Xây dựng tình huống nghịch lý

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 58)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Xây dựng tình huống nghịch lý

Tình huống nghịch lý là những tình huống mang tính nghịch dị. Nó được tạo ra bởi những các nhân vật lập dị, quái đản về hành vi, suy nghĩ, tính cách, qua đó, phản ánh những cái nhố nhăng, lố bịch của con người và cuộc sống.

Các tình huống nghịch lý xuất hiện rất nhiều trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Đó là tình huống gặp gỡ vô cùng trớ trêu của người đàn ông và người đàn bà sau nhiều năm xa cách tại một căn hộ chung cư ở cách xa trung tâm thành phố, là tình huống ứng xử kỳ lạ của giáo sư Một ở tiểu thuyết Mười lẻ một đêm; tình huống đối đầu đáng sợ giữa Chuột Trùm và Đại gia trong SBC là săn bắt chuột; tình huống tiếp cận kiến thức một cách nực cười của cậu con trai quý tử nhà ông Kễnh trong nhà vệ sinh, chuyến xuất ngoại bất ngờ của anh họa sĩ, tình huống quái gỡ làm nên cuộc tình li kì của anh xe và cô đơn ca trong Những đứa con rải rác trên đường… Những tình huống nghịch lý này được tạo ra từ những hành vi, tính cách quái gở và từ những mâu thuẫn hài hước của các sự việc, sự kiện mà Hồ Anh Thái đã dày công tạo tác trong tác phẩm của mình.

Trong tiểu thuyết của mình, Hồ Anh Thái thường thông qua những nhân vật lập dị với những hành vi, tính cách quái gở của họ để tạo ra những tình huống nghịch lý. Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, việc giáo sư Một cứ kéo lê việc trình bày theo kiểu “Một đời viết báo ngoại ngữ Văn hóa Việt Nam đã bao lần tái bản xào xáo nội dung này” [70,213] trong cái băng ghi âm có sẵn trong đầu cứ thế mở ra làm cả hội thảo tê tái sượng sùng. Và tình huống giáo sư Một một mình vung vẩy công phá “Những cái đĩa to đựng thức ăn chung cho bao nhiêu người”, để “Dao ăn của ông xỉa vào cắt cả miếng thị to như con lợn sữa. Dĩa ăn của ông ba ngạnh xiên hết miếng nọ đến miếng kia. Cái đinh ba Trư Bát Giới. Cả một vùng bán kính một mét quanh chỗ ông ngồi, món ăn đã bị cày bừa lật gạt bốc bãi ngổn ngang” và rồi “vục đầu vào ăn”, “nhai chòm chọp chèm chẹp” [70,216] là sự kỳ quặc đến không thể tưởng tượng được. Các hành động của giáo sư Một được diễn ra bởi một “Ông già gần tám mươi đi dép lê, thói

quen đi bộ dưỡng sinh. Sơ mi xuềnh xoàng xắn tay tới khuỷu. Không sẵn sàng lên diễn đàn” [70,213]. Cái dáng vẻ luộm thuộm xuất hiện trong một hội thảo quốc tế long trọng tất phải kéo theo những tình huống ứng xử kỳ lạ. Sự kỳ quặc của tình huống đã lột tả cái kỳ dị, quái đản của hình dáng, tư duy, cách ứng xử của con người.

