7. Bố cục của luận văn
2.2. Hình tƣợng nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
2.2.1. Cuộc sống - “một hiện thực không ranh giới”
Kiểu hình tượng nghịch dị vốn có trong thần thoại và trong nghệ thuật cổ sơ của mọi dân tộc, nhưng chỉ trong sáng tác của một số nhà văn châu Âu từ thời Phục Hưng trở về sau nó mới trở thành thủ pháp nghệ thuật thực sự.
Trong văn học dân gian Việt Nam, yếu tố nghịch dị đã xuất hiện ở các nhân vật xấu xí, quái dị về thể xác trong cổ tích (Sọ dừa, Chàng Rết, Vua Ếch, Chàng Cóc lấy vợ tiên…), ở hình dáng và những tính cách được cường điệu, khoa trương của người phụ nữ trong ca dao, hò vè…. Yếu tố nghịch dị có mặt ở văn học trung đại qua Truyền kì mạn lục và thơ trào phúng châm biếm (thơ Hồ Xuân Hương, thơ Trần Tế Xương). Đến văn học hiện đại, Vũ Trọng Phụng đã tạo ra các yếu tố nghịch dị thông qua sự kết hợp những cái không thể kết hợp như bi - hài, giả - thật, đạo đức - vô đạo ở hàng loạt nhân vật (Số đỏ).
Các tác giả văn xuôi Việt Nam đương đại như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh,… đã sử dụng nghịch dị để nhận thức cái xấu, phê phán cái xấu, cái dị dạng, lệch chuẩn, cái phi lí đang tồn tại trong hiện thực cuộc sống. Nghịch dị vì thế trở thành một thủ pháp nghệ thuật để kiến tạo thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của họ.
Hiện thực trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là một hiện thực đa chiều được nhà văn nhìn nhận theo mạch cảm hứng chiêm nghiệm, suy tư. Đó là một hiện thực đa chiều - một hiện thực không phải như bản thân nó vốn có mà là một hiện thực ở bề sâu từ trái tim và khối óc cùng với những trải nghiệm công việc và nghề viết của ông. Đó là hiện thực đan xen, lửng lơ, không có điểm tựa hay nói cách khác là một hiện thực không ranh giới.
Hiện thực trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái làm lộ rõ sự giằng co giữa cái xấu và cái tốt trong xã hội Việt Nam hiện đại. Trong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, sự xung đột tâm trạng của một thế hệ trẻ trải qua tuổi thơ dữ dội trong những năm kháng chiến chống Mĩ và sự phân hoá tính cách của họ. Khi trưởng thành trong hòa bình, họ trở thành những con người mất dần nhân tính, sống một lối sống đầy thủ đoạn. Hồ Anh Thái đã chỉ ra diễn biến của cái ác, bản chất vị kỷ, sự nhố nhăng mang bản chất của một loại người trong xã hội. Bản chất ấy không có điều kiện bộc lộ khi con người đang cuốn vào cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Nó chưa bộc lộ rõ nét trong xã hội kinh tế thị trường đương thời.
Trong SBC là săn bắt chuột, người đọc không khỏi trăn trở về một thế giới con người đầy mưu mô và sẵn sàng hại nhau bất chấp cả tình thân. Đó là con người với đầy đủ cả chức danh, có chuột trùm, phó tướng, vợ bé,… tồn tại cạnh thế giới hiện thực của con người song song thế giới chuột giống như xã hội. Sự giằng co, không phân biệt ranh giới ấy còn thể hiện ở sự tồn tại những quan niệm tôn giáo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Ở đó, “Tôn giáo như một cái phanh hãm, nó có thể phanh thắng con người dừng lại bên bờ vực tội lỗi, trước vùng ranh giới thiện – ác, bóng tối – ánh sáng… Có cỗ xe nào lại vênh vang tự nhận rằng nó không cần phanh?” [71,37]. Nhưng mặt khác: “Sự ưu tư của đức tin kìm hãm dục vọng làm ác, kìm hãm ảo ảnh phù phiếm, nhưng cũng dễ thủ tiêu luôn chí tiến thủ, mài mòn tinh thần đấu tranh vượt khó. Hiểu thấu lẽ đời hiểu thấu tình người dễ đi kèm bình tâm an phận thủ thường” [71,139]. Qua tính hai mặt của tôn giáo được bày ra trong tiểu thuyết Dấu về gió xóa,
Hồ Anh Thái đã thể hiện những suy tư của mình. Ranh giới của hiện thựcchắc chắn sẽ mãi là một nỗi băn khoăn vô hướng khó lòng lý giải được bởi sự phong phú đến mức bề bộn của con người, của loài người. Còn trong Cõi người rung chuông tận thế chứa đựng cả một thế giới hỗn tạp thiện ác chồng xếp lên nhau. Tội ác hiện diện trong mỗi suy nghĩ và hành động của con người. Con người chỉ nhận ra hành vi tội ác của mình khi bị trừng phạt. Khi xây dựng một thế giới tâm linh dựa trên nền hiện thực trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái dường như hướng lòng mong muốn tha thiết về một xã hội hướng thiện, để con người trở nên bao dung hơn. Bởi dù bên cạnh cái thiện còn có cả cái ác, thậm chí cái ác có đôi khi còn chiến thắng cả cái thiện nhưng chỉ có bằng cái thiện thì con người mới lôi được cái ác ra trước ánh sáng, không phải chỉ để trừng phạt mà còn phải cảm hoá nó, hướng nó về nẻo thiện.
