Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 43)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát những nội dung sau:

trƣờng MNhuyện Tây Giang.

- Thực trạng quản lý công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng MNhuyện Tây Giang.

2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát 16 CBQL (hiệu trƣởng và Phó hiệu trƣởng) 91 giáo viên thuộc 07 trƣờng Mầm non trên địa bàn Huyện Tây Giang

Số liệu đƣợc thể hiện trong bảng sau:

STT Trƣờng mầm non Cán bộ quản lý Giáo viên

1 Trƣờng MN xã Lăng 2 15 2 Trƣờng MN xã Atiêng 3 16 3 Trƣờng MN Vành Khuyên 2 10 4 Trƣờng MN Liên xã Bhalee-Anông 2 15 5 Trƣờng MN Liên xã Axan-Tr‟hy 3 12 6 Trƣờng MG xã Dang 2 11

7 Trƣờng Mẫu giáo Liên xã Ch‟ơm- Gari 2 12

TỔNG 16 91

2.2.4. Phương pháp khảo sát

* Phương pháp điều tra bằng Anket: Để khảo sát thực trạng quản lý công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trƣng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên trƣờng Mầm non huyện Tây Giang (Mẫu phiếu tại Phụ lục).

Cách đánh giá:

Việc xử lý kết quả các phiếu trƣng cầu dựa vào phƣơng pháp thống kê định lƣợng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp đánh giá là: định lƣợng theo tỷ lệ % và phƣơng pháp cho điểm.

Quy ƣớc chuẩn đánh giá theo điểm nhƣ sau:

Các mức độ Thang điểm quy ƣớc Điểm trung bình

Yếu 1 điểm 1-1,75 điểm

TB 2 điểm 1,76-2,50 điểm

Khá 3 điểm 2,51- 3,25 điểm

Ý nghĩa sử dụng X:

Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lƣợng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tƣợng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.

Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n    X: Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số ngƣời tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số ngƣời tham gia đánh giá.

2.2.5. Thời gian khảo sát

Thời gian khảo sát tháng 1.2020

2.3. Thực trạng công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số ở trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam số ở trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng về số lượng trẻ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non đến trường trên địa bàn huyện Tây Giang

Những năm gần đây, mặc dù điều kiện kinh tế của huyện Tây Giang còn nhiều khó khăn, nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phƣơng và phòng Giáo dục Đào tạo các trƣờng Mầm non đã tích cực huy động trẻ đến trƣờng. Theo thống kê của phòng GDĐT, năm học 2019-2020 toàn huyện có:

- Tổng số trƣờng: + 05 trƣờng Mầm non (MN Atiêng, MN Liên xã Bhalêê – Anông, MN xã Lăng, MN Avƣơng, MNLX Axan – Tr‟hy).

+ 02 trƣờng Mẫu giáo ( MG xã Dang, MG Liên xã Ch‟ơm- Gari). - Tổng số lớp: 74 lớp (so với năm học trƣớc không tăng không giảm)

- Tổng số cháu: 1430 cháu (tăng 141 cháu so với năm học trƣớc). Trong đó có 1302 là trẻ em ngƣời DTTS chiếm 91.5%

+ Trẻ nhà trẻ ra lớp: 57 trẻ, tỉ lệ đạt 4,1% (giảm so với năm học trƣớc 0,8%) + Trẻ 3 tuổi ra lớp: 474 cháu, tỉ lệ đạt 94,5% (tăng so với năm trƣớc 8,4%) + Trẻ 4 tuổi ra lớp: 478 cháu, tỉ lệ đạt 99,6 % (Tăng so với năm học trƣớc 1,9%) + Trẻ 5 tuổi ra lớp: 421 cháu, tỉ lệ đạt 100% (Duy trì đảm bảo so với năm học trƣớc).

Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp; + Xây dựng kế hoạch và đầu tƣ kinh phí thực hiện phổ cập;

+ Thực hiện đảm bảo công tác điều tra, thực hiện hồ sơ phổ cập, triển khai cập nhật số liệu thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lí có hiệu quả;

+ Xây dựng mạng lƣới trƣờng lớp, thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ và chế độ chính sách cho trẻ em;

+ Thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên trong và ngoài biên chế;

+ Phối hợp với chính quyền địa phƣơng và gia đình tổ chức huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp nhằm đảm bảo tỉ lệ;

+ Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, công nhận, duy trì phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi đảm bảo theo đúng quy trình.

2.3.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên tham gia công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số tại các trường mầm non huyện Tây Giang

- Tổng số CBQL và GV cấp học GDMN: 107 ngƣời. * Trong đó: Trên chuẩn: 87 ngƣời; tỉ lệ: 81,3 % Đạt chuẩn : 107 ngƣời; tỉ lệ: 100 % + CBQL: 16 ngƣời (BC: 16 ngƣời, tỉ lệ 100%).

+ Giáo viên: 91 ngƣời (BC: 80 ngƣời, tỉ lệ 87,9%, HĐ có đóng BHXH: 11 ngƣời, tỉ lệ 12%).

- Tổng số giáo viên mẫu giáo: 87 giáo viên/72 lớp , tỉ lệ: 1,3 giáo viên/lớp mẫu giáo. + Giáo viên nhà trẻ: 4 giáo viên/2 lớp, tỉ lệ: 2 giáo viên/ lớp.

+ Giáo viên trẻ 5 tuổi: 50 giáo viên/29 lớp, tỉ lệ: 1,7 giáo viên/lớp.

- Theo sự chỉ đạo của cấp trên, ngay từ đầu năm học các trƣờng đã xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non trong trƣờng và triển khai cho 100% cán bộ giáo viên tự học tập và tự bồi dƣỡng chuyên môn theo các môđun quy định.

- Thực hiện theo quy định của cấp trên các trƣờng đã triển khai việc giảm tải tối đa các hồ sơ sổ sách mang tính hình thức nhằm giảm áp lực cho giáo viên, cán bộ quản lý trong việc thực hiện hồ sơ.

- Các đơn vị trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang luôn tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giáo viên tham gia các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Số lƣợng cán bộ quản lý, giáo viên là ngƣời kinh chiếm tỷ lệ cao hơn là 53.75. Điều này cho thấy, công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang có những thuận lợi và khó khăn riêng.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là ngƣời dân tộc Kinh s thuận tiện cho việc tuyên truyền, lĩnh hội chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang s gặp khó khăn khi giao tiếp và tiếp nhận lời nói của trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số. Một số giáo viên trẻ mới về công tác đôi khi phải có phiên dịch.

2.3.3. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho trẻ

Mục tiêu chung của việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang là tạo tiền đề cần thiết để trẻ tự tin bƣớc vào lớp 1 bậc tiểu học, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tâm thế sẵn sàng vào lớp 1. Để tìm hiểu việc thực hiện các mục tiêu cụ thể tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây, đề tài khảo sát ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên tại 7 trƣờng Mầm non huyện Tây Giang. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2.1. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho trẻ

TT Mục tiêu Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Giúp trẻ thành thục kỹ

năng phát âm tiếng Việt 44 41.1 24 22.0 15 14.0 24 22.0 2.16 4 2 Giúp trẻ rèn luện kỹ năng

nói tiếng Việt 24 22.0 29 27.0 25 23.0 29 27.1 2.57 1 3 Giúp trẻ rèn luện kỹ năng

nghe tiếng Việt 15 14.0 28 26.0 21 20.0 43 40.2 2.46 2 4 Hình thành ở trẻ các kỹ năng

tiền đọc viết tiếng Việt 28 26.0 40 37.0 32 30.0 7 7.0 2.18 3 5 Hình thành ở trẻ khả năng

giao tiếp bằng tiếng Việt 41 38.0 34 32.0 13 12.0 19 18.0 2.1 5

Qua kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên cho thấy: Công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số của huyện đã đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Mục tiêu đƣợc đánh giá đạt ƣu điểm nhất là:Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nói tiếng ViệtX=2.57. Đối với trẻ ngƣời dân tộc thiểu số, mục đích cuối cùng để trẻ biết nói tiếng Việt. Nhận thức đƣợc vai trò của tiếng Việt cần cung cấp cho trẻ các từ thông dụng một cách thƣờng xuyên để hình thành ở trẻ nói tiếng Việt.