Hay tình huống quái gở làm nên cuộc tình li kì của anh xe và cô đơn ca trong

Những đứa con rải rác trên đường. Cô đơn ca yêu đơn phương anh xe kém mình chín tuổi, để thuyết phục, cô liền đến phòng anh, mang theo một quả lựu đạn, giật chốt kíp nổ ném ra ngoài. Trước cái chết gang tấc, anh xe không dại từ chối lời tỏ tình. Éo le là họ không tìm thấy được cái chốt. Phải đem tiêu hủy quả lựu đạn, họ cùng dắt tay nhau như tình nhân “vừa mới từ một khu nhà hạnh phúc của đơn vị nào đó đi ra dạo phố”, “Tay phải cô đơn ca vẫn đút trong túi quần bộ đội. Cái tay ấy đang bấm vào chỗ quả lựu đạn mất chốt” [73,216]. Nhìn họ nắm chặt tay nhau đi trên phố, đờ người vì sợ hãi, không ai nghĩ đôi trai gái kia đang đi cùng thần chết. Qua khu chợ vải, qua quảng trường, cuối cùng họ quyết định ra bờ sông. Cô đơn ca vung tay ném quả lựu đạn và họ cùng nằm dán chặt xuống mặt đất chờ đợi một tiếng nổ. Khoảnh khắc chờ đợi thót tim đó dâng lên trong máu họ sự hoang mang hồi hộp, nhưng không có một tiếng nổ đáng sợ nào, cho đến mãi mấy chục năm sau. Kiểu tỏ tình khác thường và quyết liệt của cô đơn ca diễn ra đúng như tính cách của cô trước đó cũng như sự tự trừng phạt khắc nghiệt của cô sau này: khi quả lựu đạn năm xưa phát nổ cướp đi sinh mạng của hai em học sinh giỏi, cô đã tự kết liễu cuộc đời bằng một viên đạn vào thái dương mình. Rồi tình huống tỏ tình bất ngờ, kỳ cục của ông Cốp với cô đá quý khi bà Cốp vừa mới chết. Cái chết của bà vợ ông ốp trở thành biến cố làm xoay chuyển vị trí mối quan hệ giữa các nhân vật. Mối quan hệ bắt đầu chỉ là giữa ông Cốp với cô đá quý vốn như con cháu trong nhà. Nhưng khi bà Cốp vừa mới chết, lập tức ông tỏ tình với cô. Bất ngờ hơn là giữa ông và cô đã ngấm ngầm diễn ra một giao ước tình cảm. Song tình huống đã nâng lên một nấc thang mới trong cuộc đời cô đá quý là sau khi “hai chú cháu ôm nhau khóc như hôm hai chú cháu đã ôm nhau khóc bên giường bệnh bà Cốp” [73,271]. Từ hành động kỳ cục này, cô gái lỡ thì 32 tuổi từ thân phận của một thư ký, một người giúp việc tận tụy trở thành phu nhân của ông Cốp. Cách xưng hô của họ cũng dễ dàng thay đổi, từ chú - cháu kính trọng sang anh - em dịu dàng. Mối quan hệ giữa con cái của ông Cốp với cô đá quý cũng xoay chiều chóng mặt, từ yêu mến tình sang căm giận, thù địch. Có thể thấy qua tình huống này, luân thường đạo lý như bị

đảo lộn, đạo đức gia đình mất trật tự, tôn ty. Con người dường như luôn thường trực những toan tính ích kỷ, tham lam.

Trong tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường, chuyến xuất ngoại bất ngờ của anh họa sỹ đến châu Âu mười tám năm “thực ra bắt đầu bằng một đêm ngủ với gái trên bãi biển Vũng Tàu”. Nửa đêm về sáng trên ghềnh đá, anh gặp một nhóm người đang lúi húi khuân vác đồ đạc lên một con tàu nhỏ, chuyện trò một lát họ túm lấy anh, lôi xềnh xệch lên tàu ra khơi và đến một đất nước hoàn toàn xa lạ. “Một cú đi ra sau ghềnh đá mà đi tuốt một mạch mười tám năm đến giờ” [73,78] là sự bắt đầu một cuộc sống tha hương khốn khổ của anh họa sĩ. Những tưởng lấy được một cô vợ nước ngoài là hết đời lang bạt, ngược lại, anh phải làm đủ thứ việc vặt vãnh để còng lưng nuôi một cô vợ lười và một đàn con gái. Những chuẩn mực đạo đức thông thường trong các mối quan hệ giữa chồng - vợ, cha - con, nam - nữ, bạn bè, đồng nghiệp…ở đây đã bị đảo lộn, lệch lạc, suy đồi.

Bằng những mâu thuẫn hài hước của các sự việc, sự kiện, Hồ Anh Thái đã tạo ra những tình huống dở khóc dở cười của con người và cuộc đời. Trong Mười lẻ một đêm, sau tình huống gặp gỡ trớ trêu của người đàn ông và người đàn bà, họ dần dần chấp nhận tình trạng bị nhốt. Không thể liên lạc bằng điện thoại. Không thể phá khóa. Không thể đánh động cho hàng xóm biết để bảo bà già sang mở cửa cho ra. Không thể đốt lửa, cởi áo vẫy qua cửa sổ… Họ phải chấp nhận trả nhiều tiền, thương lượng với thằng bé ở phòng chung cư bên cạnh. Họ phải nhờ nó mua thức ăn, đánh một chiếc chìa khóa thoát thân. Tình cảnh oái oăm hiện tại buộc họ phải chấp nhận làm theo mọi yêu cầu của thằng bé. Cái hay là bắt đầu từ tình huống này mở lại một chuỗi các tình huống nghịch dị khác. Trong không gian chật hẹp của ngôi nhà, bên này, Họa sĩ Chuối Hột đã vô cùng quái gở khỏa thân dốc ngược đầu trần trụi “thân người bóng nhẫy trắng lôm lốp như thân chuối”, bên kia bà mẹ gã lại đắm chìm trong tiếng mõ cốc cốc cùng đám con nhang đệ tử lung lay trong tiếng nhạc giá đồng. Hay tình huống trong tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường là cậu con trai quý tử của ông Kễnh đứng trước khả năng bị đuổi học, phải đi gặp thầy hiệu trưởng. Trên đường đến văn phòng của thầy, anh ta vào nhà vệ sinh, nhờ thế tình cờ phát hiện ra một âm mưu nổ súng khủng bố tinh thần trong trường đại học. Anh ta vốn là một công tử nhà giàu, đi du học là để thoải mái cờ bạc, gái gú, ăn chơi thác loạn. Trong lúc ngồi ở đó, anh ta lại vô cùng thích thú khi đọc được cả một kho kiến thức viết trên tường, từ triết lý bình dân, giai thoại kinh viện, cho đến ngụ ngôn. “Ngồi ở một chỗ không mùi không vị,