Hiện thực có khi trần trụi, sỗ sàng đến gây gắt khi nó chứa đựng những lố bịch lén lút tồn tại trong đời sống thượng lưu trong Mười lẻ một đêm. Trong tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã để sự việc ngoại tình của bà vợ một ông VIP và sau đó là những câu chuyện trong trí nhớ được kể lại trong mười lẻ một ngày. Hàng loạt những số phận được phơi bày: anh nghệ sĩ cho mượn nhà, bà mẹ anh nghệ sĩ, hai ông giáo sư, mẹ của vợ ông VIP, cuộc sống của những ông VIP, cuộc sống của anh tình nhân, cuộc đời của vợ ông VIP… Anh bạn họa sĩ hồn nhiên khóa cửa và đột nhiên biến mất để mọi người vô tình bị nhốt mười lẻ một đêm, để họ trải bao tình huống vui buồn hờn giận trong cảnh ngộ dở khóc dở cười có một không hai. Hiện thực trong Mười lẻ một ngày đêm
một cái nhìn trào lộng và phóng đại. Tác giả phơi bày hiện thực với chuyện học thuật phong cấp phong hàm, chuyện trai gái nhà nghỉ nhà trọ, chuyện hát hò vẽ tranh nặn tượng, chữ nghĩa văn chương, chuyện các doanh nhân thời mở cửa, chuyện các mađam quyền cao chức trọng dắt nhau tìm đất trang trại lập hội khai hoang, thậm chí cả chuyện đái đường và du lịch rác... Mười lẻ một đêm làm hiện rõ bộ mặt trần trụi của xã hội thị dân với sự giàu xổi của giới trí thức, sự kệch cỡm, tẻ nhạt của tầng lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu rởm đời…Những sự việc tưởng chừng không bao giờ diễn ra được lại lộ rõ mồn một, ẩn chứa trong đó những tiềm tàng ẩn ức cá nhân lệch lạc đến bất ngờ. Tính chất nghịch dị này đã khiến cho cuộc sống tưởng chừng tôn nghiêm mà lại vô cùng hài hước trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Hiện thực trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là cuộc sống của những con người mang ước mơ khát vọng cao đẹp, dám sống hết mình với tuổi trẻ, với đam mê, khát khao tồn tại cùng với cuộc sống của những con người mang đầy tội lỗi trong tâm hồn đang tìm mọi cách thoát ra khỏi vũng bùn của tội lỗi và hướng tới sự sám hối. Những phụ nữ sống tập trung ở lâm trường trong Người đàn bà trên đảo không biết bản thân mình đang sống để làm gì ngoài khát khao được có chồng và sinh con đã trốn chạy khỏi cuộc mưu sinh đầy khó khăn để rồi loay hoay không lối thoát. Cái chết tức tưởi không rõ nguyên do trong không gian huyễn hoặc là một kết thúc lửng lơ và có phần hụt hẫng... với nỗi ám ảnh về sự đề cao giá trị vật chất; về việc con người dường như dễ dàng đánh mất phần tốt đẹp và rơi vào những tủn mủn của cơm, áo, gạo, tiền. Sự xen kẽ giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo khiến ranh giới hiện thực trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái được mở rộng, nhiều sức gợi.