Mục tiêu thứ hai là:“Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Việt”X=2.46. Đối với trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tiếng Việt không là điều đang lo ngại khi trẻ bƣớc vào bậc tiểu học. Cần rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm phong

phú vốn từ cho trẻ. Trẻ hình thành kỹ năng nghe hiệu quả nhất là sử dụng hình ảnh, mô hình, vật thật gắn.

Bên cạnh đó, một số mục tiêu chƣa đƣợc chú trọng nhƣ: Giúp trẻ thành thục kỹ năng phát âm tiếng Việt; Hình thành ở trẻ các kỹ năng tiền đọc viết tiếng Việt.

Kết quả khảo sát cho thấy, các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang đã thực hiện có hiệu quả một số kỹ năng nói, nghe tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số. Tuy nhiên để trẻ có thể tự tin, cần xây dựng mục tiêu tăng cƣờng Tiếng Việt cho trẻ ở mỗi độ tuổi và chuẩn bị các nguồn lực đặc biệt đội ngũ giáo viên có thể hiểu đƣợc ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của trẻ.

2.3.4. Thực trạng việc thực hiện nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS huyện Tây Giang

Để tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang cần tiến hành dạy trẻ trên nhiều nội dung không chỉ cho trẻ phát âm đúng, mà còn nhận dạng và làm quen với chữ cái..Kết quả khảo sát về thực trạng nội dung dạy tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang đƣợc trình bày ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

X Thứ bậc

Yếu TB Khá Tốt

SL % SL % SL % SL %

1 Cung cấp vốn từ tiếng Việt

cho trẻ mẫu giáo 38 35.5 40 37.0 16 15.0 13 12.0 2.03 4

2 Hình thành khả năng nghe nói

tiếng Việt của trẻ mẫu giáo 13 12.0 28 26.0 15 13.9 51 48.1 2.56 1

3

Luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích cực hóa vốn từ trong các hoạt động nghe, nói tiếng Việt

32 30.0 29 27.0 18 17.0 28 26.0 2.39 2

4

Giúp trẻ nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt

47 44.0 36 34.0 7 6.5 17 16.0 1.94 5

5 Bƣớc đầu tạo tiền đề cho trẻ

làm quen chữ viết tiếng Việt 43 40.0 34 32.0 28 26.0 2 2.0 1.90 6 6 Sửa lỗi sai, phát âm sai cho trẻ 24 22.0 24 22.0 39 36.1 20 19.0 2.33 3

Kết quả khảo sát, đƣợc đánh giá với mức X đạt từ 1.90 đến 2.56, cụ thể từng mức độ đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Nội dung: “Hình thành khả năng nghe nói tiếng Việt của trẻ mẫu giáo”

X=2.56. Do độ tuổi và phát triển ngôn ngữ của trẻ, khi dạy các bài học bằng tiếng

Việt, trong nhiều trƣờng hợp cần phải dùng những kiến thức – kĩ năng tiếng mẹ đẻ để giúp trẻ hiểu chính xác nội dung bài học. Cụ thể:

Đối chiếu các từ ngữ/ câu tiếng việt trong bài hoặc các từ ngữ chỉ khái niệm, các từ ngữ trừu tƣợng với các từ ngữ tƣơng đƣơng trong tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Dùng tiếng mẹ đẻ để giải thích các từ ngữ tiếng Việt mà có các từ ngữ tƣơng ứng trong tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Tổ chức hoạt động thực tiễn kèm chỉ dẫn bằng tiếng mẹ đẻ để trẻ hiểu nội dung nhiệm vụ của bài học rồi mới chuyển sang thực hiện những yêu cầu đó bằng tiếng Việt.

