6. Bố cục đề tài
3.1. Cốt truyện
3.1.2. Các yếu tố ngoài cốt truyện
Khi tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, chúng tôi nhận thấy rằng một trong những đặc điểm về cách tổ chức cốt truyện của ông là sự có mặt, đan xen, gài lồng với tần số khá cao của các yếu tố ngoài cốt truyện.
Yếu tố ngoài cốt truyện có thể hiểu là những chi tiết, bộ phận thuộc nội dung của các tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự, nằm ngoài hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, các yếu tố ngoài cốt truyện được biểu hiện khá đa dạng. Đó có thể là những đoạn miêu tả sự suy tư của nhân vật về thế giới, về con người, là sự phân tích diễn biến tâm lý - tình cảm, trình bày tường tận các tiểu sử của nhân vật, hay cũng có thể là những mẩu truyện, những
đoạn kể lại chi tiết lịch sử, địa lí được nhà văn gài lồng, đan xen vào. Những chi tiết tưởng như là thừa ấy thực chất lại rất có ý nghĩa.
Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Triệu Luật không chỉ kể sự kiện, chi tiết mà còn có sự đan xen tâm lý, tâm trạng nhân vật. Nhờ những yếu tố này, các nhân vật hiện lên sinh động, chân thực và cụ thể. Nói cách khác, đây không còn là câu chuyện lịch sử thuần túy, mà là câu chuyện của tiểu thuyết. Ở đó, ít nhiều có hư cấu, tưởng tượng của nhà văn. Nhân vật lịch sử tiêu biểu nhất trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật là Đặng Thị Huệ. Có thể thấy, đây là một trong những nhân vật được nhà văn xây dựng thành công nhất, giàu tính văn học nhất, không hề khô cứng như sử sách miêu tả. Trong sử sách và cuốn Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép, Đặng Thị Huệ là một kẻ mưu mô, thủ đoạn và tàn nhẫn. Nhưng trong tác phẩm của mình, Nguyễn Triệu Luật gạt bỏ những tư tưởng xưa cũ để xây dựng nên một nhân vật vương phi hoàn toàn khác, đậm tính nhân văn và mang nhiều suy tư, trăn trở. Tuy là phận nữ nhi, lại có một cuộc sống nghèo khó, nhưng Đặng Thị Huệ lại rất ham học hỏi. Chỉ vì băn khoăn không hiểu nghĩa của mấy chữ “Nhật mộ đồ viễn” mà nàng thẩn thơ suốt cả buổi làm, quyết về hỏi cha bằng được để không bị quên. Trong thời phong kiến, con gái không cần học nhiều chữ, nên ông đồ thấy lạ mà hỏi lại: “Con hỏi làm gì những chữ ấy?”. Nàng trả lời một cách thẳng thắn:
“Con hỏi cho đỡ nhớ thôi!” [27, tr.111]. Chỉ một câu nói ngắn gọn đó đã đủ thấy
được khao khát được học hành, cố gắng vươn lên của Đặng Thị Huệ, khác hẳn với hình ảnh các nhân vật nữ trong các tiểu thuyết lịch sử khác. Đã nhiều lần, Đặng Thị Huệ tự băn khoăn, chất vấn chính mình: “Mình có kém gì thiên hạ mà chịu khổ mãi, chịu khổ dấm dúi mãi ở sườn đồi này? Nhan sắc mình có, học thức mình có, đức hạnh mình có, mà mình chịu bỏ thân trong hang tối, trong khi những kẻ xấu như ma, ngu như lợn, hư thân mất nết, được cưỡi đầu cưỡi cổ mình, đạo trời còn có gì
là công bằng nữa?” [27, tr.112]. Những đoạn độc thoại nội tâm này một lần nữa
khẳng định nhân vật đã tự ý thức được sự bất công của thời đại, từ đó quyết tâm không cam chịu, nhẫn nhịn số phận nữa. Vì lẽ đó, Đặng Thị Huệ “sẵn lòng làm một điều nào ngược đời, quỉ quyệt để ra khỏi xó tối ấy, nhưng làm thế nào mà làm được một cái hành động phi thường? Làm điều ác hay điều thiện cũng cần phải có thế,
có cơ, có thì. Hiện nay, thân thế, thì cơ có gì lợi cho nàng đâu.” [27, tr.111]. Như
vậy, qua đây tác giả đã lí giải phần nào lí do khiến Đặng Thị Huệ mưu tính việc tranh giành quyền lực trong phủ chúa, đó là điều mà nàng sẵn sàng làm để đảo ngược số phận, chứ nhất quyết không cam chịu số phận an bài. Bằng hành động và suy nghĩ này, nhân vật nữ của Nguyễn Triệu Luật đã thoát khỏi tư tưởng số - mệnh vốn tồn tại lâu dài trong văn chương trung đại.
