Kết hợp giọng trào phúng dân gian với triết lý hiện đại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 76 - 97)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2. Kết hợp giọng trào phúng dân gian với triết lý hiện đại

Trong tiểu thuyết của mình, Hồ Anh Thái thường dân gian hóa giọng điệu người kể chuyện thông qua việc vừa du nhập vừa cải biên, nhại các thể loại văn học dân gian truyền thống và hiện đại. Sự kết hợp giọng trào phúng dân gian với triết lý hiện đại là một kiểu giọng đặc trưng trong tiểu thuyết của ông. Nhà văn thẳng thắn và mạnh dạn trong việc phanh phui những cái tiêu cực trong con người và xã hội. Qua đó,

ông cũng gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống nhân sinh vào tác phẩm. Có thể nói, nếu giọng trào phúng là một phương thức phản ánh cuộc sống thì giọng triết lí là những suy ngẫm, những thông điệp của nhà văn đến người đọc. Giọng điệu triết lý cũng thể hiện cách nhìn, quan niệm về sự tồn tại của con người trong cuộc đời này. Cũng bởi vậy mà xuất hiện giọng điệu châm biếm, tiếng cười cũng không còn nhẹ nhàng, sảng khoái, hồn nhiên mà trở nên sắc bén hơn. Không chỉ nêu lên những vấn đề đang tồn tại bằng giọng châm biếm, mỉa mai, Hồ Anh Thái còn sử dụng cách nói triết lý để chỉ ra căn bệnh chung của số đông những người đang làm nghệ thuật: "Mắc bệnh hoang tưởng nghệ sĩ, mình còn chẳng biết mình là ai, thì thế giới xung quanh đều chỉ nhìn qua một màn sương mù của kẻ lệch lạc” [70,169]. Rõ ràng ảo tưởng vào hư danh, có thể đẩy con người vào sự mù mờ nhận thức về cuộc sống.Sự kết hợp của cách nói dân gian trong câu cửa miệng của người thiếu phụ với những người đàn ông đến chơi nhà: “Thôi về làm gì, ở lại đây mà ngủ cho vui. Cho vui. Trắng mặt ăn tiền. Ai muốn nói mình dễ giải cũng mặc. Ai vui tính thì coi là đùa. Ai tin thật ở lại thì đúng là thật.” [70,74] khiến giọng điệu trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái trở nên đầy ấn tượng. Đó là sự kết hợp của cách nói nhiều vần điệu của ca dao, tục ngữ mang chất trào phúng kiểu ngủ Gia Lâm đâm Thái Hà, chó Nhật Tân vần Hồ Tây… với sự triết lý được gửi ngầm trong đó.

Điều đặc biệt là Hồ Anh Thái đã kế thừa nét cười trào phúng từ văn học dân gian - nghĩa là dùng tiếng cười để lên án, phê phán và đả kích cái xấu kết hợp với kiểu cười nhằm vào cái lệch chuẩn, cái phi lý, cái quá đáng và cái thô tục mà ông lĩnh hội được trong văn học phương Tây để tạo ra một sự thú vị cho giọng điệu trong tiểu thuyết của mìnhĐó là những cách nói vận dụng ca dao, tục ngữ như “mồm năm miệng mười” [65,491], “ăn trệt nằm lê” [65,111] để chỉ đám con buôn và chân gỗ trong

Người đàn bà trên đảo; “méo mó có vẫn hơn không” khi nói về việc Thắm liều “nhắm mắt đưa chân” [65,152] khi quyết định lấy chồng và cảm xúc của cô sau khi lấy chồng... “Biết thế này thì lấy chồng từ tuổi mười ba, đến khi mười tám em đà năm con.” [71,14]; các thành ngữ dân gian kiểu “cưa đứt đục suốt.” [71,67], “Buôn có bạn bán có phường”, “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân” [71,68-69], “Cá lớn nuốt cá bé” [71,137], “Lòng vả cũng như lòng sung” [71,293], “Sinh con rồi mới sinh cha” [71,297],... được kết hợp với ngôn ngữ chao chát của đời sống thị dân hiện đại cùng giọng trào tiếu, giễu nhại đã tạo nên một trần thế nghiêng ngã, đầy rẫy mâu thuẫn, gây cười trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Bằng việc sử dụng bút pháp trào

phúng, Hồ Anh Thái đã lột tả được những phức tạp, bất ổn và quay cuồng của cuộc sống. Những cái hài hước, lệch chuẩn của con người, những hiện tượng, lĩnh vực khác nhau trong xã hội cũng từ đó được làm rõ.

