Quản lý công tác tăng cƣờng tiếngViệt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tạ

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 32)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý công tác tăng cƣờng tiếngViệt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tạ

tại trƣờng mầm non

1.4.1. Xác định nhu cầu tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

Đây là nhiệm vụ đầu tiên trong công tác quản lý tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời ngƣời dân tộc thiểu số tại trƣờng mầm non, làm cơ sở xây dựng mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tăng cƣờng tiếng Việt. Để xác định yêu cầu, nội dung

tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời ngƣời dân tộc thiểu số một cách chính xác, cần phải phân loại và xác định các yêu cầu thực tế:

Xác định nhu cầu tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số, cần đƣa vào từ kết quả khảo sát, thực trạng trên cơ sở đó hiệu trƣởng chỉ đạolên kế hoạch tổ chức các chuyên đề chuyên sâu tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời ngƣời dân tộc thiểu số theo nhu cầu của trẻ.

Xác định nhu cầu tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số về hình thức tổ chức dạy học, phƣơng pháp dạy học, về biện pháp, kĩ thuật dạy học, cách thức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ... Lãnh đạo nhà trƣờng cần phân loại các nhu cầu, sau đó xây dựng kế hoạch tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số cho từng loại nhu cầu với nhiều hình thức khác nhau; phối hợp PHHS để đánh giá nhu cầu, tổ chức nhiều hình thức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ, đánh giá thực trạng các kĩ năng nghe, nói, đọc viết của trẻ qua từng giai đoạn. Định kỳ xác định nhu cầu nội dung tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số, nhu cầu về giáo viên dạy và giáo dục, nhu cầu về kiểm tra, đánh giá, nhu cầu về các kĩ năng đạt đƣợc sau khi học tập tiếng Việt.

1.4.2. Quản lý mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

Việc xác định chính có ý nghĩa tiền đề, quản lý mục tiêu, đảm bảo hiệu quả quá trình thực hiện mục tiêu có ý nghĩa quyết định kết quả công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số

Quản lý mục tiêu tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số là nhằm đảm bảo củng cố, khắc sâu ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số. Với mục tiêu nhận thức, ngƣời học cần đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về từ, mối quan hệ giữa từ với các đơn vị khác nhƣ ngữ âm, ngữ pháp,… Ngƣời học cần học đƣợc cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, đối tƣợng giao tiếp nhằm đạt đƣợc mục đích giao tiếp bằng tiếng Việt phù hợp với chuẩn mực yêu cầu đối với lứa tuổi Mầm non.

Quán triệt nâng cao nhận thức cho giáo viên để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Quản lý mục tiêu tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non có trẻ ngƣời dân tộc thiểu số, bồi dƣỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số. Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên vùng dân tộc thiểu số về công tác quản lý, phƣơng pháp, kỹ năng tổ chức

các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cƣờng tiếng Việt phù hợp với đối tƣợng trẻ vùng dân tộc thiểu số. Triển khai có hiệu quả công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên, xây dựng nội dung tăng cƣờng tiếng Việt; quản lý hoạt động tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo nội dung, mô đun dành cho địa phƣơng.

Huy động bổ sung, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trƣờng mầm non ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Quản lý việc thực hiện mục tiêu tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả học tiếng Việt của trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của bậc học. Ngƣời quản lý có nhiệm vụ chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng mục tiêu tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số thông qua các khâu chuẩn bị, tổ chức các hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả.

1.4.3. Quản lý nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

Nội dung chƣơng trình tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số phải phù hợp với yêu cầu của Bộ GD&ĐT, đáp ứng đƣợc nhu cầu của trẻ và phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Muốn vậy, phải quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung.

Lựa chọn nội dung, chƣơng trình giáo dục, dạy học: Nhằm tối ƣu hóa mục tiêu tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số, đáp ứng đƣợc nhu cầu nâng cao chất lƣợng dạy học, tránh đƣợc sự chồng chéo hoặc bỏ sót. Việc lựa chọn nội dung cần căn cứ vào đặc điểm nhu cầu của trẻ ngƣời dân tộc thiểu số đối với việc tăng cƣờng tiếng Việt.

Xây dựng nội dung tăng cƣờng tiềng Việt cho trẻ bao gồm: Hƣớng dẫn giáo viên cách luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích cực hóa vốn từ trong các hoạt động nghe, nói cho trẻ.

Yêu cầu giáo viên tăng cƣờng luyện đọc mở rộng các tiếng chứa vần đang học: Trang bị đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh để giúp trẻ ngƣời dân tộc thiểu số làm quen với tiếng Việt.

