Từ những hoan ca nơi bệ ngọc

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 52)

6. Bố cục đề tài

2.2.3.1. Từ những hoan ca nơi bệ ngọc

Nhắc tới hoàng gia, chúng ta thường nghĩ ngay tới một cuộc sống vương giả, quyền quý và vô cùng sang trọng của các bậc vua chúa cùng cung tần mỹ nữ trong cung. Kể từ ngày bước chân vào hoàng cung, cung nữ xem như đã tách hẳn với cuộc sống bên ngoài, bắt đầu một cuộc sống lầu son gác tía, với những món ăn sơn hào hải vị, những cuộc hoan ca kéo dài hằng đêm. Theo nhiều sử sách ghi lại, đa số cung tần, mỹ nữ trong hoàng cung đều là con quan đại thần được tiến cung, viên quan nào có phẩm trật cao, con gái khi vào cung sẽ được ban ân sủng cao tương ứng, với những đặc quyền đặc lợi mà không phải bất cứ cô gái nào cũng có được. Còn dân thường được tuyển vào cung cũng phải là trường hợp đặc biệt, phải sắc nước hương trời, tài sắc vẹn toàn.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật, chúng ta dễ dàng nhận ra nét chung của những cô gái được tiến cung là đều đẹp và có tướng mạo ung dung, báo hiệu một cuộc sống nhàn nhã. Nguyễn Triệu Luật ít khi đi vào miêu tả chi tiết ngoại hình nhân vật, mà thường miêu tả một vài nét chấm phá để toát lên cái thần thái, khí chất của nhân vật. Chẳng hạn, khi miêu tả vẻ đẹp của Đặng Thị Huệ: “Bà Tiệp dư cúi nhìn kỹ, nhận ra một người con gái tuyệt kỳ đẹp đẽ sắc sảo, dẫu rằng ăn

mặc quá xuềnh xoàng. Mặt nàng trái xoan, đôi mắt hơi xếch điểm bộ lòng đen đen

ngời. Cái vẻ sáng như gương, sắc như dao của khoé mắt được cái sắc đen thẫm của lòng đen làm dịu lại. Thật là sáng như tia chớp mà êm đềm như nước hồ thu. Nàng cúi gầm mặt xuống, thì như đem cả làn thu ba chìm tận đáy lòng, mà khi nàng ngước mắt nhìn lên thì như đem hết tinh hoa bật lên một tia sáng làm chóa

mắt người xem.”. Đặc biệt, khi miêu tả Đặng Thị Huệ, tác giả còn tập trung vào

dáng đi và điệu cười “ung dung như bà chúa”. Chỉ cần chấm phá qua một chữ “ung dung” là đủ thấy phong thái tự tin, bản lĩnh, dự báo một tương lai nhàn hạ của Đặng Thị Huệ. Dù sinh ra trong cơ cực, nghèo khó, ở tầng lớp thấp của xã hội, nhưng nàng lại có một nhan sắc vương giả hiếm thấy, cùng với lối đi đứng luôn trong tư thế ung dung, không hề luồn cúi, đó là phẩm chất của một bà chúa tương lai. Vẻ đẹp ngoại hình của Đặng Thị Huệ đã khiến bà Tiệp Dư phải thốt lên:

Người đẹp nhường kia thì mình đây cùng bạn má hồng cũng phải mê, nói chi đến

đàn ông, nói chi đến vì quân trưởng mê sắc đẹp như vương thượng... “ [27, tr.108].

Không chỉ Đặng Thị Huệ, hầu như tất thảy cung tần mỹ nữ được tuyển chọn vào cung trong thời vua Lê chúa Trịnh đều là những “danh hoa khuynh quốc”, sắc nước hương trời.

