Tình hình phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 42 - 43)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục

Kinh tế phát triển là động lực thúc đẩy phát triển đời sống văn hoá – xã hội. Hệ thống trƣờng học đƣợc đầu tƣ từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bƣớc đƣợc hoàn thiện; chất lƣợng giáo dục có tiến bộ. Mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc mở rộng, 100% xã đã có lớp mẫu giáo, toàn huyện có 23 đơn vị trƣờng học; đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS; tỷ lệ trẻ em 06 tuổi vào lớp 1 hằng năm đạt 100 %.

Về quy mô trƣờng lớp: Quy mô mạng lƣới trƣờng lớp ngày càng đƣợc mở rộng ở các bậc học, hiện nay ở tất cả các xã đều có trƣờng học Mẫu giáo, trƣờng THCS liên xã, ở tất cả các thôn đều có lớp Tiểu học, Mẫu giáo mạng lƣới trƣờng lớp phát triển rộng khắp đã huy động tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng học tập.

Toàn huyện có 24 trƣờng. Trong đó:

a. Giáo dục Mầm non

- Bậc học Mầm non: Tổng số: 07 trƣờng. Trong đó có 5 trƣờng Mầm non, 2 trƣờng Mẫu giáo.

- Tổng số cháu: 1430/74 lớp; Dân tộc: 1302; Nữ: 927; Nữ dân tộc: 751

- Trẻ 5 tuổi đi học Mầm non : 478 cháu/29 lớp; Nữ: 292 cháu; so với dân số trong độ tuổi đạt tỉ lệ: 100%.

b. Giáo dục Phổ thông

* Bậc Tiểu học: Có 9 trƣờng (gồm 6 trƣờng PTDT bán trú và 1 trƣờng có học sinh bán trú theo TT 24/Bộ GD, 2 trƣờng bán trú dân nuôi, 1trƣờng có lớp ghép, 6 trƣờng có dạy ngoại ngữ, tin học)

- TSHS tiểu học: 2670/131 lớp (2 lớp ghép); Nữ: 1325; Dân tộc: 2229; Nữ dân tộc: 1110.

- Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1: 570 học sinh; so với dân số trong độ tuổi đạt tỉ lệ: 100%. * Bậc THCS: Có 8 trƣờng . Trong đó: 01 trƣờng PT có nhiều cấp học; 01 trƣởng PTDTBT; 05 trƣờng PTDTBT thực hiện theo Thông tƣ 24/2010/TT-BGDĐT)

- Tổng số học sinh THCS: 1815/59 lớp; Nữ: 935; Dân tộc: 1544; Nữ dân tộc: 802.

- Tổng số học sinh lớp 5: 545 học sinh; so với hoàn thành chƣơng trình Tiểu học đạt tỷ lệ: 100%.

Để đảm bảo chất lƣợng giáo dục và dạy học cho HS PTDTBT, các cấp lãnh đạo đã thực hiện:

Thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông, dạy học đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học. Rèn cho học sinh thói quen tự ôn bài trong các giờ tự học ban đêm tại các trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng cho học sinh dân tộc.

Phòng đã tập trung chỉ đạo các trƣờng Mầm non, Mẫu giáo cho học sinh là ngƣời dân tộc làm quen với ngôn ngữ tiếng Việt thông qua các tiết học và hoạt động góc.

Chỉ đạo các trƣờng Tiểu học tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa, tổ chức sinh hoạt cộng đồng để các em đƣợc bổ sung vốn Tiếng Việt qua giao tiếp hằng ngày và có kế hoạch tổ chức Hội thi giao lƣu tiếng Việt của chúng em cho HS DTTS từ trƣờng đến huyện.

Đối với các trƣờng THCS dạy học tự chọn theo chủ đề bám sát môn Ngữ văn và tập trung dạy phụ đạo môn Ngữ văn vào buổi chiều nhằm ôn tập, củng cố và nâng cao hiệu quả chất lƣợng bộ môn này.

Các trƣờng học thƣờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, giao lƣu để giáo viên, học sinh trao đổi, tìm hiểu và vận dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp, ứng xử.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 42 - 43)