Các căn cứ cho việc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH văn hóa DOANH NGHIỆP của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG và các đề XUẤT để xây DỰNG, PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 68)

4.1.1. Quan điểm, định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của NDT

Với tầm nhìn và sứ mệnh đã được xác định là “Dẫn dắt thị trường điện gia dụng Việt Nam và khu vực”, Nam Đăng chủ trương xây dựng VHDN của NDT trở thành một nguồn lực thật sự trong quá trình cạnh tranh: VHDN chính là một thế mạnh để xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu NDT. Khi công nghệ đã toàn cầu hóa, cạnh tranh về giá không còn là vấn đề hàng đầu thì chính VHDN sẽ quyết định chiến thắng.

Để thực hiện được điều đó, công ty xác định cần phải thấu hiểu và truyền đạt các giá trị cốt lõi đến toàn bộ người lao động: Thông qua việc xây dựng và phát triển và duy trì VHDN , công ty sẽ định hướng và điều chỉnh tư duy, suy nghĩ và hành động của toàn bộ người lao động. Quy mô của công ty ngày càng lớn mạnh, vai trò của VHDN càng trở nên quan trọng, VHDN trở thành chất kết dính của toàn bộ hệ thống trong công ty.

Xây dựng một trường văn hóa mạnh và hướng vào con người: Con người bao gồm khách hàng, đối tác và toàn bộ người lao động của công ty. Việc xây dựng VHDN hướng vào con người phải đảm bảo xuất phát từ nội bộ của công ty.

Xây dựng VHDN trên cơ sở đề cao các giá trị đạo đức: Định ra các giá trị đạo đức đang theo đuổi. Trong đó đề cao và giáo dục CBNV về các giá trị đạo đức đúng theo giá trị cốt lõi của công ty đó là: Tín – Tâm - Trí – Nhân

4.1.2. Mục tiêu xây dựng văn hóa doanh ngiệp của NDT

NDT xác định xây dựng nền văn hóa với các đặc điểm nổi bật sau:

Mỗi người lao động trong công ty đều thấm nhuần văn hóa chung của doanh nghiệp, nỗ lực phấn đấu phục vụ khách hàng tốt nhất.

Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của các thế hệ đi trước. Liên tục hoàn thiện và đổi mới văn hóa hiện tại.

Xây dựng văn hóa thể hiện rõ lợi ích của mỗi thành viên gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp.

Đoàn kết cùng nhau đẩy mạnh các giá trị văn hóa của NDT đến toàn bộ thành viên, khách hàng và đối tác.

4.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH công nghệ Nam Đăng công nghệ Nam Đăng

4.2.1. Các hoạt động phổ biến kiến thức chung

(1) Nâng cao sự nhận thức về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo nên, chính vì vậy, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là có sự hiểu biết, nỗ lực xây dựng của ban lãnh đạo mà còn do tập thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp tạo nên. Nếu chỉ có ban lãnh đạo xây dựng và chấp nhận mà không có sự chấp nhận đồng thuận của các thành viên thì đó không được coi là văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, lĩnh vực kinh doanh điện gia dụng thông minh chung và tại Hồ Chí Minh nói riêng đang ngày càng phát triển, vì vậy, công ty cần phải nâng cao sự nhận thức về văn hoá doanh nghiệp cho tất cả các thành viên để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển bền vững hơn nữa. Một số giải pháp giúp nâng cao sự nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cho Nam Đăng như sau:

Cần chú trọng đến đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường, bắt kịp những phong cách làm việc đổi mới, sáng tạo của tổ chức bằng việc thường xuyên tuyên truyển về truyền thống, các giá trị cốt lõi của Công ty tới nhân viên, mỗi tháng một lần công ty tổ chức các lớp đào tạo tập huấn về văn hóa doanh nghiệp cho các nhân viên đặc biệt là những nhân viên mới vào làm việc để nhân viên tăng thêm nhận thức và hiểu biết của mình với các kiến thức chung và tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển chọn nhân viên một cách kĩ lưỡng, tuyển những người có kỹ năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc, có tính cách đạo đức tốt. Ban lãnh đạo cần chọn ra những nhân viên lâu năm tiêu biểu, gương mẫu, có đức tính tốt, hòa đồng để hướng dẫn cho các nhân viên mới vào làm việc, bởi việc để nhân viên mới vào đã tiếp xúc

với nhân viên cũ có thái độ tiêu cực sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính cách và công việc sau này của người nhân viên mới. Công ty cũng nên quản lý thời gian một cách có hiệu quả và cân bằng thời gian làm việc của nhân viên và thời gian nghỉ ngơi để họ có thêm cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng.