Được tuyển vào cung, các cung tần sẽ được ban địa vị và bổng lộc, hơn hẳn dân thường. Họ cũng có tiền của để sinh hoạt đầy đủ và thậm chí còn giúp đỡ quê hương. Trong Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã, viết:

Nhiều cung tần trong phủ Chúa cũng tích cực giúp đỡ dân làng mình và các làng

nhiều lần ở nhiều nơi. Trường hợp cung tần Nguyễn Thị Tấu đã giúp dân nộp sưu thuế, dân được miễn phu miễn lính. Lúc giặc dã dân bị khố cực điêu tàn thì lấy lộc dân của bản xã mà tha thuế cho họ. Toàn xã nhờ cậy bà mà trăm nhà no đủ bình yên. Thị nội cung tần Nguyễn Thị Tấn thì xin giảm bớt thuế cho dân, lại cho dân làng thêm nhiều ruộng để cày cấy. Thị nội cung tần Đoàn Thị Từ Khang đã xin cho làng giảm thuế đinh, lại giúp dân tiền chống đói. Các cung tần đã góp phần trực tiếp giúp các làng, xã được miễn hoặc giảm sưu thuế, họ cũng bỏ tiền ra để nộp thuế cho dân khiến làng phải ghi ơn. Họ cũng can thiệp xin chúa Trịnh ban lệnh dụ giúp các làng, xã không chỉ về tô thuế mà còn trong các lĩnh vực khác như: xây

chợ, xây chùa”. [52]

Bước vào chốn hoàng thành, các cung nữ còn có cơ hội gần gũi vua chúa, nếu may mắn sẽ được sủng hạnh và có thể trở thành giai nhân luôn kề cận bên cạnh bậc cửu ngũ chí tôn. Nếu không, họ vẫn sẽ được học hết lễ nghi, học cầm kỳ thi họa, được sống trong những cung điện nguy nga, được khoác lên mình những trang phục lộng lẫy và được “tập múa lục dật, tập hát khúc tình trường” để tham gia vào những buổi yến tiệc của vua, chúa. Bên cạnh việc đó, các cung nữ còn có cơ hội học về các thú chơi, sở thích của vua, chúa để phục vụ và chiều lòng họ. Tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật đã dành không ít dung lượng để khắc họa những sinh hoạt chốn cung vua, phủ chúa với những gì lộng lẫy, giàu có và độc đáo nhất. Những lễ nghi, lễ tiết, các yến tiệc cung đình vô cùng cầu kỳ thời Lê Trịnh cùng với sự tham gia của đông đảo đội ngũ phi tần thị nữ đã cho thấy được một cuộc sống xa hoa, sang trọng mà không phải bất cứ thường dân nào cũng may mắn được tham dự. Ví dụ như lễ “già năm” của Trịnh Khải, tuy chỉ là một cái lễ đầy tháng cho cháu trai của chúa nhưng đã khiến biết bao người trong cung phải tất bật chuẩn bị:

Từ hôm mồng mười, đoàn vũ nữ trong cung đã phải tập múa lục dật, tập hát khúc

trình tường”. Bữa tiệc diễn ra hết sức trang trọng, với sự tham gia đầy đủ của

những người đứng đầu phủ chúa, cùng bá quan văn võ trong triều và không thể thiếu cung phi Ngọc Hoan - người may mắn sinh “cháu trai đích tôn của ngài

đương kim chúa thượng”: “Chúa và nguyên phi ngồi ở sập sơn then thếp vàng giữa

nhà. Cạnh sập ấy, bên tả một chiếc đoản kỷ, thế tử ngồi; bên hữu một chiếc đoản kỷ nữa, Ngọc Hoan ngồi. Trên một chiếc sập to kê gian bên, bày đủ các thứ đồ chơi chế theo hình thù đủ các vật dùng của tứ dân… Tiếp lễ ấy, lần lượt các quan vào

mừng. Rồi đến lượt các vũ nữ múa lục dật và nhạc công tấu nhạc mừng”. [27,

tr.131]