Có thể nói, sự kết hợp giữa trào phúng dân gian với triết lý hiện đại của Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết của ông không chỉ dung hợp được trong nó cái bác học của suy tư hiện đại với cái suồng sã của văn hóa bình dân và sức mạnh vô địch của trào tiếu dân gian. Điều này giúp ông không chỉ gia tăng tính hài hước, giễu nhại, châm biếm cho tác phẩm mà còn bóc tách được lớp vỏ hào nhoáng của cuộc sống giúp chúng ta nhìn thẳng vào sự thật để suy ngẫm, trăn trở, để tỏ thái độ và hành động.

Bằng cách kết hợp giữa trào phúng dân gian với triết lý hiện đại, Hồ Anh Thái đã tạo nên một giọng riêng đặc trưng cho tiểu thuyết của mình trong bản hợp âm giọng tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đồng thời bày tỏ thái độ đau đớn của mình trước sự vô cảm với cuộc sống cùng sự rạn nứt các mối quan hệ giữa con người trong xã hội hiện đại.

Tiểu kết

Mỗi tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là mỗi công trình thể nghiệm tư duy nghịch dị thông qua các thủ pháp nghệ thuật. Sự phối hợp linh hoạt giữa các thủ pháp nghệ thuật làm cho hiện thực cuộc sống khi xuất hiện trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái trở nên khác lạ tạo tiếng cười bởi những tình huống nghịch lý; sử dụng thủ pháp lạ hóa trong xây dựng một số biểu tượng nghệ thuật. Thông qua các thủ pháp nghệ thuật, nhà văn đã biểu đạt những ý nghĩa riêng của cuộc sống, con người, từ đó tạo được sự thú vị, gần gũi cho tác phẩm. Bằng khả năng thực hiện các thủ pháp nghệ thuật độc đáo, ngòi bút của mình, Hồ Anh Thái đã làm cho tất cả sự vật, con người và cuộc đời trở nên khác lạ và hấp dẫn; những cái đời thường, những cái được bọc rất kỹ trong lớp vỏ hào nhoáng đều bị bóc trần ra và được nhà văn gọt giũa trở nên đẹp hơn, góp phần làm cho cuộc sống thêm đẹp, lòng người thêm thiện lương. Cùng với nghệ thuật xử lý ngôn từ đầy sáng tạo, Hồ Anh Thái không chỉ dừng lại ở các phương diện như kết hợp với lối dân gian hóa, làm hiện đại thêm giọng điệu. Hồ Anh Thái thực sự thành công khi lột tả khuôn mặt cuộc đời.

KẾT LUẬN

1. Cùng với những đột phá, cách tân trên nhiều phương diện của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đến nay, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ của mình, Hồ Anh Thái cùng các nhà văn Việt Nam đương đại đã nỗ lực lạ hóa thế giới nghệ thuật, kiến tạo một thế giới đầy những phi lí, mâu thuẫn, nghịch lí, chấn thương. Trên cơ sở coi nghịch dị như một đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết, Hồ Anh Thái đã tạo được đóng góp lớn cho sự đổi mới và sáng tạo nghệ thuật viết văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng ở Việt Nam.

2. Hồ Anh Thái là nhà văn đã tích hợp được trong thế giới nghệ thuật của mình những thông điệp giàu ý nghĩa xã hội và nhân sinh của thời hiện đại. Bằng một lối tư duy nghệ thuật mới mẻ và sáng tạo, được xây dựng từ cảm quan carnaval và lối xây dựng hình tượng nghệ thuật nghịch dị. Bằng các thủ pháp cường điệu hóa những mâu thuẫn trong cuộc sống, sáng tạo những tương phản kỳ quặc, cái nhìn trào lộng về cuộc sống, con người và kế thừa tư duy văn hóa, văn học dân gian, Hồ Anh Thái không chỉ thu gọn hiện thực đời sống trong những biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà còn lột tả rộng hơn, sâu hơn, “đời” hơn là cái thường nhật với bao mối quan hệ chằng chịt, chìm ẩn trong những mối quan hệ xã hội, cộng đồng và cá nhân. Những thể nghiệm mới này đã giúp tiểu thuyết của Hồ Anh Thái mang lại cho người đọc những cảm xúc mới, những bài học mới về cõi nhân sinh thời hiện đại.