Xây dựng các chủ đề để làm giàu vốn từ cho trẻ. Tăng cƣờng sử dụng hình ảnh, mô hình, vật thật gắn với từ mới; dùng tiếng mẹ đẻ để giải thích cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ nghĩa từ và tình huống sử dụng.

Tăng cƣờng sửa lỗi sai, phát âm sai cho trẻ: Chú ý quan sát, phát hiện những trẻ nói tiếng dân tộc thiểu số và những trẻ nói ngọng để kịp thời hƣớng dẫn các em cách phát âm chuẩn tiếng Việt.

Yêu cầu giáo viên luyện nói, giao tiếp cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số mọi nơi, mọi lúc.

Tổ chức cho giáo viên đƣợc bồi dƣỡng và học tiếng dân tộc, đảm bảo cho giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ của trẻ để giao tiếp, tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đối với giáo viên; Căn cứ vào thực tế, số lƣợng trẻ còn hạn chế tiếng Việt để xem xét thời lƣợng tăng cƣờng tiếng Việt trong ngày, xây dựng nội dung tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ, linh hoạt sử dụng các tình huống dạy trẻ tiếng Việt. Đối với trẻ 5 tuổi khi dạy tăng cƣờng tiếng Việt, giáo viên phải chú ý rèn kỹ năng dạy trẻ nói câu đầy đủ, phù hợp với bảng từ,chú trọng sửa lỗi cho trẻ ở những từ phát âm khó, sửa tật nói ngọng, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp tiếng Việt.

Hiệu trƣởng nghiên cứu xác định yêu cầu, khung chƣơng trình, xây dựng kế hoạch tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ; giáo viên căn cứ vào thực tế, số lƣợng trẻ còn hạn chế tiếng Việt để xem xét thời lƣợng tăng cƣờng tiếng Việt trong ngày; khi trẻ đã nghe, hiểu tƣơng đối tiếng Việt giáo viên thực hiện lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động trong ngày, linh hoạt sử dụng các tình huống dạy trẻ tiếng Việt. Đối với trẻ 5 tuổi dạy tiếng Việt giáo viên phải dạy đủ câu, phù hợp bảng từ với chủ đề phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

Rà soát chƣơng trình, lựa chọn nội dung, tài liệu tăng cƣờng tiếng Việt phù hợp với đối tƣợng, điều kiện của từng địa bàn, từng điểm trƣờng.

Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trƣờng mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số.

Bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên về kiến thức chuyên môn, nhận thức các nội quy tăng cƣờng tiếng Việt, xây dựng trƣờng học lấy học sinh làm trung tâm, phù hợp với đối tƣợng trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số. Đƣa nội dung giáo dục tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề trong nhà trƣờng.

Huy động nguồn lực từ chính quyền địa phƣơng, xã hội hóa giáo dục nhằm đổi mới nội dung tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ:

1.4.4. Quản lý phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dạy học, giáo dục để tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số cho trẻ.

Đảm bảo hứng thú và mạnh dạn tự tin trong học tiếng Việt. Đảm bảo dạy học tiếng Việt cho trẻ một cách nhẹ nhàng, vui vẻ qua các trò chơi. Cho trẻ các từ, các câu có nội dung gần gũi, dễ hiểu gắn với kinh nghiệm sống của trẻ.

động. Phƣơng pháp trực quan hành động dựa trên sự phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Trong phƣơng pháp này, trẻ học tiếng Việt lắng nghe, quan sát và hành động và thể hiện tiếng Việt của mình thông qua hành động. Đây là phƣơng pháp hữu hiệu đối với giai đoạn đầu của việc học.

Hƣớng dẫn giáo viên thực hiện các phƣơng pháp định hƣớng giao tiếp cho trẻ. Đây là các phƣơng pháp sử dụng trong cả giai đoạn nghe, nói, đọc, viết phù hợp với ngôn ngữ nói của tiếng Việt. Đó là tình huống giao tiếp nhƣ chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép,...trong các môi trƣờng giao tiếp ở trƣờng, ở nhà, cộng đồng.

Hƣớng dẫn giáo viên sử dụng các phƣơng pháp trực tiếp, đó là việc dạy ngôn ngữ thứ hai thông qua tiếng mẹ đẻ nhằm rút ngắn thời gian học tiếng và tránh sử dụng lẫn lộn giữa ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai.

Yêu cầu giáo viên sử dụng kết hợp phƣơng pháp trực quan hành động để giúp trẻ hiểu đƣợc tình huống sử dụng ngôn ngữ mới. Các hành động học giúp cho trẻ dịch chuyển một cách tự nhiên từ giai đoạn nghe, hiểu sang giai đoạn nói.

