Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH văn hóa DOANH NGHIỆP của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG và các đề XUẤT để xây DỰNG, PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 46)

Số liệu trong 4 năm gần đây nhất (2018-2021) được tác giả thu thập, đánh giá và đồng thời áp dụng phương pháp thống kê và phương pháp phân tích. Bằng việc kết hợp giữa lý luận nghiên cứu và thực tiễn bên ngoài, tác giả sẽ phân tích và làm rõ các luận cứ, luận điểm được nêu ra trong luận văn. Bên cạnh đó, luận văn cũng là sự học hỏi, kế thừa và phát huy tinh hoa của các công trình nghiên cứu trước đó có cùng nội dung đề tài một cách có chọn lọc để phục vụ trong việc phân tích, so sánh và làm sáng tỏ các yếu tố về VHDN cũng như các vấn đề được đặt ra trong luận văn..

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG 3.1. Tổng quan về công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng.

3.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH công nghệ Nam Đăng. Tên viết tắt là NaDaTech (từ đây về sau viết tắt là NDT).

Tên giao dịch quốc tế: Nam Dang Technology Company Limited

Địa chỉ: Số 29 đường Thăng Long, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh Số giấy phép kinh doanh: 0314753607

Vốn điều lệ: 245,498,000,000 đồng

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh phân phối các sản phẩm điện gia dụng thông minh, các sản phẩm công nghệ thông minh phục vụ nhà ở, chung cư, các dự án xây dựng... Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Sản phẩm: công ty có năng lực sản xuất rất cạnh tranh. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty được bán rộng rãi trên thị trường bao gồm: công tắc thông minh, đèn điện gia dụng thông minh, các thiết bị nội thất, Smarthome... Ngoài ra công ty còn là đối tác sản xuất lớn về các thiết bị vi mạch và linh kiện của các nhà cung cấp phân phối thiết bị điện gia dụng thông minh nổi tiếng hiện nay ở trong và ngoài nước như Lumi, Zivix…

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.

Năm 2009, thành lập công ty TNHH công nghệ Nam đăng từ chuỗi cửa hàng Linh Kiện Store, đặt trụ sở chính tại 89 Nguyễn Văn Cừ, quận 5.

Năm 2010, xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2011 thành lập chi nhánh thứ 2 của công ty tại 15 Thăng Long quận Bình Thạnh và dời trụ sở chính về.

Tháng 10 năm 2013, được trao giải khách hàng tín nhiệm CCBI năm 2013. Xây dựng nhà máy thứ hai tại Bình Dương

Tháng 6 năm 2015, mở chi nhánh thứ 4 của công ty tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

Năm 2018, hệ thống phân phối sản phẩm của công ty đạt hơn 50 đại lý và hơn 300 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Năm 2020 đến nay, tuy hứng chịu sức ép và hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid- 19, công ty vẫn giữ vững được hoạt động kinh doanh và sản xuất, chỉ phải cắt giảm 100 nhân sự ở các bộ phận.

3.1.3. Một số kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

NDT là một công ty có còn có thâm niên trong ngành sản xuất thiết bị điện thông minh. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của các đơn vị cạnh tranh cùng ngành từ trong và ngoài nước, hoạt động của công ty vẫn luôn được duy trì ổn định và từng bước phát triển, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty NDT giai đoạn 2018-2021

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2021 do sự ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19 nên tổng doanh thu có sự giảm mạnh, nhưng vẫn đạt hơn 3149 tỉ đồng. Đây là một con số đáng ghi nhận trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt cũng như tình hình dịch bệnh căng thẳng. Sự gia tăng doanh thu trong các năm 2018-2020 của NDT khẳng định vị thế của công ty trong ngành điện gia dụng thông minh Việt Nam và khẳng định thương hiệu của công ty. Về lợi nhuận, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty tăng với tốc độ bình quân khoảng 10% trong giai đoạn 2018-2020, năm 2021 dù giảm nhưng vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thế hơn 315 tỉ đồng. Có thể thấy thêm một sự gia tăng nữa ở mức thu nhập bình quân đầu người của đội ngũ lao động tại NDT. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2020 đạt 8.5 triệu, tăng 2,4 triệu so với năm 2019, đây là một con số tăng rất ấn tượng khi bước vào năm bắt đầu đại dịch.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty Công nghệ Nam Đăng cho tới hiện tại được thể hiện trong sơ đồ sau đây:

