dụng”. Những

lời của một võ tướng tài ba trước khi lìa xa cõi đời lại vô cùng chua xót, nhưng đã thể hiện hết tấm lòng trung quân, sẵn sàng sống chết vì bậc đế vương của mình. Hay nhân vật Việp Quận Công Ngũ Hoàng Phúc trong Bà Chúa Chè mặc dù đã cao tuổi nhưng vẫn quyết tâm lên đường ra trận giúp chúa Trịnh Sâm mở mang và giữ yên bờ cõi: “Ý chúa thượng đã quyết, đạo tôi phải theo. Thần còn ngày

nào thì giặc Nam chưa đáng lo ngày ấy”.

Trong tác phẩm của mình, nhà văn còn xây dựng lên hình ảnh những vị quan cương trực, không màng đến danh lợi, luôn tận dụng hết tài năng của mình giúp vua, lo lắng cho cuộc sống của nhân dân. Chẳng hạn, Đặng tri phủ trong Hòm đựng

người được miêu tả một cách thanh liêm, đức hạnh, chính trực. Lúc làm quan ông

dùng mưu lược thu phục được một đảng cướp khét tiếng ở vùng Thanh Hoá. Cả nhà mấy trăm mạng người bị giết, nhưng đứa con trai nhỏ của tên cướp vì không có nhà nên cũng được ông tha tội chết để giữ hương khói cho tổ tiên. Không ngờ, ông làm phúc mà phải tội. Đứa trẻ ấy sau làm hại cả nhà ông để trả thù, khiến ông thân bại danh liệt. Khi còn làm quan ở kinh thành, ông đi bắt đám bạc ở phường Đồng Xuân. Khi đó, Trịnh Kha là anh em thúc bá với chúa thượng, là chủ sòng bạc, đã nói với Đặng Phi Hiển rằng: “Tôi là anh em thúc bá với chúa Thượng, ông nên nể

mặt chúa Thượng mà tha cho tôi." [27, tr.69]. Vì phép nước, ông không nể nang gì,

cũng chẳng hề run sợ mà sẵn sàng đáp lại Trịnh Kha: “Tôi chỉ biết anh là chủ thổ

gá bạc, không biết anh em thúc bá với chúa Thượng là ai cả!”. Nói rồi ông cứ cho

lính trói giải Trịnh Kha về phủ Doãn. Hành động ấy của Đặng Phi Hiển đã cho thấy

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)