(2) Nâng cao hình ảnh người lãnh đạo

Trong phần các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã cho biết người lãnh đạo có vai trò và ảnh hưởng rất to lớn tới nề nếp, phong cách làm việc của công ty. Vì vậy, để có thể phổ biến được kiến thức về văn hóa doanh nghiệp hay thay đổi, xây dựng và hoàn thiện bất cứ thứ gì trong doanh nghiệp thì ban lãnh đạo của NDT phải là những người tiên phong đi đầu và là tấm gương cho các thành viên trong công ty.

Đầu tiên cần phải đi đầu trong việc thực hiện các nội quy, quy định của Công ty “nói đi đôi với làm” như đi làm đúng giờ, thái độ nhã nhặn, lịch sự, không làm những việc mang tính chất cá nhân trong giờ làm việc,…đồng thời phải gương mẫu và kiên trì trong việc thực hiện giá trị cốt lõi trước nhân viên của mình. Chỉ đạo việc thực hiện công việc theo một hệ thống chặt chẽ, đồng bộ.

Ban lãnh đạo cũng cần xem xét và sửa đổi lại phong cách làm việc của bản thân sao cho chuyên nghiệp hơn, quy củ hơn để có được sự khâm phục từ các nhân viên.

Ban lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn nữa đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên, cùng các nhân viên tham gia nhiệt tình các chương trình văn nghệ, thể thao, giao lưu văn hóa,…để tạo sự liên kết và rút ngắn khoảng cách quyền lực giữa lãnh đạo và nhân viên.

Ban lãnh đạo cũng cần phải xác định từ đầu và nắm rõ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường bên ngoài. Khi xây dựng hệ thống giá trị VHDN cũng cần phải đưa ra được những quyết định chuẩn xác và đúng đắn để có thể phát huy được những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp, vừa có có thể học hỏi và du nhập các giá trị văn hóa khác ở thị trường bên ngoài.

Điều cuối cùng là ban lãnh đạo cần phải sâu sát hơn đến từng nhân viên một, hạn chế tối đa các tình trạng xuất hiện một hoặc hai các nhân không đồng tình với phong

cách lãnh đạo của công ty. Nên tổ chức các buổi họp phổ biến cho từng phòng ban và yêu cầu sự tham gia 100% của toàn bộ nhân viên phòng ban đó. Cùng thảo luận, ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên để từ đó hoàn thiện hơn về phong cách lãnh đạo, giúp họ hòa nhập hoàn toàn và không đi lệnh hướng so với mục tiêu chung mà ban lãnh đạo đã đề ra.

4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các yếu tố hữu hình, vô hình và các quan niệm chung

(1) Hoàn thiện kiến trúc của công ty

Việc nâng cấp hệ thống nhà xưởng, trang bị các thiết bị nhằm phục vụ cho việc đối phó với các sự cố thiên tai, hỏa hoạn đảm bảo an toàn lao động cho công nhân viên là việc hết sức cần thiết và nhanh chóng. Bên cạnh đó việc hoàn thiện cơ sở vật chất bên trong nơi làm việc như: Thiết kế văn phòng làm việc lấy con người làm trung tâm là thiết kế mang tiêu chí đáp ứng tối đa cảm quan và tư duy, hướng đến nâng cao cả vật chất và tinh thần cho nhân viên làm việc bên trong; Trang bị thêm nhiều cây xanh bên trong và ngoài khu vực làm việc, tạo cảm giác trong lành, thoải mái; …

Văn hóa doanh nghiệp tích cực và lành mạnh là một phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi một công ty thông minh thiết kế không gian làm việc phù hợp, hấp dẫn. Đây là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh của công ty trong thời gian tới.