Có thể thấy, cung nữ trong cung gồm nhiều cấp bậc và danh phận, nhưng bổng lộc và những đặc ân mà họ nhận được phụ thuộc hoàn toàn theo sự sủng ái của bậc đế vương. Những cung nữ có địa vị đặc biệt, được hưởng ân điển hay trở thành thiếp của đế vương sẽ mang trong mình những sủng hạnh, quyền lực mà không một phụ nữ bình thường nào có thể có được. Và Đặng Thị Huệ là một ví dụ

điển hình. Mặc dù Ngọc Hoan là người sinh ra cháu trai đích tôn cho hoàng tộc, nhưng Ngọc Hoan lại không được chúa Trịnh đoái hoài, phải chịu cảnh “chăn lạnh gối đơn” trong phủ. Đặng Thị Huệ lại khác, bằng tài năng và nhan sắc, nàng lợi dụng tiết dâng hoa để lấy lòng chúa và may mắn nhận được sự thiên ái của chúa Trịnh. Việc được lọt vào mắt xanh ấy đã khiến Đặng Thị Huệ đổi đời sau một đêm:

Cây huệ mọc lẫn với cỏ gà làng Dóng đương hồi nẩy giò thêm rễ thì bị nhổ bật

lên trồng ở đồi chè tổng Ném, cằn cỗi giữa đám cỏ lau… nay đã được trồng giữa vườn Vương Phủ, giữa đất kinh kỳ, được mưa móc tẩm nhuần tới, mới đến hồi nẩy

lộc trồi hoa”. Vì bông hoa huệ sống Đặng Thị Huệ, nhà chúa đã cho dựng một nếp

nhà mới trong phủ, gọi là Bội Lan Thất, xung quanh bốn mặt là vườn trồng toàn huệ lộng lẫy, uy nga, đến mùa hòa nở đứng trên Tả Xuyến Đường nhìn sang toàn cảnh như một cái cung xây trên đám mây trắng. Đến thức hoa trùng tên với nguyên phi cũng phải vì người mà đổi tên để tránh phạm húy. “Những cung nữ trong cung, những bọn giai thần trong phủ, người nào muốn nịnh đấng quân vương, đều gọi

tránh là hoa tuệ” [27, tr.143]

Chúa yêu chiều Đặng Thị Huệ chỉ một chút cau mày cũng đủ làm bậc đế vương sốt sắng dỗ dành. Câu chuyện hòn ngọc quý của chúa Thượng được Nguyễn Triệu Luật miêu tả trong Bà Chúa Chè đã cho người đọc thấy được những ân sủng đặc biệt mà chúa dành cho nàng. Chuyện kể rằng chúa được dâng một hòn ngọc quý lấy ở uảng Nam về, đêm đến ánh sáng tỏa ra sáng được một khu nhỏ để xem sách, đeo vào còn có thể trừ được gió độc. Đặng Thị Huệ cầm viên ngọc trong tay ngắm nghía mãi, rồi lại tung lên rồi lấy tay đỡ lấy để đùa. Chúa Thượng trông thấy liền can: “Đừng đùa thế, lỡ rơi vỡ ra đó”. Chỉ có thế mà nàng sầm mặt lại và tru tréo lên rằng: “Chúa Thượng quý vật hơn người, lỡ rơi vỡ thì chúa Thượng giết thần thiếp chứ gì? Thôi thì tấm thân đã không được chuộng bằng hòn đá Quảng Nam thì thà chết cho xong, sống làm gì, đầu thần thiếp cùng hòn ngọc này cùng vỡ”. Nói đoạn, Đặng Thị Huệ cầm hòn ngọc quật xuống thềm vỡ tan. Hành động ấy nếu là một người khác làm, ắt đã phạm phải tội nặng, phải chịu tội trước mặt chúa thượng, thế nhưng vì được chúa sủng ái, chúa Tĩnh Đô phải lấy tay đỡ người đẹp dậy rồi dỗ dành: “Không phải là ta quý hòn ngọc hơn ái khanh, nhưng hòn ngọc ấy quân sĩ đã vượt ngàn dặm mang về ta quý là quý tướng sĩ đã tên đạn, dãi gió, dầm sương mới mang được hai trấn Thuận Quảng với hòn ngọc ấy về. Nay khanh đập

vỡ thì thôi”.

