Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH văn hóa DOANH NGHIỆP của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG và các đề XUẤT để xây DỰNG, PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 40)

Xây dựng VHDN là một quá trình lâu dài cũng như tổng thể bên trong bao gồm rất nhiều bước liên quan. Vì vậy, để xây dựng VHDN một cách tổng thể thì cần theo mô hình 10 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Cần xem xét, tìm hiểu về môi trường xung quanh, các yếu tố bên trong và ngoài của doanh nghiệp để từ đó chọn lọc ra các yếu tố có khả năng làm thay đổi chiếc lược của doanh nghiệp trong tương lai

Bước 2: Bước cơ bản và quan trọng nhất trong việc xây dựng VHDN đó là việc xác định được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Việc này giúp định hình được trái tim và linh hồn của doanh nghiệp, là cơ sở cho thành công và không bao giờ bị phai mờ theo thời gian.

Bước 3: Xác định tầm nhìn của doanh nghiệp và xây dựng nó. Đây là điều mà doanh nghiệp luôn hướng tới để đạt được cũng như là hình mẫu lý tưởng để phấn đấu trong tương lai. Tầm nhìn cũng là một định hướng chính trong việc xây dựng VHDN. Doanh nghiệp đang có hiện tại có thể khác xa hoàn toàn so với hình mẫu

Bước 4: Đánh giá được mức độ hiệu quả của VHDN trong thời điểm hiện tại. Cần phải xác định được mức độ phù hợp của VHDN trong việc kết hợp với các chiến lược phát triển để có thể đánh giá và xác định ra được các yếu tố cần phải thay đổi. Đây và bước rất khó khăn và rất dễ gây nhầm lẫn cho người lãnh đạo khi xác định các tiêu chí đánh giá. Ví dụ với những nét văn hóa ngầm định, không có văn bản thì gần như không thể xác định được tiêu chí đánh giá.

Bước 5: Sau khi định hình được VHDN lý tưởng thì chúng ta cần xác định được “khoảng cách” giữa văn hóa đang có hiện tại của doanh nghiệp và văn hóa lý tưởng đấy. Vạch ra các tiêu chí để thu hẹp khoảng cách giữa cái đang có với cái mong muốn. 4 tiêu chí thường được áp dụng để đánh giá đó là: Giao tiếp, ứng xử, ra quyết định và phong cách làm việc.

Bước 6: Xác định vị trí và vai trò của người lãnh đạo trong quá trình thay đổi VHDN. Là người đầu tiên đặt nền móng trong việc xây dựng VHDN, người lãnh đạo cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi VHDN phù hợp với các mục tiêu lí tưởng. Với sự truyền bá và dẫn dắt của mình thì người lãnh đạo sẽ dễ dàng tác động và thay đổi được đội ngũ nhân viên bên trong, giúp họ luôn tin tưởng, thấu hiểu và cùng chung sức xây dựng phát triển VHDN.

Bước 7: Sau khi xác định được việc cần làm để thu hẹp khoảng cách giữa VHDN hiện tại với VHDN cần hướng tới, chúng ta cần có một kế hoạch hành động cụ thể. Kế hoạch bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức, thực hiện, thời gian, kết

quả. Xác định rõ đâu là việc cần phải ưu tiên và tập trung nguồn lực. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc để đạt được mục tiêu trong thời gian cụ thể.

Bước 8: Một điều cần thiết khi thay đổi VHDN đó là việc phổ biến đến toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp. Cần phải thể hiện được cho họ thấy việc thay đổi sẽ mang lại nhiều lợi ích trong công việc và đời sống tại doanh nghiệp. Đi kèm phổ biến phải là sự khích lệ, động viên, tạo động lực và có thể là khen thưởng với sự đóng góp và xây dựng VHDN lí tưởng của mỗi cá nhân, tất cả điều này sẽ tạo nên động lực giúp cho việc thay đổi VHDN được nhanh chóng và tốt đẹp hơn.