(2) Đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm ngặt các nội quy, quy định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã phân tích ở chương 3, yếu tố “Phong cách ứng xử” trong VHDN tại Nam Đăng còn rất yếu, đây là một vấn đề cấp thiết cần phải cải thiện nhanh và mạnh để ổn định lại tổ chức cũng như tác phong làm việc tại môi trường công ty. Ban lãnh đạo cần có nhưng biện pháp chặt chẽ và rõ ràng hơn về các quy định cũng như phong cách làm việc tại công ty, yêu cầu toàn bộ nhân viên phải thực hiện nghiêm túc

Quy định về thời gian làm việc:

Nhân viên đi và về đúng giờ theo nội quy, quy định của công ty, khi đến công ty, lịch sự chào hỏi cấp trên và đồng nghiệp. Nếu đi làm muộn hoặc đột ngột có

chuyện cần nghỉ thì cần phải gọi điện báo ngay với trưởng bộ phận hoặc cán bộ quản lý của phân xưởng. Khi đã là giờ làm việc, không làm việc riêng, cười đùa nói chuyện riêng. Có thái độ thân thiện, hòa đồng, vui vẻ sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và đồng nghiệp; Không cản trở những người khác trong quá trình làm việc; Khi làm việc, không để cảm xúc cá nhân chi phối các hành động.

Quy định về vấn đề vệ sinh:

Đối với môi trường làm việc chung: Các thành viên cần có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường chung, không xả rác thải bừa bãi, đặc biệt không hút thuốc lá trong công ty, không bày bừa các vật dụng trong công ty khi không được phép…

Đối với nơi làm việc của từng cá nhân: Mỗi cá nhân cần sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp các giấy tờ, tài liệu, vật dụng cá nhân trong khi làm việc và trước khi rời khỏi nơi làm việc. Phân loại các giấy tờ, tài liệu gọn gàng, sắp xếp thành các mục để thuận tiện cho việc theo dõi quản lý cũng như thuận tiện cho việc sau này tìm kiếm lại các tài liệu đó. Không đun nấu trong phòng làm việc để tránh tạo ra các mùi khó chịu ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung và những người xung quanh cũng như tránh sự cố hỏa hoạn.

Quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:

Tuân thủ các quy định về an tòan lao động; Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, khắc phục và sửa chữa ngay khi phát hiện ra lỗi; Thường xuyên kiểm tra các bình cứu hỏa, các cửa thoát hiểm để đề phòng trường hợp hỏa hoạn sẽ có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

(3) Cải thiện và phát triển hiệu quả hơn các hoạt động lễ nghi tại và ấn phẩm nội bộ tại công ty

Các nghi lễ được tổ chức phải mang tính chuyên nghiệp bởi một nghi lễ cẩu thả, không đến nơi đến chốn sẽ dẫn tới những “niềm tin” không tốt ở nhân viên và người tham dự. NDT cần xây dựng phòng ban chuyên trách tổ chức các nghi lễ tại công ty, liên tục cập nhật về mặt hình thức, nội dung và xu thế hiện đại để tránh tạo cảm giác nhàm chán, người tham dự chỉ đến cho có mặt. Các hoạt động bên trong

nghi lễ cũng cần được xây dựng theo một trình tự hệ thống đảm bảo mỗi nhân viên tham gia đều có một phần vai trò trong nghi lễ đó.Các nghi lễ phải được công bố rộng rãi đến toàn bộ nhân viên một cách triệt để hơn và phải giúp họ thấu hiểu đó là những họat động thường kỳ của NDT cùng với mục đích và ý nghĩa của chúng.