Yêu cầu giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học, tổ chức các hoạt động trực quan (hình ảnh, mô hình, ngƣời thật, việc thật).

Kết hợp phƣơng pháp, dạy học tiếng Việt với dạy tiếng mẹ đẻ. Đƣa ra các chỉ dẫn bằng tiếng mẹ đẻ để hiểu nội dung, nhiệm vụ của bài học rồi chuyển sang thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của bài học.

Khích lệ giáo viên sử dụng phƣơng pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, tạo cơ hội cho trẻ đƣợc khám phá, trải nghiệm, sáng tạo qua các hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học”. Tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng xã hội, kĩ năng sống, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật phù hợp; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trƣờng, lớp mầm non.

Hiệu trƣởng xây dựng môi trƣờng tiếng Việt trong và ngoài lớp thân thiện, xây dựng góc thƣ viện với tủ sách thƣ viện tại các lớp mẫu giáo. Khuyến khích trẻ cùng giáo viên thay thế, trang trí các góc cho phù hợp. Tận dụng các góc chơi trong lớp, thông qua các đồ dùng quen thuộc gắn chữ cái phù hợp với chủ đề vào các hoạt động hàng ngày để trẻ thƣờng xuyên tiếp xúc với chữ cái: giá đồ chơi, tủ đồ dùng cá nhân, đồ chơi, sách, vở, cây xanh, cây cảnh… Tạo cơ hội cho trẻ DTTD đƣợc học tập, vui chơi trong môi trƣờng ký hiệu ngôn ngữ để phát triển ngôn ngữ toàn diện nhất.

Xây dựng môi trƣờng ngoài lớp học,thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngoài lớp học nhƣ góc thiên nhiên, góc vận động, các khu vực chơi, góc tuyên truyền, tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trƣờng, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phƣơng để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tƣơng tác với nhau bằng tiếng Việt. Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trƣờng giao tiếp

bằng tiếng Việt từ ngay trong nhà trƣờng và trong gia đình trẻ, phối hợp chặt ch với cha mẹ trẻ, thƣờng xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ngay tại gia đình. Đồng thời, có các biện pháp tuyên truyền để khuyến khích cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống tăng cƣờng giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.

1.4.5. Quản lý hình thức tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

Tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ hoạt động diễn đàn, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lƣu, hoạt động cộng đồng, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm,…), tổ chức các ngày hội,…

Hiệu trƣởng quản lý hình thức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số qua các nội dung cụ thể sau:

- Chỉ đạo giáo viên đƣa nội dung tăng cƣờng tiếng Việt vào các hoạt động dạy học trên lớp hàng ngày qua các tiết học.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo sân chơi và môi trƣờng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ. Tích cực xây dựng môi trƣờng văn hóa đọc, phát triển thƣ viện nhà trƣờng; trang trí trƣờng lớp.

- Tăng cƣờng các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tƣ liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt.

- Chỉ đạo tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số thông qua các chủ đề tích hợp kiến thức mới: Chƣơng trình giáo dục mầm non đƣợc cấu trúc thành các chủ đề. Trong từng chủ đề đều có thể tích hợp các kiến thức mới cho trẻ.

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

Tổ chức kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên việc thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt, đánh giá kết quả thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ.

Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà ngƣời Hiệu trƣởng có đƣợc thông tin để đánh giá thành tựu công việc, uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hƣớng nhằm đạt đƣợc mục tiêu.

Để đánh giá kết quả tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số cần xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả ngƣời học, mà cần đánh giá tổng thể các mặt tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số nhƣ: nghe, nói, đọc tiếng Việt của trẻ.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quản lý giáo dục nhằm thu nhận những thông tin ngƣợc về tình hình công việc, giúp nhà trƣờng trong thực hiện các nhiệm vụ

giáo dục nói chung và thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ nói riêng. Để tổ chức hiệu quả công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số cần đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá, có thể đƣa ra một số hình thức nhƣ sau:

Có thể kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên hoặc theo định kì.

Kiểm tra thƣờng xuyên hàng ngày, hàng giờ về việc thực hiện nề nếp, nội dung tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Kiểm tra cách thức, nội dung tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số

Kiểm tra, đánh giá tiến trình kết hợp với sơ kết, tổng kết thi đua và rút ra bài học kinh nghiệm.

Phối hợp với chi bộ, đoàn thể trong trƣờng, phụ huynh để kiểm tra, đánh giá tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Nội dung kiểm tra: Hồ sơ giáo dục, kế hoạch giáo dục, dự giờ, việc tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số và hiệu quả của tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của trẻ.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại trƣờng mầm non trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại trƣờng mầm non

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 32)