Bước 9: Xây dựng nên mô hình và thể chế hóa việc thay đổi VHDN. Người lãnh đạo cần phải là hình mẫu lí tưởng để nhân viên doanh nghiệp học tập và noi theo phù hợp với mô hình VHDN đã xây dựng. Dần dần tạo nên các quy định chung để vừa khen thưởng vừa xử phạt nếu vi phạm các chuẩn mực. Trong giai đoạn thể chế hóa này, nhân viên càng cần được khuyến khích và động việc để học theo các hành vi VHDN chuẩn mực, hệ thống khen thưởng cũng cần tại ra sự hài hòa và phù hợp với mô hình VHDN đã xây dựng.

Bước 10: Không ngừng đánh giá và tối ưu việc trong quá trình thay đổi VHDN, tiếp tục học hỏi, cải tiến và thiết lập các chuẩn mực mới ngày càng phù hợp hơn với doanh nghiệp. VHDN không phải là một giá trị bất biến nên việc liên tục đánh giá và duy trì các giá trị chuẩn mực, cải tiến cái mới dựa trên cái cũ và việc làm cần thiết để phát triển VHDN bền vững.

Tóm lại việc xây dựng VHDN không phải đơn giản là người lãnh đạo nêu ra các giá trị mà bản thân mong muốn rồi áp đặt vào mọi nhân viên và mọi hoạt động của doanh nghiệp. Cần phải xây dựng và hình thành các giá trị theo thời gian và phải tạo ra sự hài hòa trong mọi hoàn cảnh của doanh nghiệp, bất kể lúc khó khăn hay lúc phát triển. Bản thân người lãnh đạo cũng cần phải có phẩm chất và năng lực cốt lõi để làm tấm gương cũng như dẫn dắt tổ chức, từ đó mới tạo ra được hệ thống giá trị chuẩn mực phù hợp với doanh nghiệp. Ngoài ra quá trình xây dựng VHDN cũng đòi hỏi sự đồng lòng, quyết tâm của đội ngũ nhân viên bên trong doanh nghiệp thì mới dẫn đến thành công.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu

Qui trình thực hiện nghiên cứu có những bước sau:

Bước 1: Đọc và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan để kế thừa và chỉ ra khoảng trống nghiên cứu.

Bước 2: Xác định vấn đề nghiên cứu.

Bước 3: Tập hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận để hình thành khung lý thuyết/ mô hình nghiên cứu.

Bước 4: Xây dựng phương pháp nghiên cứu.

Bước 5: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, đồng thời sử dụng các công cụ thích hợp để xử lý và phân tích số liệu qua đó đánh giá thực trạng văn hóa của doanh nghiệp.

Bước 6: Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa của doanh nghiệp hiện tại, trên cơ sở này đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp định tính, dựa trên sự tham khảo nghiên cứu về VHDN của Edgar H.Schein, tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp trên 3 khía cạnh: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp; Những giá trị được tuyên bố; Các giá trị ngầm định chung. Qua đó xem xét và phân tích các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến việc tạo lập và thay đổi văn hóa doanh nghiệp và đưa ra sự tổng hợp hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN cũng như các giải pháp để tối ưu và phát triển VHDN.

2.3. Các nguồn thông tin

Có rất nhiều cách phân loại dữ liệu tùy theo phương pháp và mục đích của nhà nghiên cứu. Để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu xây dựng VHDN của NDT, tác giả sử dụng hai nguồn dữ liệu chính là nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp.

2.3.1. Nguồn dữ liệu sơ cấp:

Ý kiến, quan điểm của nhân viên, quản lý, lãnh đạo làm việc ở doanh nghiệp về các khía cạnh văn hóa trong doanh nghiệp mình như tổ chức, quản lý, lãnh đạo cùng với mức độ gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp. Một cách tổng quan nhất thì việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường được thực hiện bằng phương pháp khảo sát. Người nghiên cứu thường đặt ra một bảng câu hỏi cho các đối tượng được điều tra và nghiên cứu phân tích trên các câu trả lời để đưa ra kết luận. Tác giả cũng đã lựa chọn phương pháp khảo sát để có thể thu thập được thông tin cần thiết cho đề tài này.

