Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 63)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

2.5.1. Ưu điểm

Để dạy tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang đạt đƣợc hiệu quả cần có sự giúp đỡ của Hội Cha mẹ trẻ em, các cấp chính quyền địa phƣơng, tạo điều kiện hổ trợ về vật chất lẫn tinh thần, giúp cho nhà trƣờng tổ chức ngày càng tốt.

Nhà trƣờng đã thực hiện đa dạng các hình thức dạy trẻ ngƣời dân tộc thiểu số học tiếng Việt... Dạy trẻ ngƣời dân tộc thiểu số học tiếng Việt trong trƣờng Mầm non đã sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau, trong đó một số phƣơng pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và hiệu quả nhƣ phƣơng pháp trực quan và phƣơng pháp đàm thoại. Với việc sử dụng các hình thức, phƣơng pháp phong phú s làm cho mối quan hệ giữa cô và trò thêm gắn bó, giáo viên và trẻ ngƣời dân tộc thểu số có điều kiện mở rộng mối quan hệ hiểu biết nhau hơn, số đông trẻ trẻ em dân tộc có cơ hội gần gũi, tìm hiểu giúp đỡ nhau trong các hoạt động vui chơi, hoạt động nhóm hay hoạt động góc, mở rộng quan hệ giao lƣu, hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, kỹ năng giao tiếp, năng lực ứng xử và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Đội ngũ giáo viên luôn giữ vai trò tiên phong trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả học tiếng Việt trong trƣờng Mầm non đạt hiệu quả, có sự góp sức của hầu hết cán bộ, nhân viên trong nhà trƣờng.

Các trƣờng học chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp học. Đội ngũ giáo viên tích cực, sáng tạo tổ chức lớp học và các hoạt

động giáo dục theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Các trƣờng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc tăng cƣờng Tiếng Việt cho trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, các bậc cha mẹ của trẻ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cƣờng Tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Các trƣờng đã chủ động công tác tham mƣu với các cấp ủy đảng, chính quyền; phối hợp chặt ch các đoàn thể địa phƣơng, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nguồn lực hợp pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt. Kế hoạch tăng cƣờng Tiếng Việt đối với trẻ ngƣời dân tộc thiểu số; vận động phụ huynh huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi mầm non ra lớp, thực hiện tốt việc duy trì sĩ số, hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ nghỉ học, đi học không chuyên cần.

2.5.2. Hạn chế

Tuy nhiên, trong khi dạy trẻ ngƣời dân tộc thiểu số học tiếng Việt trong trƣờng Mầm non nhà trƣờng gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc, đòi hỏi phải có thời gian và có sự quyết tâm phát huy nội lực từng nhà trƣờng trên từng địa bàn, phải thống nhất hành động cao trong toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, gia đình và cộng đồng xã hội.

Thứ nhất: Nhận thức chung chƣa đồng bộ về mục tiêu, vai trò, vị trí của hoạt động này. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chƣa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

Thứ hai: Quản lý nội dung, hình thức để tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ nghèo nàn, thiếu phong phú, tẻ nhạt, đơn điệu, kém đa dạng hấp dẫn.

Thứ ba: Năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số của đội ngũ còn bất cập so với yêu cầu, sự phối hợp kém hiệu quả.

Nhiều trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số còn thụ động, nhút nhát, phụ huynh thƣờng “khoán trắng” cho nhà trƣờng. Hoạt động của một số trƣờng còn chiếu lệ, mang tính phong trào, bề nổi, gò bó, chƣa đi vào chiều sâu. Dù vẫn thực hiện theo qui định của cấp trên, song một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên thiếu hứng thú, chƣa tự giác, còn ngại khó vì để thực hiện hoạt động này cần sự đầu tƣ và tính sáng tạo, cần xây dựng, tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học. Một số giáo viên chƣa phát huy hết khả năng sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc, đôi khi còn rập khuôn, máy móc, chƣa có kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; chƣa khai thác hết khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ dân tộc, chƣa chú ý đến việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của trẻ trong