3. Việc canarval hóa thế giới nghệ thuật, “hoàn cảnh hóa” ngôn ngữ văn học và linh hoạt trong giọng điệu nghệ thuật của Hồ Anh Thái đã khiến tiểu thuyết của ông mang đậm dấu ấn cá nhân. Thông qua khai thác các tình huống nghịch lý kết hợp với sự liên tưởng khác biệt từ những hình ảnh vốn có trong hiện thực, Hồ Anh Thái đã thành công trong việc tạo hiệu ứng gây cười độc đáo đồng thời đã tạo được màu sắc huyền bí, tâm linh, pha chút hoang đường cho nhiều biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của mình. Ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt là những biệt ngữ xã hội được sử dụng một cách sáng tạo đã giúp ông diễn tả chân thực bản chất văn hóa của đời sống hiện đại cũng như làm đậm thêm tính chất nghịch dị cho các tác phẩm của ông.Giọng giễu nhạicùng với giọng trào phúng kết hợp triết lý hiện đại được vận dụng linh hoạt không chỉ làm nên sự đa thanh cho giọng điệu tiểu thuyết của ông mà còn phát huy hiệu quả tính giễu nhại hài hước khi tác giả tạo dựng một thế giới ngổn ngang đầy rẫy sự kệch cỡm, lố lăng và buồn cười. Có thể nói, mỗi thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ

Anh Thái khi lồng ghép vào nhau đã tạo ra được những hiệu quả thẩm mỹ riêng, đã chuyển tải nhiều tầng bậc ý nghĩa về cuộc sống nhân sinh đồng thời sự kết hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật nghịch dị cho tiểu thuyết Hồ Anh Thái, đem đến những đặc sắc, mới lạ và hấp dẫn tác động tích cực đến người đọc.

4. Tuy không phải là người mở đầu trong cuộc cách tân nền tiểu thuyết đương đại nhưng trước sự chuyển biến mạnh mẽ của dòng văn học nước nhà, Hồ Anh Thái với sự nhạy bén của mình đã nắm bắt nhanh chóng để hòa mình trong dòng chảy đó, góp phần khẳng định được vị trí và phong cách độc đáo của mình trong văn học Việt Nam đương đại. Với ý thức cách tân nghệ thuật nhằm tạo sự phù hợp, hiệu quả trong cách thể hiện mọi vấn đề theo cảm quan riêng của mình, Hồ Anh Thái luôn thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo. Những độc đáo mới lạ trong nghệ thuật tiểu thuyết đặc biệt là nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết của ông là nhân tố quan trọng làm nên phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Hồ Anh Thái xứng đáng là một trong những nhà văn đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình cách tân và hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

2. Phạm Thị Mỹ Anh (2012), Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

3. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Khoa học Huế (60), Đại học Huế.

4. Thái Phan Vàng Anh (2017), “Dòng chảy phi lí trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, nguồn: vannghequandoi.com.vn, truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018.

5. Thái Phan Vàng Anh (2017), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI lạ hóa một cuộc chơi, NXB Đại học Huế.

6. Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn học.

7. Lê Huy Bắc (2013), Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, NXB Tri thức.

8. Anh Chi (2009), “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”, nguồn: http://hoanhthai.vn, truy cập ngày 03 tháng 5 năm 2019.

9. Phạm Vĩnh Cư (2012), “M. Bakhtin với lý luận tiểu thuyết”, nguồn: www.vanhoanghean.com.vn, truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018.

10.Vũ Mạnh Cường (2015), Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

11.Phạm Phú Uyên Châu (2018), “Hình tượng ma như một thủ pháp nghệ thuật trong văn học viết”, nguồn http://vannghequandoi.com.vn/, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2019.

12.Nguyễn Hồng Dũng (2017), “Phạm trù nhân vật trong tiểu thuyết VN theo xu hướng hậu hiện đại”, nguồn: khoavanhue.husc.edu.vn, truy cập ngày 02 tháng 6 năm 2018.

