Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác tăng

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 67)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác tăng

3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp

chức, cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong quá trình phát triển của nhà trƣờng nói chung, tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ nói riêng, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cần đặt lên hàng đầu, bởi đây là nền tảng dẫn đến việc nâng cao năng lực, nâng cao niềm tin sƣ phạm, phát triển tình cảm yêu nghề, yêu trẻ cho đội ngũ. Cần tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong lãnh đạo nhà trƣờng: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn trƣờng, tổ chuyên môn, trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của tập thể giáo viên, nhân viên trong toàn trƣờng. Cần giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức rõ tính cấp thiết của việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ. Đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,nhân viên về ý nghĩa, tầm quan trong của tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số là tiền đề, cơ sở quan trọng để cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên lập kế hoạch tổ chức, và kiểm tra đánh giá.

Đất nƣớc đang bƣớc vào giai đoạn phát triển và hội nhập, điều đó đặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp giáo dục, những yêu cầu mới đối với đội ngũ giáo viên mầm non. Việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số để bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chƣơng trình giáo dục mầm non; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của địa phƣơng đất nƣớc.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng và các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng là nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của hiệu trƣởng, đội ngũ giáo viên và các đoàn thể chính trị trong nhà trƣờng đối với công tác này. Trƣớc yêu cầu của sự phát triển giáo dục đào tạo hiện nay của huyện Tây Giang nói chung, của các trƣờng mầm non huyện Tây Giang nói riêng, hiệu quả thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số là yếu tố quyết định chất lƣợng giáo dục mầm non. Vì vậy, chú trọng bồi dƣỡng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số s góp phần thúc đẩy đội ngũ giáo viên, nhân viên học hỏi, tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Các mục tiêu cơ bản cần đạt đƣợc.

- Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên phụ huynh và cộng đồng xã hội về tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

- Tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của tập thể cán bộ quản lí, giáo viên về tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Để thực hiện các mục tiêu này:

- Tổ chức quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên và nhân viên về nhiệm vụ quản lý tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số trong nhà trƣờng, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận có liên quan trong nhà trƣờng xây dựng kế hoạch cụ thể, đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cấp quản lý.

- Tổ chức sinh hoạt trong cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số và chỉ ra điểm tích cực, hạn chế từ thực trạng, biện pháp khắc phục. Qua đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, tìm tòi chủ động, tích cực khắc phục khó khăn để thực hiện hiệu quả việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số trong các trƣờng mầm non.

- Tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc luật viên chức, luật lao động, các chuẩn mực đạo đức nhà giáo để giáo viên hiểu và thực hiện đúng, tuyệt đối không vi phạm đạo đức nhà giáo, không xúc phạm thân thể và nhân cách trẻ, tạo cho trẻ một tinh thần minh mẫn.

- Có kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ theo mục tiêu chung của, theo yêu cầu công việc, theo chức năng nhiệm vụ, nhất là các nội dung liên quan đến việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số.

- Thƣờng xuyên phát động các đợt thi đua, kiểm điểm, biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời những cá nhân thực hiện tốt công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số trong nhà trƣờng.

- Tổ chức cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số để giáo viên, nhân viên có cách nhìn nhận đúng về công tác này.

Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số; Hƣớng dẫn giáo viên, nhân viên lập kế hoạch của nhóm, lớp của tổ, bộ phận; Sinh hoạt theo khối, lớp, trao đổi tọa đàm về tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số …

Triển khai quán triệt tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các tiêu chí đánh giá công tác quản lý và thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số để cán bộ quản lý, giáo viên phấn đấu. Thực hiện tốt chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên kịp thời, thỏa đáng về tinh thần và vật chất cho giáo viên tích cực học tập và thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Để triển khai hiệu quả các nội dung nêu trên hiệu trƣởng cần tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trƣờng thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh. Cán bộ giáo viên, nhân viên luôn nói và thực hành tiếng Việt, uốn nắn, sữa chữa, rèn luyện cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số phản xạ phát âm tiếng Việt. Phải không ngừng tự học, tự bồi dƣỡng để hoàn thiện nhân cách bản thân, uôn nhiệt tình, tâm huyết với công tác giáo dục trẻ.