các hoạt động hàng ngày. Giáo viên có ít thời gian làm đồ chơi sáng tạo để phục vụ cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Thứ tƣ: Huy động các nguồn lực từ địa phƣơng, gia đình còn chậm, chƣa có phƣơng pháp hiệu quả huy động cha mẹ trẻ tự giác tham gia để tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số. Công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội chƣa đồng bộ, thiếu chặt ch . Kinh phí tổ chức cũng là một khó khăn đáng kể của các trƣờng Mầm non, nhà trƣờng phải xoay xở vấn đề kinh phí, trong khi việc tổ chức hoạt động lại rất tốn kém, cần nhiều kinh phí để trang trải. Bên cạnh đó cơ sở vật chất – trang thiết bị để thực hiện chƣơng trình của các nhà trƣờng chƣa tốt hoặc không có, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa quá thiếu thốn, bất cập, đã ảnh hƣởng không ít đến hiệu quả của việc tổ chức hoạt động này trong các nhà trƣờng hiện nay.

Thứ năm: Công tác bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ còn hạn chế. Nhà trƣờng chƣa quan tâm nhiều đến công tác bồi dƣỡng, tập huấn cho giáo viên mà chủ yếu trông nhờ vào các kỳ tập huấn của Sở, Phòng giáo dục tổ chức. Công tác tổng kết, chia s kinh nghiệm đánh giá xếp loại thi đua đôi khi còn mang tính hình thức.

2.5.3. Nguyên nhân tồn tại, yếu kém

Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở trên, một trong những khó khăn lớn nhất để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số là môi trƣờng giao tiếp bằng tiếng Việt của các em quá hạn hẹp.

Đối với trẻ Mẫu giáo ngƣời dân tộc thiểu số tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Quá trình đƣợc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt khác với quá trình học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ ở một số đặc điểm: Môi trƣờng ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ mẫu giáo ngƣời dân tộc thiểu số chủ yếu là môi trƣờng nhân tạo, bị thu hẹp cả về không gian lẫn thời gian; Tiếng Việt là ngôn ngứ thứ hai nên chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ thứ nhất ở mức độ nhất định; Sự khác biệt về điều kiện sống và chất lƣợng cuộc sống của đồng bào ngƣời dân tộc thiểu số có tác động nhất định đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ngƣời dân tộc thiểu số; Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc cũng làm cho trẻ khó khăn nhất định khi tiếp thu ngôn ngữ tiếng Việt.

Nhận thức của trẻ không đồng đều. Khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế. Số trẻ đông, một số trẻ còn quá hiếu động, một số trẻ nhút nhát nên việc rèn kỹ năng cá nhân ảnh hƣởng đến việc tiếp thu kiến thức. Số trẻ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, chiếm 90% tổng số trẻ.

Khả năng giao tiếp của trẻ còn nhiều hạn chế, vốn từ của trẻ chƣa phong phú, quá trình trải nghiệm, tiếp xúc với môi trƣờng bên ngoài còn có những hạn chế nhất định.

Tiểu kết Chƣơng 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang đƣợc đánh giá qua hai yếu tố cốt lõi bao gồm: thực trạng công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm nonhuyện Tây Giang và thực trạng quản lý công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm nonhuyện Tây Giang. Kết quả khảo sát cho thấy: Chất lƣợng, kết quả công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số ở các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang đã có những chuyển biến theo hƣớng tích cực. Kết quả khảo sát về quản lý công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang đƣợc đánh giá trung thực, khách quan về các yếu tố nhƣ: 1). Thực trạng quản lý mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho trẻ; 2). Thực trạng quản lý nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ; 3). Thực trạng quản lý phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ; 4). Thực trạng quản lý hình thức tăng cường tiếng Việt cho trẻ; 5). Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ

Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn một số hạn chế nhất định nhƣ: nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lƣợng giáo dục khác chƣa đúng mức; phƣơng pháp, biện pháp tổ chức; nội dung, hình thức còn nghèo nàn, kém hấp dẫn; giáo viên và trẻ còn thụ động; cơ sở vật chất – thiết bị dạy học, tài chính, phƣơng tiện, cơ chế chính sách…, còn xuống cấp, bất cập.