khung cảnh rất phù hợp cho trầm tư suy ngẫm, không khác gì ngồi cabin trong các thư viện của trường hơn một triệu cuốn sách ngoài kia” [73,18].

Hồ Anh Thái còn xây dựng một tình huống đối đầu đáng sợ giữa Chuột Trùm và Đại Gia trong SBC là săn bắt chuột. Chuột Trùm căm ghét vì đã giết hại vợ con, thần dân, phá phách hang ổ. Ánh mắt tóe lửa của Chuột Trùm đã giết chết ông ta, kéo theo tình trạng mất trọng lượng của bảy người khác, những người tụ tập ở bên giường bệnh, nhìn mặt Đại Gia vào những phút cuối cùng. Rút cuộc, các nhân vật phải liên kết lại với nhau cùng nhìn vào mắt Chuột Trùm, nhìn vào thi thể Đại Gia, của thiên trả thiên, của thử trả thử để hóa giải tình trạng mất trọng lượng của mình. Quá trình đi tìm sợi dây liên hệ giữa người bị chết và mất trọng lượng cũng là quá trình các nhân vật lần lượt xuất hiện với một bản lý lịch đầy đủ, từ quá khứ đến hiện tại, từ hành vi đến tính cách, từ diện mạo đến bản chất… Với tình huống con người phải tìm đến liên kết với nhau để đối phó với con vật (Chuột Trùm), bắt nó phải hóa giải tình trạng mất trọng lượng là mấu chốt để tác giả triển khai các diễn biến khác trong cốt truyện cũng như trình bày một cách mạch lạc ý đồ tư tưởng của mình.

Có thể nhận thấy Hồ Anh Thái khai thác tình huống nghịch lý và trớ trêu đã tạo hiệu ứng gây cười độc đáo góp phần tạo dựng tiếng cười nhiều cung bậc trong tiểu thuyết của mình. Qua đó, tác giả phản ánh thực trạng hiện hữu của một số kiểu người với một thực tế quá nhiều bất cập của xã hội mà ở đó, các mối quan hệ gia đình, xã hội hiện tại đang dần xấu đi. Đó là những con người không thoát ra khỏi vòng vây của hoàn cảnh, không cưỡng được ham muốn của cá nhân; sống giả dối, cơ hội, nhố nhăng, bạc nhược hay nhỏ nhen. Chừng đó chân dung đã cho thấy một cách chân thực hiện trạng xã hội mà chúng ta đang sống. Một xã hội nhốn nháo hiện ra với những bức chân dung đầy hài hước, lố bịch.

3.1.2. Lạ hóa biểu tượng nghệ thuật

Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của tác giả Jean Chevalier-Alain Gheerbrant, biểu tượng là “một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày, vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che giấu đối với chúng ta” [19,29].

Freud thì coi biểu tượng “là ngôn ngữ của cái vô thức bị chèn ép, là thứ ngôn ngữ đã bị dịch chuyển, tức là những gì đã xảy ra ở thời ấu thơ đã bị lãng quên, những ham muốn bản năng bị dồn nén, những chấn thương từng phải chịu đựng trong quá

khứ, cả sự lí tưởng hóa và mặc cảm tội lỗi…có thể được biểu hiện, tái hiện trong giấc mơ dưới dạng các biểu tượng. Biểu tượng trước hết được hiểu là sự hình tượng hóa những bản năng tính dục bị dồn nén từ thời ấu thơ, nguyên nhân nảy sinh giấc mơ ấy cũng chính là nguyên nhân tạo nên các biểu tượng” [58,65]. Đó là “sự thay thế cái biểu đạt này bằng cái biểu đạt khác, ở đó cái được biểu đạt luôn luôn vắng mặt. Sự vắng mặt của cái biểu đạt liên quan đến cơ chế kiểm duyệt của văn hóa, xã hội, tâm lí đặc thù của mỗi cá nhân. Biểu tượng luôn có khả năng tạo ra các quan hệ và ý nghĩa mới” [58,66]. Theo cách cắt nghĩa này của Freud, biểu tượng hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm.