Hiện thực đời sống trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái còn được biểu hiện bằng mối liên hệ giữa những kinh nghiệm cá nhân với cuộc sống xã hội đó. Trong phần hành trình xuyên Việt của ông Kễnh, không có nỗi đau, nỗi mất mát, cũng không hẳn đơn thuần chỉ là tình yêu, mà khuất lấp đằng sau cuộc đời đầy xáo trộn của ông Kễnh
(Những đứa con rải rác trên đường) là sự xáo trộn, vô trật tự của cả một đất nước. Đằng sau hành trình tìm lại những đứa con rải rác của ông Kễnh là hành trình tìm lại những mất mát, những trật tự, những giá trị thật của cả một dân tộc. Đời sống thực được phơi bày trong những mặt tính cách đa dạng của xã hội và con người.
Có thể nói, mỗi tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là một hiện thực rộng lớn với nhiều mảnh ghép được kết hợp bởi cái xấu - cái đẹp, cái thiện và cái ác, cái thiêng liêng và cái thấp hèn, trang nghiêm và hài hước… với một hệ thống hình tượng nhân
vật nghịch dị và phương thức nghịch ngữ, giễu nhại. Hồ Anh Thái đã vẽ nên bức tranh xã hội sinh động bi hài rồi cắt ra thành nghìn mảnh, xáo trộn rối tung lên với kỹ thuật viết đã đạt đến cảnh giới tự nhiên, mang đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về trạng thái phức điệu của cuộc đời. Tiểu thuyết của ông đã tạo nên một bức tranh đời sống hiện thực toàn diện về những thói hư tật xấu, những cám dỗ thấp hèn, những giả tâm, những toan tính cá nhân ích kỷ, những những nỗi đau, những niềm vui giả tạo, những tràng cười rơi nước mắt… không có lằn ranh phân định rõ ràng. Tác giả đã tái hiện thành công một xã hội với nhiều loại người, nhiều lớp người, nhiều mối quan hệ mà xã hội Việt Nam đang hình thành nên trong thời kỳ mới bằng tư duy nghịch dị.
2.2.2. Con người - Nhân vật mặt nạ diễn trò
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thuật ngữ nhân vật văn học “là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [24,235]. Khi xem xét nhân vật trong mối tương quan với cá tính sáng tạo, phong cách của nhà văn, trường phái văn học, tác giả Lại Nguyên Ân, lại quan niệm: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học” [6,306]. Theo đó, nhân vật văn học là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học. Còn nhân vật mặt nạ, theo Từ điển văn học, đó là kiểu nhân vật tiêu biểu cho tư duy nghệ thuật ở chủ nghĩa cổ điển, thuộc kiểu “nhân vật chức năng (nhân vật – mặt nạ)” [30,1255]. Với nghĩa này, nhân vật mặt nạ “có đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm” [24,192].
Hội carnaval đó là “thế giới lộn ngược”: những con người, trong điều kiện ngày thường (phi lễ hội) bị tách biệt nhau bởi những hàng rào đẳng cấp, tài sản, chức trách, lứa tuổi, bước vào “quảng trường” (lễ hội carnaval) là dựa vào khu vực quan hệ tự do, thuần khiết, không có khoảng cách của con người với con người và con người với thế giới [6,36]. Ra đời từ các lễ hội carnaval thời Trung cổ và Phục hưng ở phương Tây, nhân vật mặt nạ giống như một con rối được nhà văn điều khiển bằng những phương tiện nghệ thuật phù hợp nhằm khắc họa hình tượng nhân vật, qua đó bộc lộ những quan điểm, những dụng ý nghệ thuật của mình.
Trong văn học Việt Nam, kiểu nhân vật này xuất hiện không ít. Cái thế giới đông đúc với đủ các kiểu người, đủ các khuôn mặt, chen chúc ồn ào, náo loạn của xã hội đầy điên đảo, thị phi trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng nổi lên những kiểu nhân vật mặt nạ điển hình như cụ Cố Hồng, bà Phó Đoan, Xuân tóc đỏ... Tiểu thuyết đương đại có những cái mặt nạ của trí thức dỏm, mặt người già nua của lũ trẻ mới sinh ra trong Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương...Tiểu thuyết Hồ Anh Thái chứa đựng một thế giới nhân vật phức tạp và phức tạp trong từng nhân vật. Con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là một nhân loại với đầy đủ những cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố và quy luật sinh tử của đời người. Đó là một “cõi người” đầy những phức tạp với từng số phận, từng cảnh huống, từng tính cách làm nên một tấn trò đời nhiều màu sắc, trong nhiều mối quan hệ chằng chịt. Một xã hội bên cạnh cái hiện đại là những vấn đề bất cập, những thói hư tật xấu của con người vừa đáng khóc vừa đáng cười như những trò diễn.