Thực trạng quản lý công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang có nhiều yếu tố tác động. Trong đó, nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do nhận thức của cán bộ quản lý còn hạn chế thiếu quan tâm, xem nhẹ mục tiêu; chƣa có những biện pháp phù hợp, sáng tạo để phát huy tiềm năng trong ngƣời dạy, ngƣời học và các lực lƣợng tham gia giáo dục; Quản lý nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục còn nghèo nàn; năng lực của một bộ phận giáo viên Mầm non còn hạn chế; bên cạnh đó các chế định, chính sách, vật lực, tài lực, nhân lực của Ngành giáo dục chƣa bắt kịp với nhu cầu thực tiễn.

Để tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang, đảm bảo kết quả bền vững cần triển khai một cách đồng bộ và toàn diện một số biện pháp s đề xuất ở chƣơng kế tiếp.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TĂNG CƢỜNG TIẾNG VIỆTCHO TRẺ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON

HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp quản lý đề xuất phải đƣợc xuất phát từ mục tiêu giáo dục Mầm non “Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về ngôn ngữ, thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một” [8], thực trạng quản lý công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý. Các biện pháp tổ chức tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ cần đảm bảo các bƣớc thực hiện.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

Trong quá trình xây dựng các biện pháp công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non thì yếu tố đầu tiên cần đảm bảo là tính thống nhất, đồng bộ. Khi xây dựng hệ thống biện pháp cần dựa trên cơ sở khoa học, dựa trên cơ sở thông tin, phân tích môi trƣờng, xác định rõ mục tiêu của từng biện pháp, cách thức tiến hành, phân công trách nhiệm triển khai, kết quả đạt đƣợc để đảm bảo tính hiệu quả của từng biện pháp và hệ thống biện pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Tính khả thi là khả năng áp dụng đƣợc trong thực tế và mang lại hiệu quả cao. Các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn để tổ chức công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Mầm non, đạt đƣợc hiệu quả cao. Muốn vậy cần tính tới điều kiện thực tế về đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính của các nhà trƣờng. Các biện pháp phải đƣợc kiểm tra, khảo nghiệm một cách chặt ch và đƣợc điều chỉnh trong từng bƣớc sát với tình hình và những đòi hỏi từ thực tế khi triển khai thực hiện.

3.2. Biện pháp quản lý công tác tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thiểu số tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ người DTTS tăng cường tiếng Việt cho trẻ người DTTS

3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp

chức, cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong quá trình phát triển của nhà trƣờng nói chung, tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ nói riêng, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cần đặt lên hàng đầu, bởi đây là nền tảng dẫn đến việc nâng cao năng lực, nâng cao niềm tin sƣ phạm, phát triển tình cảm yêu nghề, yêu trẻ cho đội ngũ. Cần tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong lãnh đạo nhà trƣờng: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn trƣờng, tổ chuyên môn, trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của tập thể giáo viên, nhân viên trong toàn trƣờng. Cần giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức rõ tính cấp thiết của việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ. Đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,nhân viên về ý nghĩa, tầm quan trong của tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số là tiền đề, cơ sở quan trọng để cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên lập kế hoạch tổ chức, và kiểm tra đánh giá.

Đất nƣớc đang bƣớc vào giai đoạn phát triển và hội nhập, điều đó đặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp giáo dục, những yêu cầu mới đối với đội ngũ giáo viên mầm non. Việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số để bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chƣơng trình giáo dục mầm non; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của địa phƣơng đất nƣớc.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng và các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng là nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của hiệu trƣởng, đội ngũ giáo viên và các đoàn thể chính trị trong nhà trƣờng đối với công tác này. Trƣớc yêu cầu của sự phát triển giáo dục đào tạo hiện nay của huyện Tây Giang nói chung, của các trƣờng mầm non huyện Tây Giang nói riêng, hiệu quả thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số là yếu tố quyết định chất lƣợng giáo dục mầm non. Vì vậy, chú trọng bồi dƣỡng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số s góp phần thúc đẩy đội ngũ giáo viên, nhân viên học hỏi, tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Các mục tiêu cơ bản cần đạt đƣợc.

- Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên phụ huynh và cộng đồng xã hội về tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

- Tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời dân tộc thiểu số.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của tập thể cán bộ quản lí, giáo viên về tăng

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 63)