Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 41 - 42)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Tây Giang là một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Phía tây giáp Lào, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang, phía nam giáp huyện Nam Giang cùng tỉnh. Tây Giang đƣợc thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở tách huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang và Tây Giang theo quyết định số 72/2003/NĐ-CP của thủ tƣớng chính phủ.

Tây Giang có tổng diện tích tự nhiên là 902,97km2 Diện tích: 90.296,56 (ha)

Dân số: 16,076 (ngƣời) Gồm 10 xã, thị trấn

Lĩnh vực kinh tế mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn; nhƣng nhờ sự quan tâm của Trung ƣơng, tỉnh, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện, đời sống từng bƣớc đƣợc cải thiện, nhiều lĩnh vực nhƣ: nông-lâm-thủy sản đạt trên 118 tỷ đồng tăng 7,41%, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt gần 147 tỷ đồng tăng 11,01% so với năm 2016. Về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi cũng đạt một số kết quả. Toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng 2.973 ha, trong đó có 892 ha diện tích lúa nƣớc cả năm. Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện 10.564 con đạt 81,26% kế hoạch năm. Để phát triển kinh tế vùng, huyện Tây Giang trồng cây dƣợc liệu tại 4 xã vùng cao, đồng thời tiếp tục chỉ đạo ngƣời dân chăm sóc cây Cao su tại 06 xã vùng thấp. Công tác quản lý bảo vệ rừng đƣợc tập trung chỉ đạo, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về tầm quan trọng rừng, đến nay trên địa bàn không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Cùng với đó, Tây Giang đã hoàn thành Đồ án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Tây Giang từ nay đến năm 2025. Về lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng huyện cũng đã giao đất để xây dựng nhà ở cho 7 hộ gia đình tại khu làng truyền thống Cơtu huyện với tổng diện tích 1.205 m2. Đồng thời huyện chỉ đạo các ngành chức năng tăng cƣờng công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, huyện đã xây dựng phƣơng án trồng hoa, cây xanh tại khu Trung tâm hành chính huyện, bố trí và bổ sung 54 thùng rác tại khu dân cƣ Làng truyền thống

Cơtu, các khu trên địa bàn xã Lăng…đã góp phần tạo cảnh quan môi trƣờng xanh sạch đẹp. Trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản huyện cũng đã và đang triển khai xây dựng nhiều công trình nhƣ đƣờng giao thông, thủy lợi, xây dựng trƣờng và các công trình phục vụ dân sinh đƣợc hoàn thành và bàn giao đƣa vào sử dụng. Cùng với sự phát triển về kinh tế các dịch vụ kinh doanh nhƣ ăn uống, nhà nghỉ, vận tải hành khách; hệ thống bán l hàng hoá cũng đã phát triển nhanh ở trung tâm huyện và ở các xã với các loại hàng đa dạng, phong phú, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Thị trƣờng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong năm qua diễn ra sôi động và đạt kết quả cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trƣờng ƣớc đạt trên 129 tỷ đồng, tăng 11,39% so năm 2016. Mạng lƣới thông tin liên lạc đƣợc đầu tƣ mở rộng, các mạng điện thoại di động gần nhƣ phủ khắp trên toàn huyện, 10/10 xã đã có sóng điện thoại di động.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 41 - 42)