0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Kinh nghiệm của các công ty tài chính lớn trên thế giới về thu hồi nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH (Trang 42 -45 )

Theo nghiên cứu của MPI, thời điểm khủng tài chính Châu Á năm 1997 xảy ra, Hàn Quốc bị ảnh hưởng rất nặng nề. Lãi suất cao, đồng nội tệ suy yếu đã đẩy phần lớn các ngân hàng và rất nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Để thực hiện quá trình xử lý nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế để đánh giá thực trạng nợ xấu của các TCTC. Liên tiếp trong khoản thời gian từ tháng 3/1998 đến tháng 3/2000, tiêu chuẩn phân loại nợ được thắt chặt, theo đó, các TCTC được yêu cầu phân loại nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên là nợ xấu, đến phân loại những khoản nợ dựa trên khả năng tài chính của khách hàng vay vốn trong tương lai đối với việc hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng, và ở mức độ thắt

chặt hơn nữa khi phân loại các khoản vay có mức độ rủi ro lớn ngay cả khi khách hàng trả được lãi vào nhóm nợ xấu. Theo tiêu chí phân loại nợ, 68 nghìn tỷ Won nợ xấu quá hạn trên 6 tháng đã tăng lên 88 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1999. Nhờ sử dụng đồng loạt các biện pháp xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17,7% vào năm 1998 xuống còn 14,9%, 10,4%, 5,6%, và 3,9% vào các năm 1999, 2000, 2001 và 2002. Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế là do Chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện, triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý.

Tại một số quốc gia Châu Âu và Mỹ, phương pháp trích lập dự phòng là công cụ được sử dụng nhiều nhất. Như ở Anh, Cơ quan giám sát không đề ra chính sách chung mà từng ngân hàng quy định chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS 39) với mục tiêu là phân loại nợ và trích lập dự phòng phản ánh đúng chất lượng tín dụng và khả năng tổn thất mà ngân hàng gặp phải trên cơ sở phân tích tình trạng lưu chuyển tiền tệ của khách hàng. Với biện pháp tương đồng, các ngân hàng ở Pháp luôn dự phòng rủi ro cho tất cả các khoản tín dụng. Các chuẩn mực quản trị rủi ro đo lường rủi ro tín dụng theo hướng luôn tồn tại rủi ro trong các khoản cấp tín dụng, cho dù khoản vay đó có suy giảm hay chưa suy giảm khả năng thanh toán. Phương pháp trích lập dự phòng của các Ngân hàng ở Mỹ hơi có sự khác biệt, bởi vì theo các chuẩn mực kế toán tại Mỹ “Không công nhận các khoản tổn thất trước khi cho rằng chúng có thể đã xảy ra, kể cả khi dựa vào kinh nghiệm quá khứ để có thể cho rằng các khoản tổn thất sẽ phát sinh trong tương lai”. Tuy nhiên, các ngân hàng Mỹ trích lập dự phòng để bù đắp cho các khoản tổn thất tín dụng dự tính hiện có dù cho những tổn thất này phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của các ngân hàng.

Qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm kiểm soát nợ xấu đạt kết quả cao nhất đối với các TCTD trong nước được rút ra là tập chung ở hai công tác trọng tâm: Phân loại nợ theo chuẩn Quốc tế và Trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu là yếu tố tiên quyết. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có thể sử dụng biện pháp chuyển các khoản nợ xấu của khách hàng sang Công ty mua bán nợ

và tài sản tồn đọng để tiếp tục theo dõi xử lý theo thẩm quyền theo quy định của Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về mua bán nợ của Chính phủ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Các vấn đề về lý thuyết, lý luận cơ bản của đề tài đã được nêu rõ ở trong Chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính. Đồng thời hiểu thêm về khái niệm, đặc điểm của nợ xấu đến phân loại nợ xấu, các chỉ tiêu để đánh giá về nợ xấu. Đặc biệt là mối liên quan giữa nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu. Qua đó chúng thấy được sự cần thiết hoạt động THN và quản lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong nước theo quy định NHNN cũng như kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở các nước khác trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về các hoạt động xử lý nợ của các CTTC.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH (Trang 42 -45 )

×