Trong những ngày cuối đời ở nhà giam Hộ tăng đường, khát khao “đảo hành, nghịch thi” của Đặng Thị Huệ vẫn không hề thay đổi, khi được phép gặp người cha đến thăm con gái sau mười hai năm xa cách, cô vẫn nói với giọng kiên
quyết về hành động của mình: “Con vẫn cho làm phải. Con làm trái thường thì được hưởng phú quí cực vọng trong mười năm, rồi thì có ngày nay. Nếu con cứ an phận bán chè thì bây giờ tốt ra lắm là được làm cô Đồ kiết ở nhà quê. Thà rằng hưởng nhiều mà chết non còn hơn chết già mà khổ sở. Chẳng gì con cũng đã được làm quốc mẫu rồi, cũng đã được cầm cân nẩy mực cho cả bách quan thần dân rồi! Trời chỉ sinh con ra để quấy nhiễu việc thiên hạ chơi mươi năm đó thôi. Bây giờ
con hết việc rồi thì nghỉ.” [27, tr.176]. Chính những lời nói, suy nghĩ ở nhân vật
này đã thể hiện quan niệm rất mới về con người của tác giả, khác với văn chương trung đại cũng như những tiểu thuyết lịch sử trước đó.
Nhân vật Tố Hà trong Hòm đựng người cũng là một nhân vật đậm chất tiểu thuyết. Khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Triệu Luật đã dần thoát khỏi văn học trung đại để thể nghiệm những cách viết mới, xoáy sâu hơn vào tâm lí nhân vật, đây là điểm mới trong tiểu thuyết lịch sử của ông. Những diễn biến tâm lí phức tạp của Tố Hà khi cô tự chất vấn, đối thoại với chính mình để quyết định có nên tố cáo Ấu Mai kiếm công trạng nhằm được thả khỏi cung hay không đã khiến người đọc thấy được cơn bão tố trong lòng Tố Hà. ua đoạn tự phân thân làm hai con người để đối thoại, chất vấn lẫn nhau này, những đấu tranh nội tâm, tâm lí nhân vật được khắc họa rõ nét và đầy kịch tính. Từ đó, tâm trạng, tính cách nhân vật được bộc lộ một cách tự nhiên, sinh động.
Trong hầu hết tác phẩm tiểu thuyết của mình, Nguyễn Triệu Luật còn đan xen những trang văn miêu tả một số phong tục, lễ nghi, hoạt động sinh hoạt văn hóa độc đáo của thời kỳ vua Lê chúa Trịnh. Ðó cũng là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện tiêu biểu của Nguyễn Triệu Luật. Các lễ nghi, phong tục, hoạt động văn hóa trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật đã giúp cho nội dung tác phẩm thêm sinh động phong phú, làm sống dậy cả một không gian văn hóa cung đình của quá khứ vài trăm năm trước, giúp tăng sức lôi cuốn đối với bạn đọc, khiến tiểu thuyết lịch sử của ông không còn là một cuốn sách viết sử khô khan, thuần túy. Tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật khắc họa một cách chân thực những hoạt động sinh hoạt văn hóa của người dân miền Bắc Việt Nam trong quá khứ: từ những sinh hoạt văn hóa cầu kỳ, những lễ nghi, lễ tiết xa hoa của giới cầm quyền chốn cung đình, lăng tẩm đến những nét văn hóa của người bình dân giản dị nhưng đậm đà bản sắc như hát đối, hát đúm bên đồi chè, cha con nhà Nho khai bút ngày mồng một Tết đã chứng tỏ Nguyễn Triệu Luật là một con người rất am hiểu về các quy cách phức tạp chốn cung đình cũng như những sinh hoạt đời thường trong xã hội thời vua Lê chúa Trịnh.
Nhà văn cũng thường xuyên đưa vào tác phẩm những đoạn miêu tả các công trình kiến trúc dinh thự, lăng tẩm, chùa chiền tạo nên những trang viết phong phú, thấm đượm bản sắc văn hóa dân tộc. Chương đầu của tác phẩm Hòm
trong nhà riêng của vị quan về hưu Đặng Tri phủ. uang cảnh được miêu tả vừa cổ kính, rêu phong vừa thanh đạm, nên thơ. Từ “tiến sĩ môn” bị rấp phải đi đường vòng đã mở ra một cảnh trí tươi đẹp, với: đường bọc đào liễu san sát, trong nhà hồ nước rộng rãi, xung quanh nhiều loài cây đẹp, ở giữa hồ có hai hòn giả sơn cao đến 3 trượng, trước cửa dán đôi câu đối. Cũng mang bài trí thanh tao, phủ đệ của gia đình Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Lệ trong Loạn kiêu binh được miêu tả bề thế mà tinh tế với những nét đẹp theo lối kiến trúc phương Đông có nhiều khu nhà riêng, lối vào cổng có trồng hàng cây thủy tùng, đi một đoạn có ao sen và một cái nhà bát giác để xem sách. Cổng xây kiểu đại khoa, đôi bên có cột đồng trụ nề đôi câu đối tự tán dương, bên tường trồng nhiều tử vi, hồng vi, ngân vi rủ cả ra ngoài tường nhà…
Ngoài ra, việc đan gài những câu thơ, bài hát quan họ cũng là một yếu tố ngoài cốt truyện tiêu biểu trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật. Đó có thể là những vần thơ tự sáng tác của các nhân vật trong truyện, cũng có thể là những trích dẫn, giải nghĩa những câu thơ nổi tiếng, những câu hát lưu truyền trong dân gian. Trong tiểu thuyết lịch sử, những câu thơ, bài hát với vai trò là một yếu tố ngoài cốt truyện đã góp phần thể hiện rõ hơn tâm trạng của nhân vật, khiến cho tác phẩm nhẹ nhàng mà sâu lắng.