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức tại công ty NDT

Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm:

Hội đồng thành viên: Gồm 4 thành viên. Là cơ quan quản trị của công ty nên hội đồng thành viên có thể toàn quyền quyết định các vấn đề về quyền lợi hay mục đích của công ty.

Tổng Giám đốc và các Phó TGĐ: là người ra quyết định chính cũng như điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày tại NDT. Giúp việc cho Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốc.

Các phòng ban và bộ phận sản xuất được phân chia và đảm nhiệm đúng chức năng phục vụ các công đoạn sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty. Bên trong các phòng ban sẽ có một trưởng phòng và các nhân viên cấp dưới. Bên trong các bộ phận hoạt động sản xuất sẽ có một trưởng nhóm và các nhân viên cấp dưới.

3.1.5. Nguồn nhân lực tại công ty

Số lượng và cơ cấu nhân lực hiện nay tại công ty TNHH công nghệ Nam Đăng được thể hiện trong bảng bên dưới:

Bảng 3.2 Cơ cấu nhân sự của công ty NDT giai đoạn 2018-2021 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động công ty

Bảng 3.2 cho thấy tổng số lượng lao động của công ty NDT trong giai đoạn 2018- 2020 luôn có xu hướng gia tăng. Chỉ riêng năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công ty buộc phải cắt giảm 100 nhân lực để giảm chi phí hoạt động. Năm

2018, tổng số lao động của công ty là 1174 người, đến năm 2020, con số này đã là 1215 người. Là một công ty sản xuất thiết bị điện gia dụng, 86% là mức tỷ lệ lao động trực tiếp trên tổng số lao động luôn duy trì quanh năm. Số lượng lao động nam cũng luôn chiếm trên 60% tổng lao động do đặc thù ngành sản xuất.

Điểm nổi bật trong lực lượng lao động của công ty NDT là đội ngũ lao động còn rất trẻ, thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ lao động Công ty NDT

Biểu đồ 3.2. cho thấy: Gần 80% tổng số lao động của công ty là lao động trẻ có độ tuổi dưới 30. Độ tuổi trên 45 qua hàng năm chỉ chiếm một tỷ lệ xung quanh 5%, rất nhỏ so với tổng số lao động. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển VHDN bởi lẽ những người trẻ tuổi sẽ thường yêu thích những điều mới mẻ, sáng tạo. Họ mạo hiểm, ưa thích và dễ dàng chấp nhận thách thức hơn hẳn sự an toàn, kín kẽ và bền vững của lực lượng lao động lớn tuổi.

3.2. Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng Nam Đăng

Để nghiên cứu rõ hơn về công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Nam Đăng, tác giả đã tiến hành lập phiếu điều tra khảo sát các thành viên trong công ty. Cách thức tiến hành: thiết kế bảng câu hỏi khảo sát về tổng quan văn hóa doanh nghiệp, thực tế về quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH công nghệ Nam Đăng, đồng thời để đánh giá mức độ hài lòng của các thành viên về môi trường làm việc, công việc, ban lãnh đạo,…

Đối tượng khảo sát: tất cả các thành viên trong công ty.

Số mẫu phiếu điều tra: tiến hành điều tra 95 người tại công ty. Trong đó: Lãnh đạo công ty: 3 người; Quản lý cấp trung: 5 người; Nhân viên: 87 người.

Số phiếu phát ra: 95 phiếu; Số phiếu thu về: 95 phiếu; Số phiếu hợp lệ: 92 phiếu; Số phiếu không hợp lệ: 3 phiếu.