Trong khi đó, “Lạ hoá” là một khái niệm được nhà phê bình V.Shklovski sử dụng để phân tích tác phẩm văn học và được Bertolt Brecht vận dụng vào lĩnh vực sân khấu. Trong bài tiểu luận Nghệ thuật như là thủ pháp, V.Shklovskhi đã coi “lạ hoá” là thủ pháp biệt hoá các sự vật cũng là thủ pháp tạo ra một hình thức khó hơn, làm cho sự cảm thụ trở nên khó hơn và dài hơn, vì quá trình cảm thụ trong nghệ thuật mang mục đích tự thân và kéo dài. Theo V.Shklovski, nghệ thuật là sự cảm nhận cách làm ra sự vật, còn cái được làm ra trong nghệ thuật thì không quan trọng. Vì thế, “lạ hoá” có chức năng chuyển cái nhìn của hình ảnh nghệ thuật sang hình ảnh của văn chương. Các nhà văn, trong quá trình sáng tạo, sẽ vận dụng phép lạ hoá để tách đối tượng ra khỏi những nếp nghĩ theo một lối mòn cũ, đặt chúng bên cạnh những khái niệm khác nhau, giúp cho người đọc nhìn chúng như một sự vật hiện tượng mới bắt gặp đầu tiên trong trong đời.

Thủ pháp lạ hoá trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái thường được thể hiện ở sự liên tưởng khác biệt từ hình ảnh vốn có trong hiện thực để gợi ra một sự vật, hiện tượng khác. Điều đặc biệt là sự liên tưởng của nhà văn không hoàn toàn dựa trên phép tương đồng giữa hai sự vật, sự việc theo cách truyền thống mà được gắn vào các sự vật, sự việc ấy những hình ảnh, chi tiết bất ngờ, đôi khi “kỳ cục”. Chẳng hạn như hình ảnh một người dốc ngược đầu xuống chổng hai chân t lên được người Việt gọi là “trồng chuối” thì trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm hình ảnh hoạ sĩ khoả thân tập Yoga lại được nhà văn miêu tả là một cây “chuối hột trổ bông ở quãng lưng chừng trời” [70,22]. Để rồi khi anh ta bị bắt quả tang đang khoả thân trồng chuối trong nhà mà cửa nhà lại mở hướng ra sân đối diện với nhà vệ sinh tập thể và bị yêu cầu trở về tư thế bình thường thì “Không ai dám lại gần chặt cây chuối đổ” [70,23]. Hồ Anh Thái đã dùng một câu ngắn gọn để nói về tình thế ấy theo một cách rất khác, một cách diễn đạt

lạ. khiến sức biểu đạt của nó vượt quá mười tiếng trong câu văn mà tác giả sử dụng. Rồi từ hình ảnh khoả thân tập Yoga của hoạ sĩ, Hồ Anh Thái dẫn người đọc đến nghi ngờ về mối liên hệ giữa một giáo chủ và một giáo đồ của “Một thứ tôn giáo nhất nguyên và thất truyền” [70,25]. Hoặc cái “chủ nghĩa khoả thân” mà hoạ sĩ tôn sùng lại được tác giả cụ thể hóa thành một “Bãi biển đời người thịt da trắng lôm lốp. Bánh chay bột lọc có cục đường đen làm nhân” [70,21]. Hình ảnh họa sĩ “Chối hột trổ bông ở quãng lung chừng trời” ấy trở thành một biểu tượng về một sự quái dị, lệch chuẩn nhân cách của con người.

Có thể thấy, phép ẩn dụ được thực hiện qua sự liên tưởng của Hồ Anh Thái rất cao tay. Nó không chỉ thể hiện sự độc đáo trong sự liên tưởng của tác giả mà còn mở rộng trường nhìn của người đọc, giúp họ có một góc nhìn mới với cái cười bật ra như một phản xạ không kiềm chế được. Tương tự, trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôi, việc hướng dẫn viên du lịch vừa kể chuyện vừa “không ngừng lục tay vào các

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)