Ngoài nhân vật Đặng Thị Huệ, Dương Ngọc Hoan Nguyễn Triệu Luật còn xây dựng nhiều hình tượng nhân vật cung phi khác, như: Trương Ngọc Khoan, Trần Thị Lộc,... Đặc điểm chung của các vương phi này là có cuộc sống tuy đầy đủ về vật chất nhưng lại thiếu thốn về tinh thần. Không may mắn như Đặng Thị Huệ, các vương phi nếu không được vua sủng ái phải sống cô độc nơi cung cấm, mất hết sự tự do và luôn phải chờ sự ban phát tình cảm của bậc quân vương. Họ luôn phải

sống trong tâm lí cô đơn, sợ hãi sẽ bị tước mất sự quan tâm, mất những đặc quyền đặc ân mà đấng vua chúa dành cho mình. Ai cũng muốn được sủng ái, giành vị trí trong lòng chúa, giành ngôi cao cho mình. Nguyễn Triệu Luật muốn gửi thông điệp đến rằng dẫu các cung tần có địa vị, bổng lộc và cũng có quyền thế nhất định nhờ được sự sủng ái của vua, ban ngày được sống trong lầu son gác tía, hằng đêm hát khúc hoan ca mua vui cho bậc đế vương, nhưng có người đạt đến địa vị cao sang, có người đau khổ cả đời, có người từng được sủng ái mà kết cục bi thảm.

2.2.3.2. Đến điệu trầm buồn chốn lãnh cung

Những người cung nữ khi được tiến cung có thể là những người có nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành”, có thể là những ca nữ có giọng hát uyển chuyển, có tài đánh đàn rung động lòng người, hay là những tài nữ có những vầng thơ trác tuyệt thể hiện tri thức uyên thâm… nhưng những tài năng và sắc đẹp ấy nếu không gây được sự chú ý của đấng quân vương thì cũng sẽ dần bị chôn vùi theo năm tháng.

Người con gái Ấu Mai xinh đẹp, thông minh, có tài thơ ca, chưa học hành gì cả mà đã sớm thuộc lòng những bài Đường thi, nhưng trớ trêu lại bị tiến vào cung khi chỉ mới lên mười: “Năm em mới mười một tuổi bị tiến cung làm đứa múa bài bông đem tấm thân cửa các phòng khuê ra múa may hát xướng để mua cười cho lũ

tượng gỗ trong hoàng thành cùng lũ khỉ leo dây bên phủ Súy” [27, tr.44]. Bà Tiệp

dư họ Tạ cũng bị tiến vào cung từ năm mười ba tuổi, trải qua bao đời vua, đến nay tuổi ngoại ngũ tuần, sờ lên đầu đã hai thứ tóc, thôi thế là xong một đời. Những lời mà Ấu Mai đã từng nói với Tố Hà: “Người con gái bị tiến vào cung mà không được vua ân thải thì chung thân là một vật trong cung như cái chậu sứ, như cái lọ lộc

bình vậy” [27, tr.59] cũng là những lời chung đầy đắng cay, chua chát và uất hận

của những người cung nữ. Họ đã phải hi sinh quãng thời gian đẹp nhất của đời con gái vào những trò vui chơi giải trí cùng những ham muốn đến tột cùng của bọn vua chúa, vậy mà những kẻ có quyền thế rốt cuộc cũng chỉ coi họ là một thứ đồ chơi trong tay mình, thích thì dùng đến còn chán rồi thì lại bỏ đi. Đó có lẽ là điều bất hạnh nhất của những người cung nữ.