Đối với giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu số, nhận thức đúng đắn về tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số, và chủ động tích cực tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về tầm quan trọng, sự cần thiết của tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

3.2.2. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV tham gia công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ người DTTS

3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp

Đội ngũ thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số là nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động này. Thực tiễn công tác quản lý và kết quả điều tra cho thấy: nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số của một số cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ đoàn thể xã hội chƣa đầy đủ; năng lực quản lý, thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số của đội ngũ giáo viên chƣa cao, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, nâng cao năng lực

(nâng cao nhận thức, xác định vai trò, trách nhiệm trong tổ chức tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, thực hiện) cho đội ngũ giáo viên s là một trong những biện pháp then chốt để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số trong nhà trƣờng.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số cho đội ngũ giáo viên.

Trên cơ sở những định hƣớng tác động, Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng rèn luyện kỹ năng tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số cho đội ngũ giáo viên, việc xây dựng kế hoạch bao gồm những nội dung sau:

Xác định những nội dung bồi dƣỡng rèn luyện, đối tƣợng bồi dƣỡng rèn luyện của kế hoạch.

Tiến hành xây dựng kế hoạch với đầy đủ các nội dung: thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, thành phần tham dự và các nguồn lực dự kiến. Kế hoạch này có thể đƣợc thiết kế lồng ghép hoặc tích hợp với những kế hoạch, chƣơng trình bồi dƣỡng

chuyên môn, nghiệp vụ khác trong nhà trƣờng.

Công bố kế hoạch trong nội bộ nhà trƣờng qua nhiều kênh khác nhau. Chỉ đạo mỗi cá nhân giáo viên, mỗi lớp xây dựng kế hoạch tự rèn luyện.

Xác định nội dung rèn luyện kỹ năng tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số cho đội ngũ giáo viên.

Việc xác định các nội dung rèn luyện kỹ năng là rất quan trọng, nó là cơ sở để đánh giá việc giáo viên tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số nhƣ thế nào. Các kỹ năng rèn luyện bao gồm:

Kỹ năng vận dụng những nội dung tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số: Tìm hiểu những nội dung tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số phù hợp với từng lứa tuổi, từng đặc điểm trẻ, vận dụng vào thực tế lớp học, nhất là đối với những trƣờng hợp trẻ đi học muộn so với lứa tuổi, trẻ tuy cùng độ tuổi nhƣng nhận thức lại không đồng đều…

Kỹ năng sử dụng các hình thức tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số thích hợp, việc sử dụng các hình thức cần linh hoạt, thu hút đƣợc sự chú ý, tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho trẻ.

Kỹ năng sử dụng các phƣơng pháp và cách thức lựa chọn các phƣơng pháp tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Xây dựng nội dung tập huấn: Trong chƣơng 2, đề tài đánh giá giáo viên còn hạn chế ở những kỹ năng nhƣ kỹ năng tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số, phƣơng pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số. Do vậy, bồi dƣỡng cho cán bộ, giáo viên cần tập trung vào nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Bồi dƣỡng cho giáo viên cách thức tạo nhu cầu, hứng thú giao tiếp tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số qua cách đặt câu hỏi với trẻ. Khơi gợi tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ động não, tƣ duy và bắt đầu hứng thú với giao tiếp bằng tiếng Việt.

Đặt câu hỏi nhằm tạo nhu cầu, hứng thú để trẻ có thói quen, thích nói tiếng Việt. Ngƣời giáo viên Mầm non cần vận dung linh hoạt các dạng câu hỏi khác nhau trong quá trình hỏi, cũng nhƣ sử dụng các cách đặt vấn đề, nêu tình huống đa dạng, phong phú nhằm làm tăng hứng thú nhận thức của trẻ. Vai trò của giáo viên lúc này mang tính chất khơi gợi, hỏi để lắng nghe, thu thập thông tin và có tác động phù hợp ở bƣớc tiếp theo. Hƣớng dẫn giáo viên cách thức thực hiện nhƣ:

Với việc đặt câu hỏi, giáo viên nên dùng những dạng câu hỏi sau: “Hôm nay, tại... có gì mới?”, “Hôm nay, chúng ta có những gì?”, “Mình s làm đƣợc gì với

chúng?”,...