Mẫu phiểu khảo sát chi tiết được tác giả trình bày trong phần Phụ lục 1. Tổng hợp về kết quả khảo sát được tác giả trình bày chi tiết trong phần Phụ lục 2.

3.2.1. Các giá trị được tuyên bố

3.2.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh

Là một công ty dẫn đầu trong ngành điện gia dụng Việt Nam, Ban lãnh đạo công ty luôn tìm ra những chiến lược phát triển công ty thâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực. Tầm nhìn của công ty NTP được xác định là “Dẫn dắt thị trường điện gia dụng tại Việt Nam và khu vực” và tuyên bố sứ mệnh: “Mang lại những sản phẩm chất lượng cao bằng việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến và đầu tư ở quy mô lớn.”

Mục tiêu phát triển của Nam Đăng là sớm trở thành doanh nghiệp điện gia dụng thông minh và có sức ảnh hưởng lớn khu vực ASIAN. Cam kết phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng một cách toàn diện, tạo ra giá trị tối đa cho nhân viên, khách hàng và cổ đông, và chân thành phục vụ và đóng góp lợi ích cho xã hội.

Ban lãnh đạo Công ty NDT cũng luôn xác định người lao động chính là gốc rễ của thành công. Tổng giám đốc công ty cũng như nhiều nhà quản lý cấp cao khác của NDT, đều xuất thân từ nhân viên của công ty vì vậy luôn giữ tâm nguyện tạo cơ hội phát triển cho mọi người ở NDT.

Sau khi tác giả tiến hành khảo sát các thành viên trong công ty về nhận định: “Tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn rõ ràng” kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 3.3. Nhận định của các thành viên về tầm nhìn và sứ mệnh của NDT

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.2.1.2. Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn, định hình văn hóa và phản ánh các giá trị của doanh nghiệp. Do có sự ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh là yếu tố hướng dẫn toàn bộ hoạt động giao lưu, giao tiếp trong kinh doanh và xác định được vai trò quan trọng của yếu tố con người đồng thời do sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc mang đậm phong cách Á Đông, luôn hướng tới con người và hướng tới những giá trị tốt đẹp nhất, mà Nam Đăng đã xác định được giá trị cốt lõi cho mình đó là “Tín – Tâm – Trí – Nhân”. Giá trị này không dài dòng hay văn chương mà chỉ gói gọn trong 4 chữ Tín – Tâm – Trí – Nhân cũng phần nào lột tả được giá trị mà công ty muốn hướng tới.

Tín: Luôn lấy chữ tín làm kim chỉ nam cho mọi hành động, luôn đặt khách hàng và đối tác làm trung tâm, luôn đặt chữ tín lên vị trí hàng đầu, lấy chữ tín để làm vũ khí cạnh tranh và coi việc bảo vệ chữ tín như bảo vệ danh dự của chính mình.

Tâm: Chữ tâm này thể hiện sự tận tụy với khách hàng và sự tâm huyết với các sản phẩm.

Trí: Mọi sản phẩm, dich vụ của Nam Đăng đều được đổi mới, sáng tạo linh hoạt để phù hợp và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng tại mọi thời điểm, mọi tình huống khác nhau. Ban lãnh đạo cũng như nhân viên luôn tìm mọi cách để cải thiện và đổi mới sản phẩm để sản phẩm luôn hiệu quả và có tính hấp dẫn cao nhất.

Nhân: Nam Đăng luôn coi trọng người lao động và coi người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo của công ty luôn tôn trọng những ý kiến mà nhân viên đưa ra nhằm cải thiện được tình hình hoạt động kinh doanh hay phương thức hoạt động của công ty,.. Mọi ý kiến của nhân viên đưa ra đều được đưa vào hòm thư góp ý, nhân viên có thể thẳng thắn bày tỏ những quan điểm, ý kiến và mâu thuẫn của mình,…nhằm động viên khuyến khích nhân viên, xóa bỏ được rào cản và khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên. Điều này đã được thể hiện qua chế độ thưởng phạt của công ty.