Hồ Anh Thái đã kế thừa tư duy sáng tác hình tượng nhân vật của văn học dân gian thông qua việc đặt hệ thống biệt danh cho nhân vật. Các nhân vật thường không được gọi bằng tên khai sinh đã tạo thành một bảng tổng phổ biệt danh cực kỳ phong phú. Đó là Cốc, Bóp, Phũ, Mai Trừng… trong Cõi người rung chuông tận thế; người đàn bà (chị), người đàn ông (anh), họa sĩ Chuối Hột, thằng bé hàng xóm, ông Víp, Giáo Sư Một (Xí), Giáo Sư Hai (Khỏa)…trong Mười lẻ một đêm; Nàng, Chàng, ông Cốp, Đại Gia, Giáo Sư, Luật Sư, Thư Ký, cô Báo, chú Thơ… trong SBC là săn bắt chuột; ông Kễnh, thằng dai huyền dài, thằng thoát hồn (anh trăn), cô múa, cô đơn ca… trong Những đứa con rải rác trên đường… mà thường được gắn vào một đặc tính biểu trưng trong các thể loại sân khấu dân gian. Các từ ngữ được dùng để định danh nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, những biệt danh này vừa quen thuộc, gần gũi gợi nhắc tới hình ảnh các nhân vật Quan lớn, Ông Huyện, Ông Lý, Thằng Mỏ, Mụ Đốp, Thằng Hề, Con Sen, Anh Nô… trên sân khấu dân gian vừa thể hiện vị trí, vai trò xã hội của các nhân vật cùng một mặc định về bản chất đáng cười, đáng chê trách của họ trong xã hội đương đại.
Trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái, như một giấy thông hành vào thế giới trò diễn, các nhân vật được đeo chiếc mặt nạ biệt danh. Đó là Cốc, Bóp, Phũ, Mai Trừng… trong Cõi người rung chuông tận thế; người đàn bà (chị), người đàn ông(anh), họa sĩ Chuối Hột, thằng bé hàng xóm, ông Víp, Giáo Sư Một (Xí), Giáo Sư Hai (Khỏa)…trong Mười lẻ một đêm; Nàng, Chàng, ông Cốp, Đại Gia, Giáo Sư, Luật
Sư, Thư Ký, cô Báo, chú Thơ… trong SBC là săn bắt chuột; ông Kễnh, thằng dai huyền dài, thằng thoát hồn (anh trăn), cô múa, cô đơn ca… trong Những đứa con rải rác trên đường, nhân vật vẫn có tên (nhân vật Phũ - Tạ Đắc Phú trong Cõi người rung chuông tận thế) nhưng có vẻ chính tên thật của họ đã mang tính biệt danh (cặp giáo sư Xí - Khỏa trong Mười lẻ một đêm). Nói như Phan Trọng Hoàng Linh trong bài viết
Tiểu thuyết Carnaval hóa của Hồ Anh Thái nhìn từ hình tượng nhân vật nghịch dị thì “Tuy mặt nạ biệt danh tạo ra thế giới kép gồm hiện thực và trò diễn, nhưng hai thế giới ấy không tách rời mà dung hợp vào nhau, bất khả xác định đâu là thực, đâu là diễn.
Bởi lẽ nhân vật không diễn xuất, mà sống trong thế giới trò diễn. Anh ta đeo mặt nạ lên, nhưng vĩnh viễn không thể tháo bỏ nó xuống, họa chăng chỉ có thể tẩy mờ đường nét để vẽ nên những chiếc mặt nạ mới. Sự xâm phạm, mâu thuẫn liên tục giữa hai thế giới đặt con người trước nghi vấn bản thể: Ta là ai?” [42]. Chính vì thế, hệ thống biệt danh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái mang bản chất tếu táo, vui nhộn, lưỡng tính của văn hóa trào tiếu dân gian mà Bakhtin gọi là “hệ thống danh xưng carnaval” khi ông