Trong tiểu thuyết Hòm đựng người, mật độ những câu thơ, câu hát nhiều hơn so với những tác phẩm khác. Là câu chuyện về thân phận bi đát, phải chịu sự cô quạnh, lẻ loi trong cung cấm của những cung nữ ở uả Thịnh Lăng, bởi vậy thơ phú luôn tràn ngập qua mỗi trang văn cũng là điều dễ hiểu. Những câu thơ đó có thể là những câu thơ tức thời sáng tác của họ, cũng có thể là những câu thơ trích lại hoặc dịch nghĩa những câu thơ, bài thơ nổi tiếng. Trong tác phẩm, không hiếm khi chúng ta bắt gặp những dòng thơ như:
Hỡi trời lạnh lẽo bóng trăng soi Uống rượu đông người ai cũng cười Gái bé rượu cay không uống được Sau nhà ra hái cành hoa chơi
Đó là những câu thơ của người cung nữ Ấu Mai tự dịch nghĩa và viết lại để tiếc thương cho thân phận “sống nhưng cũng như chết rồi” của chính mình và những người cung nữ ở uả Thịnh Lăng. Họ cũng là những con người, cũng khát khao được sống, được tự do, được xây dựng hạnh phúc như những người bình thuờng khác, nhưng trong hoàn cảnh ấy họ chỉ biết chấp nhận theo số phận đã an bài.
Hay trong những màn đối đáp của họ không mấy khi vắng những vần thơ:
Giăng thanh còn đó chiếu bên mành, Nỡ phụ nhau chi một chút tình, Thề thốt những gì nên nhớ lại,
Ở ăn chẳng sợ có giời xanh.
…
Em gì nghĩa cũ chút tình mành, Cốt nhục thù kia một mối tình, Vàng ngọc tiếc thân đem dấn bụi, Hồng trần phụ những mắt ai xanh.
Những câu thơ đối đáp giữa cung nữ Ấu Mai và Tố Hà trong hoàn cảnh bị bắt giam ở tòa Ngự sử đã phần nào khắc họa hết tâm trạng, suy nghĩ và những đắn đo, dằn vặt, của hai con người mang số phận bi kịch.
Bên cạnh những bài thơ tức thời sáng tác hay viết lại của những người cung nữ, trong tác phẩm còn xuất hiện những câu hát đúm, hát quan họ, hát than thân như:
Luân vương lắm nỗi lạ thường Nén sầu, nuốt thảm, nuốt thương ta cười.
Cười thôi nhé! Ai đừng rũ rượi Bóng thiều quang có đợi mình đâu.
Hay:
Đêm qua mất một cành sòi Để thuốc em nhạt để sồi kém thâm
…
Đêm qua anh bẻ cành sòi Anh vịm lá thắm tìm tòi nhà em
Có thể thấy, việc đan xen những câu thơ, câu hát đã khiến cho mạch truyện được giãn ra. Người đọc có thể ngưng lại để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề qua những vần thơ, lời hát được sưu tầm, viết lại hay do những nhân vật trong tác phẩm tự sáng tác nên, hoặc cũng có thể do chính tác giả viết ra, sức truyền tải thông điệp của tác giả cũng phần nào trở nên hiệu quả hơn. Nhờ đó, những tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật giờ đây đã không còn khô khan, nhiều chữ nghĩa, đơn thuần, dài dòng và nhàm chán như người ta vẫn thường nghĩ mà đã mang đậm chất trữ tình.
Nhìn chung, các yếu tố ngoài cốt truyện trong các tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật rất phong phú. Những yếu tố này là một phương diện nghệ thuật quan trọng của tác phẩm, góp phần tạo nên sức hấp dẫn không nhỏ cho những cuốn tiểu thuyết của nhà văn, đồng thời thể hiện sự am hiểu sâu sắc của nhà văn về văn hoá dân tộc. Đây cũng là một điểm mới trong sáng tác của nhà văn tiến dần hơn với thi pháp hiện đại. Tuy nhiên, việc đưa quá nhiều yếu tố ngoài cốt truyện vào tác phẩm đôi lúc cũng khiến một số đoạn trong tiểu thuyết của ông trở nên lan man ở giữa chừng câu chuyện đang kể, không đi vào chủ đề chính. Thực ra, có thể hiểu đây
chính là “những lông bông” mà ông học được trong những ở các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa Pháp thế kỉ XIX.