Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 38 - 39)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lự lƣợng xã hội về tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Nhận thức của các lực lƣợng xã hội đóng vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số. Chỉ khi Ban giám hiệu các nhà trƣờng và các lực lƣợng xã hội nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết phải tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ; xác định đƣợc vị trí vai trò của công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số… thì kế hoạch, nội dung dạy tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số mới đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

Muốn đạt đƣợc mục tiêu dạy tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số hiện nay, cần phổ biến quán triệt trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng về vai trò tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ phải bồi dƣỡng kiến thức để các lực lƣợng giáo dục xác định đƣợc vị trí của việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số trong quá trình giáo dục.

Phải làm cho các lực lƣợng giáo dục hiểu rõ rằng tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số không chỉ là trách nhiệm của nhà trƣờng mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Từ đó, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của giáo dục gia đình, nhà trƣờng, xã hội trong công tác giáo dục trẻ.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên Mầm non

Giáo viên Mầm non là ngƣời trực tiếp thực hiện việc tổ chức hoạt động phát triển tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non. Có thể nói rằng yếu tố giáo viên giữ vai trò quyết định hiệu quả công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số trong các nhà trƣờng.

Nếu đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, năng lực, đƣợc đào tạo tốt thì hoạt động tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số s thành công. Ngƣợc lại, nếu trình độ đào tạo và năng lực hạn chế lại thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc, giáo dục trẻ và tiếp cận với địa phƣơng, gia đình trẻ, giáo viên s gặp nhiều khó khăn trở ngại trong công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số và hiệu quả khó đạt đƣợc nhƣ mong đợi.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 38 - 39)