Cũng vì lẽ ấy mà để không bị cô độc, thất sủng, không phải chôn vùi tuổi xuân và chết già trong cung cấm, các cung nữ phải nghĩ cách làm sao chiếm được địa vị cao nhất trong lòng bậc đế vương giữa hàng trăm, hàng ngàn mỹ nữ khác. Trong chốn hậu cung không thiếu những cuộc tranh giành, gièm pha, hãm hại thảm khốc giữa các cung phi. Người thắng thì chăn ấm nệm êm, kẻ thua thì chăn đơn gối chiếc. Có người vào cung rồi bị bỏ quên mãi đến lúc chúa qua đời mà vẫn không được sủng ái. Có người được sủng ái thì nảy sinh lòng tham. Cuộc đua tranh giành vị trí trong lòng của vua chúa được họ thực hiện bằng những âm mưu và thủ đoạn cứ kéo dài không hồi kết. Nhưng dù thắng hay thua thì tất cả cũng đều phải trả

những giá đắt, thậm chí phải bỏ cả mạng sống. Những cung phi như bà Dương Ngọc Hoan, Trương Ngọc Khoan, Trần Thị Lộc là ví dụ điển hình. Họ mới đầu đều là những người chúa yêu và sùng ái. Nhưng cứ có người mới đến, người cũ kia lại bị chúa bỏ quên. Và rồi những cung nữ bất hạnh ấy lại phải lao vào vòng xoáy tranh đua tìm mọi cách để giành lại vị trí đã mất của mình. Bà Dương Ngọc Hoan vào cung từ năm mười sáu tuổi, khi đó thế tử mới được mười tám. Cuộc ái ân nồng nàn mới hơn có ba năm, sang năm thứ tư thì nàng Trần Thị Lộc tiến cung. Lúc ấy nàng cũng chỉ mới hai mươi tuổi. Trần Thị Lộc vào cung chiếm mất nỗi sủng ái của chúa đối với Ngọc Hoan khiến Ngọc Hoan rất đau khổ. Ngọc Hoan nghe lời của Khê Trung hầu, chữa bệnh háo sắc cho chúa bằng cách tiến cung nữ Trương Ngọc Khoan vào cung. Thế là ba tháng sau, thế tử say mê Ngọc Khoan mà bỏ quên tất cả, thành ra trước kia chỉ có một người bị bỏ quên, nay có tới hai người bị bỏ quên. Như vậy, tính đến thời điểm đó Ngọc Hoan đã bị bỏ quên gần mười năm, và tuy nàng đã có con nhưng cũng không được dựng làm thế tử. Còn Trần Thị Lộc bị bỏ quên hơn mười một năm, tuy tuổi đã ngoại tam tuần nhưng vẫn muốn nhận được tấm lòng luyến ái của chúa. Bà cũng tính kế lấy sắc đẹp để chữa bệnh háo sắc của chúa nên tìm cách đưa Đặng Thị Huệ về tiến cung. Cuối cùng, chỉ có mình Thị Huệ được chúa vô cùng sủng ái, thành ra bây giờ trong cung có tới ba người phụ nữ bị bỏ quên.

Thế nhưng, kể cả Đặng Thị Huệ - người được chúa sủng ái hơn cả nhưng vẫn không thôi đau đáu rằng: “một người yêu, trăm người ghét... Là vợ con thường dân thì dễ, chứ là vợ con vua thì chỉ có: một là mẹ là thái phi, con là vua; hai là mẹ

con đều chết oan chết uổng”. Thật vậy, khi chỗ dựa vững chắc của nàng là Trịnh

Sâm qua đời, Đặng Thị Huệ cũng rơi vào tình thế chông chênh khi không còn nơi bám víu và đỉnh điểm của bi kịch là Bà Chúa Chè một thời “quyền khuynh thiên hạ” phải tự vẫn để liễu đời mình. Như vậy, rốt cuộc tất cả những người vợ của

Một phần của tài liệu Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết nguyễn triệu luật (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)