NDT đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm tại TP.HCM, nhưng những ấn phẩm nội bộ vẫn chưa có nhiều. Đây là một thiếu sót rất lớn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty. Các ấn phẩm như bản tuyên bố sứ mệnh, sổ vàng truyền thống, các ấn phẩm định kỳ,…cần được Ban Giám đốc quan tâm và thực hiện phát hành hoặc lưu lại các văn bản truyền thống., giúp nâng cao hình ảnh nội bộ của công ty. Ban lãnh đạo luôn phải chú trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty đến với từng nhân viên, khách hàng, đối tác của mình bằng việc xây dựng các ấn phẩm nội bộ, poster, banner quảng cáo, website riêng để các khách hàng và đối tác biết đến mình nhiều hơn.

(4) Xây dựng những giá trị được chấp nhận và quan niệm chung

Việc thống nhất được giữa các lợi ích dài hạn và ngắn hạn sẽ giúp ban lãnh đạo công ty xác lập được giá trị cốt lõi chung, điều này cũng đồng thời giúp các thành viên bên trong có thể dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ các giá trị này của doanh nghiệp. Tuy nhiên thì ban lãnh đạo cần phải có sự linh hoạt theo từng thời điểm khi đưa ra các chiến lược và giá trị để có thể tạo nên sự hài hòa và đảm bảo được lợi ích chung giữa người lao động với sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược riêng của công ty.

Giúp nhân viên hiểu được ý nghĩa của chiến lược và giá trị cốt lõi của công ty, đó là các thành viên phải đặt lợi ích của công ty, lợi ích cộng đồng, lợi ích khách hàng, lợi ích của đối tác lên vị trí hàng đầu sau đó mới đến lợi ích của bản thân mình, điều đó cũng thể hiện ở chính giá trị cốt lõi của Nam Đăng đó là “Tâm” “Tín”, luôn làm việc bằng hết tâm huyết sự nhiệt tình của mình để tạo được chữ tín cho công ty. Ngoài ra, để thực hiện được những điều này, ban lãnh đạo sẽ chỉ định một người ở từng bộ phận sẽ phụ trách việc hướng dẫn các thành viên mới vào làm những quy định, nội quy, quy tắc, tác phong, phong cách làm việc, phong cách ứng xử trong công ty để các nhân viên đó hiểu và bắt kịp được các giá trị của công ty, giúp họ tin

tưởng mà cống hiến hết sức lực của mình. Thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

(5) Cải thiện tính nhất quán

Khi giá trị cốt lõi đã được xác định và hình thành, NDT cần phải xây dựng nên một sự gắn kết giữa các giá trị đó với những con người bên trong để có thể duy trì và phát triển các giá trị ngày càng bền vững hơn. Hiện tại thì yếu tố “Giá trị cốt lõi” sau khi phân tích đã cho thấy rõ việc phổ cập đến toàn bộ nhân viên NĐT về giá trị cốt lõi còn yếu, chưa tạo tính liên kết và đồng bộ, nhiều nhân viên chưa hiểu hết về giá trị cốt lõi tại công ty. Ban lãnh đạo có thể tổ chức các cuộc thi cạnh tranh, các chương trình vui chơi có thưởng để tăng cường sự đoàn kết cũng như mối quan hệ giữa các phòng ban. Với việc thường xuyên có cơ hội giao lưu giữa các thành viên sẽ góp phần hình thành nên một khối cầu văn hóa chung, tăng sự đồng thuận và giải quyết các vấn đề phát sinh khi bất đồng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó thường xuyên đẩy mạnh việc truyền thông nội bộ về ý nghĩa của giá trị cốt lõi, đưa ra các hình thức thưởng cho nhân viên nếu thực hiện đúng theo và đạt kết quả tốt.

(6) Coi trọng công tác tuyên truyền vận động giáo dục các thành viên về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tăng cường tuyên truyền và nhấn mạnh đến các thành viên về ý nghĩa và vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua các cuộc họp, các buổi lễ kỉ niệm, các dịp liên hoan,… để nâng cao sự hiểu biết của mỗi thành viên về văn hóa doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở nhân viên thực hiện đúng nội quy, quy định của công ty. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo hoặc gửi cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH văn hóa DOANH NGHIỆP của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG và các đề XUẤT để xây DỰNG, PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 68)