Với việc đặt vấn đề, nêu tình huống, giáo viên có thể đƣa ra những tình huống, vấn đề có thật trong thực tiễn, buộc trẻ phải suy nghĩ để tìm cách giải quyết.

Tập huấn cho giáo viên cách thức khuyến khích trẻ nêu câu hỏi thắc mắc: Giúp hình thành kỹ năng đặt câu hỏi ở trẻ một cách tích cực, duy trì và phát triển tính tò mò, ham hiểu biết để trẻ giao tiếp bằng tiếng Việt ở dạng ngôn ngữ nói (nghe - hiểu, nói) trong môi trƣờng lớp học và tạo cho trẻ tâm thế sẵn sàng đi học, hình thành một số nền nếp sinh hoạt, kĩ năng học tập để làm quen với bạn bè, thầy cô giáo và tự tin trong học tập theo chƣơng trình lớp 1 hiện hành đồng thời nâng tỉ lệ trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chƣơng trình các giai đoạn giáo dục mầm non.

Hƣớng dẫn giáo viên thực hiện vai trò dẫn dắt, gợi ý trẻ nêu câu hỏi, thắc mắc của mình, bằng những cách sau: “Con có hỏi cô điều gì không?”, “Mình s làm đƣợcgì với chúng?”, “Mình có ...., con có muốn hỏi gì về chúng không?”, ...

3.2.3. Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

3.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng kế hoạch công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ.Hiệu trƣởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Nhằm giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ đƣợc thuận lợi cần xác định rõ khối lƣợng công việc, cách thức tiến hành cũng nhƣ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chƣơng trình tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đầu năm học, nhà trƣờng căn cứ vào Công văn số 1921/SGDĐT- GDMN ngày 18/10/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo; Hƣớng dẫn số 19/PGDĐT-CMTH ngày 02/11/2016 của phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Giang về việc hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học, điều chỉnh nội dung chƣơng trình, soạn giảng tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Kế hoạch đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở những nội dung giáo dục chính trong chƣơng trình giáo dục, bám sát các văn bản chỉ đạo của ngành, các quy định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học đó và dựa trên kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trƣờng, đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc điểm thực tiễn của nhà trƣờng.

Kế hoạch xây dựng đảm bảo có tính khả thi cao, ngƣời Hiệu trƣởng phải có cái nhìn toàn diện và sâu sắc những vấn đề trong công tác quản lý tăng cƣờng tiếng Việt

cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Kế hoạch tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số phải đảm bảo tính thống nhất với mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non; lựa chọn nội dung, hình thức đa dạng, thiết thực và phù hợp với đặc điểm của từng khối lớp, từng nhóm trẻ.

Hiệu trƣởng phân tích rõ điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của nhà trƣờng trƣớc khi xây dựng kế hoạch. Trong đó có các yếu tố cơ bản nhƣ: đội ngũ giáo viên, số trẻ, các yếu tố tài lực, vật lực của nhà trƣờng. Khi lập kế hoạch phải xác định đúng nhiệm vụ của nhà trƣờng trong hoạt động giáo dục nói chung và cùng với các tổ trƣởng chuyên môn, các giáo viên thảo luận và xây dựng kế hoạch tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số nói riêng. Kế hoạch quy định những nội dung gắn liền với thời gian cụ thể hoàn thành, kế hoạch càng chi tiết thì hiệu quả thực hiện càng cao.

Kế hoạch sau khi xây dựng đƣợc phổ biến tới toàn thể giáo viên trong trƣờng, bên cạnh đó Hiệu trƣởng quán triệt tới các giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân riêng phù hợp với từng lớp, từng nhóm trẻ, từng trẻ nhƣ kế hoạch giáo dục cho trẻ thông qua các giờ học, qua các giờ chơi, giờ trải nghiệm…Hiệu trƣởng thực hiện công tác trao đổi, lấy ý kiến đóng góp, phản hồi về kế hoạch đã xây dựng từ các lực lƣợng trong nhà trƣờng, từ phía Hội phụ huynh trẻ em. Những thông tin thu đƣợc bổ sung vào kế hoạch

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 67)