Sau khi thực hiện khảo sát về nhận định “Giá trị cốt lõi rõ ràng, được nhân viên hiểu và thấm nhuần”, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 3.4. Nhận định của cán bộ nhân viên về giá trị cốt lõi tại NDT

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.2.2. Phong cách lãnh đạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban lãnh đạo công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi để các nhân viên có thể thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình, cũng như luôn cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của nhân viên. Quá trình ra quyết định của công ty luôn có sự tham gia của mỗi cấp nhân viên. Mỗi khi ban lãnh đạo của công ty đưa ra một quy định mới thì họ đều tổ chức một cuộc họp với các trưởng bộ phận để các trưởng bộ phận truyền đạt và lấy ý kiến của nhân viên trong bộ phận mình.

Nhận thấy được tính đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh của mình, ban lãnh đạo luôn cố gắng quan tâm đến đời sống cá nhân của mỗi nhân viên, hỗ trợ và tạo điều kiện hết sức có thể cho nhân viên, nhân viên trong công ty có thể đăng ký và đổi ca

làm việc cho nhau, các nhân viên đều có ngày nghỉ phép hàng tháng, một năm công ty cho mỗi nhân viên được 15 ngày nghỉ phép, ban lãnh đạo cũng thường tổ chức các buổi liên hoan để nhân viên và ban lãnh đạo có thể chia sẻ giúp đỡ nhau. Ngoài ra ban lãnh đạo và công đoàn luôn dành sự quan tâm cho các nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi nhân viên đau ốm,…

Điều này cũng được thể hiện ngay trên kết quả khảo sát các thành viên về nhận định “Phong cách lãnh đạo mang tính dân chủ, công bằng” như sau:

Biểu đồ 3.5. Nhận định của cán bộ nhân viên về phong cách lãnh đạo tại NDT

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.2.3. Các biểu tượng trực quan của văn hóa doanh nghiệp tại Nam Đăng

3.2.3.1. Kiến trúc

Trụ sở công ty là nơi hoạt động chính và là nơi đặt văn phòng của Hội đồng quan trị, Ban lãnh đạo và tất cả các phòng ban chức năng phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Trụ sở có phong cách thiết kế thân thiện với môi trường, gây cảm tình và ấn tượng cho người đến thăm và làm việc.)

Tòa nhà đặt trụ sở của Nam Đăng được thiết kế kết hợp hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại, ban lãnh đạo công ty đã tiếp thu và duy trì được những nét văn hóa truyền thống dân tộc vốn có, đồng thời đã nhanh chóng tiếp thu được nền văn hóa du nhập từ phương Tây mang hơi hướng hiện đại đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng và luôn có nhiều biến đổi của thị trường để có thể mang đến cho Nam Đăng có một kiến trúc hiện đại, sang trọng, tạo sự thoải mái cho nhân viên và khách

hàng. Đó cũng là các nét đặc trưng trong kiến trúc tạo ra giá trị riêng cho Nam Đăng và là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty.

Hình 3.1. Môi trường xanh tại trụ sở công ty NDT

Sau khi tiến hành khảo sát các thành viên trong công ty Nam Đăng về nhận định “Kiến trúc công ty mang tính hiện đại, khang trang” thì kết quả thu được như sau:

Biểu 3.6. Nhận định của cán bộ nhân viên về kiến trúc của công ty NDT

3.2.3.2. Logo

Logo của Công nghệ Nam Đăng có ba màu cơ bản: màu đỏ, màu xanh lá cây và màu vàng. Các màu sắc này trộn vào nhau mang theo hàm ý sâu ra riêng của người sáng lập NDT:

Màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nền tảng phát triển ổn định và đầy sức sống của công ty NDT. Phần chữ N và D cách điệu hình bàn chân kèm màu vàng và xanh lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH văn hóa DOANH NGHIỆP của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG và các đề XUẤT để xây DỰNG, PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 46)