13.Nguyễn Đăng Điệp (2002), “Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc”, nguồn: http://www.talawas.org, truy cập ngày 03 tháng 5 năm 2019.

14.Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Phan Cự Đệ (2001), “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (3).

16. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du. 17.M. Bakhtin (2011), (Từ Thị Loan dịch), “Hình tượng thân thể nghịch dị trong tác

phẩm của Rabelais và những nguồn gốc của nó”, nguồn: www.vanhoanghean.com.vn, truy cập ngày 02 tháng 6 năm 2018.

18.M. Bakhtin (2006), Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

19.Jean Chevalier-Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

20.Phạm Chí Dũng (2003) , “Ám ảnh và dự cảm”, phần “Dư luận”, Cõi người rung chuông tận thế, NXB Trẻ.

21.Dan Duffy (1996) , “Nhà văn bẩm sinh mang gương mặt nhà ngoại giao”, phần “Dư luận” Trong sương hồng hiện ra, NXB Trẻ.

22. Hoàng Cẩm Giang (2010), “Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (4).

23.Hoàng Cẩm Giang (2013), “Vấn đề không – thời gian trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI và sự xóa nhòa những đường biên thể loại”, nguồn: http:// hcgiang.blogspot.com, truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2019.

24.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Huỳnh Thị Thu Hậu (2014), “Nghịch dị trong tiểu thuyết”, nguồn: www.daibieunhandan.vn, truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018.

26. Huỳnh Thị Thu Hậu (2016), “Nhân vật nữ nghịch dị trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam”, Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu (138).

27. Huỳnh Thị Thu Hậu (2016), “Nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam”, Tạp chí Hội VHNT Quảng Nam, nguồn: vanhien.vn, truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2018

28. Huỳnh Thị Thu Hậu (2017), Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2012, Luận án Tiến sĩ, Đại học Huế - Trường Đại học Khoa học, Huế. 29. Mai Thanh Hiền (2013), Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận

văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

30.Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới.

31.Lâm Huy (2006), “Hài hước và trữ tình”, phần “Dư luận”, Mười lẻ một đêm, NXB Trẻ.

32.Mai Trương Huy (2017), “Nhại và giễu nhại trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái”, nguồn: http://www.vjol.info, truy cập ngày 03 tháng 5 năm 2019.

33. Ngô Thị Thu Hương (2007), Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quy Nhơn.

34. Nguyễn Thị Minh Hoa (2010), Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

35.Phạm Thị Hoài, Thiên sứ (1989), NXB Trẻ.

36.Vũ Thị Thanh Hoài (2016), “Chất nghịch dị trong tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường của Hồ Anh Thái”, nguồn: dlib.huc.edu.vn truy cập ngày 02 tháng 6 năm 2018.

37. Vũ Thị Thanh Hoài (2016), “Tình huống gây cười trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” http://vhnt.org.vn, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.

38. Ma Văn Kháng (2003), “Cái mà văn chương ta còn thiếu”, phần “Dư luận” Cõi người rung chuông tận thế, NXB Trẻ.

39. Ma Văn Kháng (2011), “Giọng điệu Hồ Anh Thái”, nguồn: http://www.sachhay.org, truy cập ngày 03 tháng 5 năm

40.Thụy Khuê (2017), Phê bình văn học thế kỷ XX, NXB Hội nhà văn.

41. Phan Trọng Hoàng Linh (2015), “Bước chuyển Canaval hóa trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái”, nguồn: www.vanhoanghean.com.vn, truy cập ngày 02 tháng 6 năm 2018

42. Phan Trọng Hoàng Linh (2016), “Tiểu thuyết Carnaval hóa của Hồ Anh Thái nhìn từ nhân vật nghịch dị”, nguồn: tapchisonghuong.com.vn, truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018.

43.Phan Trọng Hoàng Linh (2017), “Cái hài trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái”, Tạp chí Khoa học Lạc Hồng (Số đặc biệt).

44.Vân Long (2002), “Cái ảo trên nền thực”, phần “Dư luận”, Cõi người rung chuông tận thế, NXB Trẻ.

45.Vân Long (2007), “Một thành tựu đáng nể”, phần “Dư luận”, Đức phật, nàng Siavitri và tôi, NXB Trẻ.

46.Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (2005), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 76 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)