Kỹ năng tiếp theo đƣợc đánh giá đạt ƣu điểm là “Luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích cực hóa vốn từ trong các hoạt động nghe, nói”X=2.39. Qua quan sát một số trƣờng Mầm non trong thời gian qua, các trƣờng đã tạo môi trƣờng giao tiếp thuần tiếng Việt trong các hoạt động vui chơi, giáo dục ở trƣờng mầm non:

Trƣờng mầm non là nơi lần đầu tiên trẻ em tiếp xúc với môi trƣờng hoạt động, giao tiếp có định hƣớng nên việc hình thành các kỹ năng ban đầu trong sử dụng tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị vốn tiếng và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ trƣớc khi vào lớp Một. Khi trẻ đến lớp mầm non, vốn từ tiếng Việt còn ở dạng thấp. Cô giáo tập cho trẻ sử dụng tiếng Việt trong nghe, nói ban đầu nhƣ đứa trẻ mới tập nói ở độ tuổi 1- 2 tuổi. Trong trƣờng mầm non môi trƣờng giao tiếp thuần tiếng Việt giúp trẻ hình thành nhanh kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong nghe, nói. Với các hoạt động vui chơi theo chủ điểm, chủ đề trẻ không bị áp lực lớn về bài học nhƣ ở trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay khó khăn của trƣờng Mầm non Tây Giang là làm thế nào để xây dựng đƣợc môi trƣờng giao tiếp tiếng Việt trong khi trẻ chƣa hề có vốn tiếng Việt trƣớc khi ra lớp. Để giúp giáo viên Mầm non khắc phục khó khăn này, lãnh đạo các trƣờng đã tiến hành biên soạn tài liệu hƣớng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động làm quen với tiếng Việt, kết hợp sử dụng bộ tài liệu hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT về 60 bài làm quen tiếng Việt. Bên cạnh đó, các trƣờng đã xây dựng giáo án để tạo điều kiện cho trẻ nghe – hiểu đƣợc điều ngƣời khác nói về những vấn đề đơn giản, cần thiết; nói đúng ý nghĩ cần diễn đạt về những nội dung đơn giản, gần gũi với trẻ.

Nội dung tiếp theo là “Sửa lỗi sai, phát âm sai cho trẻ” có ĐTB=2.33. Trong tài liệu dùng chung, mỗi âm, vần mới chỉ có một tiếng mới (gọi là tiếng khóa) và một từ

mới (gọi là từ khóa); phần luyện đọc từ ứng dụng có thêm 2 từ mới. Nếu chƣa đọc thành thục các tiếng, từ mới, trẻ ngƣời dân tộc thiểu số khó có thể đọc đƣợc các tiếng, từ khác chứa các từ đang học và thƣờng xuyên bị sai khi đọc. Vì vậy, khi thiết kế hoạt động dạy học, giáo viên thƣờng dừng lại sau phần từ mới cho trẻ phát âm thêm các tiếng, từ bất kỳ đƣợc giáo viên chuẩn bị trƣớc vào bảng nhóm hoặc tranh ảnh để trẻ đọc. Sau đó, yêu cầu trẻ tìm phát âm thêm các từ tƣơng tự.

Các nội dung “ Giúp trẻ nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt” và “Bước đầu tạo tiền đề cho trẻ làm quen chữ viết tiếng Việt” chƣa đƣợc chú trọng thực hiện (Điểm trung bình khảo sát là: X= 1.94 và 190).

Nhƣ vậy, các trƣờng Mầm non Tây Giang đã thực hiện có hiệu quả một số nội dung tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ. Tuy nhiên để trẻ có thể sử dụng đƣợc tiếng Việt, cần đa dạng các nội dung dạy tiếng Việt cho trẻ nhằm hình thành các kỹ năng giao tiếp tiếng Việt trong học tập và sinh hoạt. Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của trình hình thành và phát triển tiếng Việt cho trẻ.

2.3.5. Thực trạng việc thực hiện phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ

Hoạt động dạy học tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có hiệu quả hay không, một phần phụ thuộc vào việc thực hiện các phƣơng pháp có phù hợp hay không. Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện phƣơng pháp tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ở các trƣờng

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 43)