2.3.2. Nguồn dữ liệu thứ cấp

Là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến các chủ đề về văn hóa công ty; hành vi tổ chức của các nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới ...

Xác định được vấn đề nghiên cứu cũng như các nguồn dữ liệu phù hợp là việc rất cần thiết, trong bối cảnh dữ liệu thứ cấp hiện nay rất rộng lớn và đa dạng, cần phải có sự chọn lọn phù hợp cũng như định hình được thư mục dữ liệu cần nghiên cứu. Như vậy với đề tài được lựa chọn, các vấn đề liên quan đến văn hóa của doanh nghiệp như triết lý kinh doanh, biểu tượng, khả năng thích ứng,... hay các nghiên cứu của các học giả trên thế giới về vấn đề văn hóa công ty sẽ là nguồn dữ liệu thứ cấp để tham khảo. Bên cạnh đó, những đặc trưng văn hóa của một vài công ty hay tổ chức của Việt Nam cũng sẽ hữu ích để người nghiên cứu có cơ sở tạo lập cái nhìn tổng quan về hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa trong doanh nghiệp.

Đối với dữ liệu hỗn hợp khác và dữ liệu từ nguồn Internet: Tác giả dựa vào những bản luận án tiến sĩ, thạc sĩ của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề văn hóa tổ chức/doanh nghiệp hoặc các tài liệu, công trình khoa học của trường đại học. Bên cạnh đó thì các nguồn dữ liệu cũng được tìm kiếm và khai thác từ Internet thông qua các công cụ tìm kiếm miễn phí hoặc trả phí trong các bài viết công khai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu 2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua việc điều tra khảo sát dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn gửi trực tiếp tới cán bộ, nhân viên của công ty NDT trụ sở chính số 29 Thăng Long, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

2.4.2. Công cụ thu thập thông tin

Công cụ thu thập thông tin là bảng câu hỏi dùng để thăm dò lấy ý kiến của các đố tượng trong đó:

Dạng câu hỏi là câu hỏi cấu trúc (đóng) với các loại câu hỏi và câu trả lời đã được liệt kê sẵn và người trả lời chỉ việc lựa chọn.

Nội dung chi tiết bảng câu hỏi (phụ lục 1) bao gồm 2 phần chính:

Phần 1: Thiết kế để thu thập những thông tin chung bao gồm giới tính, tuổi thời gian làm việc và vị trí công tác về đối tượng tham gia khảo sát. Phần 2: Thiết kế gồm 4 câu hỏi nhằm xem xét đánh giá mức độ hiểu biết và nhận thức về VHDN của cán bộ, nhân viên đang làm việc tại công ty NDT

Bảng 2.1: Tóm tắt cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu

Thành phần Biến

Thông tin cá nhân Giới tính

Tuổi

Thời gian làm việc tại công ty Vị trí công tác

Thông tin về VHDN Các yếu tố của VHDN Biểu trưng trực quan Biểu trưng phi trực quan

Quản lý, lãnh đạo về việc phát triển văn hóa doanh nghiệp

Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi:

Bảng câu hỏi được thiết kế và kiểm nghiệm qua một số giai đoạn nhằm đảm bảo những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu. Các câu hỏi về khía cạnh VHDN được phát triển dựa trên những nghiên cứu trước đây có liên quan đến lĩnh vực VHDN.

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và các lý thuyết trước có liên quan.

Giai đoạn 2: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi bằng cách kiểm tra mức độ hiểu các câu hỏi, việc đánh giá được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp cho những cán bộ nhân viên để xem mức độ hiểu và trả lời câu hỏi.

Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh lại nội dung các câu hỏi và hoàn tất bảng câu hỏi khảo sát, sau đó tiến hành gửi trực tiếp đến cán bộ nhân viên NDT để thu thập thông tin.

2.5. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Số liệu trong 4 năm gần đây nhất (2018-2021) được tác giả thu thập, đánh giá và đồng thời áp dụng phương pháp thống kê và phương pháp phân tích. Bằng việc kết hợp giữa lý luận nghiên cứu và thực tiễn bên ngoài, tác giả sẽ phân tích và làm rõ các luận cứ, luận điểm được nêu ra trong luận văn. Bên cạnh đó, luận văn cũng là sự học hỏi, kế thừa và phát huy tinh hoa của các công trình nghiên cứu trước đó có cùng nội dung đề tài một cách có chọn lọc để phục vụ trong việc phân tích, so sánh và làm sáng tỏ các yếu tố về VHDN cũng như các vấn đề được đặt ra trong luận văn..

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG 3.1. Tổng quan về công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng.

3.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH công nghệ Nam Đăng. Tên viết tắt là NaDaTech (từ đây về sau viết tắt là NDT).

Tên giao dịch quốc tế: Nam Dang Technology Company Limited

Địa chỉ: Số 29 đường Thăng Long, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh Số giấy phép kinh doanh: 0314753607

Vốn điều lệ: 245,498,000,000 đồng

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh phân phối các sản phẩm điện gia dụng thông minh, các sản phẩm công nghệ thông minh phục vụ nhà ở, chung cư, các dự án xây dựng... Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Sản phẩm: công ty có năng lực sản xuất rất cạnh tranh. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty được bán rộng rãi trên thị trường bao gồm: công tắc thông minh, đèn điện gia dụng thông minh, các thiết bị nội thất, Smarthome... Ngoài ra công ty còn là đối tác sản xuất lớn về các thiết bị vi mạch và linh kiện của các nhà cung cấp phân phối thiết bị điện gia dụng thông minh nổi tiếng hiện nay ở trong và ngoài nước như Lumi, Zivix…

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009, thành lập công ty TNHH công nghệ Nam đăng từ chuỗi cửa hàng Linh Kiện Store, đặt trụ sở chính tại 89 Nguyễn Văn Cừ, quận 5.

Năm 2010, xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2011 thành lập chi nhánh thứ 2 của công ty tại 15 Thăng Long quận Bình Thạnh và dời trụ sở chính về.

Tháng 10 năm 2013, được trao giải khách hàng tín nhiệm CCBI năm 2013. Xây dựng nhà máy thứ hai tại Bình Dương

Tháng 6 năm 2015, mở chi nhánh thứ 4 của công ty tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

Năm 2018, hệ thống phân phối sản phẩm của công ty đạt hơn 50 đại lý và hơn 300 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Năm 2020 đến nay, tuy hứng chịu sức ép và hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid- 19, công ty vẫn giữ vững được hoạt động kinh doanh và sản xuất, chỉ phải cắt giảm 100 nhân sự ở các bộ phận.

3.1.3. Một số kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

NDT là một công ty có còn có thâm niên trong ngành sản xuất thiết bị điện thông minh. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của các đơn vị cạnh tranh cùng ngành từ trong và ngoài nước, hoạt động của công ty vẫn luôn được duy trì ổn định và từng bước phát triển, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty NDT giai đoạn 2018-2021

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2021 do sự ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19 nên tổng doanh thu có sự giảm mạnh, nhưng vẫn đạt hơn 3149 tỉ đồng. Đây là một con số đáng ghi nhận trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt cũng như tình hình dịch bệnh căng thẳng. Sự gia tăng doanh thu trong các năm 2018-2020 của NDT khẳng định vị thế của công ty trong ngành điện gia dụng thông minh Việt Nam và khẳng định thương hiệu của công ty. Về lợi nhuận, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty tăng với tốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH văn hóa DOANH NGHIỆP của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG và các đề XUẤT để xây DỰNG, PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 40)