0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đánh giá kết quả THN của Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI (Mcredit)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH (Trang 68 -91 )

(Mcredit)

Các biên pháp phòng ngừa và các hoạt động THN để đạt được hai chỉ tiêu chính trong THN là tỷ lệ dịch chuyển nhóm nợ đối với nhóm nợ có ngày quá hạn dưới 90 ngày và tỉ lệ thu hồi tiền mặt đối với nhóm nợ WO (>180 ngày) đã góp phần giảm tỉ lệ nợ xấu (NPL) của công ty chưa đạt như kỳ vọng kế hoạch đưa ra. Chỉ tiêu hạn chế nhảy nhóm nợ đối với nhóm nợ < 90 ngày vẫn chưa đạt đủ để giảm tỉ lệ NPL, dẫn đến việc trích lập dự phòng rủi ro tăng cao. Tuy nhiên, việc tỉ lệ thu tiền mặt tăng giúp công ty có nguồn vốn tiếp tục cho các hoạt động cho vay.

Nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ NPL không đạt như kì vọng đề ra như sau: - Đặc thù của vay tài chính tiêu dùng dựa trên uy tín cá nhân khách hàng nên rủi ro trong việc KH cố tình chây ỳ không thanh toán cao.

- Ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và cách ly xã hội dẫn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế dẫn đến kế hoạch kinh doanh cho vay và tỉ lệ trích lập dự phòng không đúng với chiến lược kế hoạch đề ra

- Chiến lược THN và hệ thống hỗ trợ THN chưa đáp ứng tốt như yêu cầu. - Đối với nhóm nơ B0 ngày đến hẹn rơi vào tuần cuối tháng, nên không có sự chăm sóc KH đủ lâu để THN thành công, từ đó ảnh hưởng đến kết quả dịch chuyển nhóm nợ cao tại nhóm B0

- Hệ thống không thể gạch nợ đối với nhóm KH có số tiền quá hạn cần phải thanh toán nhỏ ( > 12,000 VND) dẫn đến những khoản nợ quá hạn bị nhảy nhóm nợ cao hơn vào cuối tháng.

cách rõ ràng và gắn liền với mục tiêu chi phí của công ty.

- Đối với những KH có nhiều hợp đồng vay đang bị quá hạn thanh toán, thì thứ tự hạch toán không hợp lý; đa phần sẽ tự động hạch toán vào khoản vay có ngày trễ hẹn cao nhất, làm cho các khoản vay khác có ngày trễ hẹn cao hơn bị nhảy nhóm nợ cao hơn vào cuối tháng.

- Các đối tác thuê ngoài chưa làm tốt trong việc xử lý các hợp đồng được giao, ví dụ có hơn 100,000 hồ sơ nợ nhóm WO không được thu hồi được bất cứ khoản nào trong vòng 12 tháng.

Bảng 2.17: Đánh giá kết quả hoàn thành KPI năm 2019.

STT Chỉ số Trọng số Tỷ lệ hoàn

thành

Đánh giá

1 Tỉ lệ nợ xấu (NPL ratio) 10.00% 21.6% Mis

2 Tỉ lệ dịch chuyển Roll Forward nhóm B00-B01/Roll Forward group B00-B01

4.50% 5.6% Mis

3 Tỷ lệ dịch chuyển Roll - Forward nhóm B01 - B02/Roll Forward group B01-B02

6.75% 53.8% Mis

4 Tỷ lệ dịch chuyển Roll - Forward nhóm B02 - B03/Roll Forward group B02-B03

4.50% 83.5% Mis

5 Tỷ lệ dịch chuyển Roll - Forward nhóm B03 - B04/Roll Forward group B03-B04

6.75% 90.5% Mis

6 Tỷ lệ dịch chuyển Roll - Forward nhóm B04+/Roll Forward group B04+

18.00% 10.3% Mis

7 Tỷ lệ dịch chuyển Roll - Forward nhóm B07+ (tại 31/12/2018)/

4.50% 4.7% Mis

(Nguồn: Kế hoạch hành động 2019 của TT THN – Mcredit)

Theo “Báo cáo đánh giá của Phòng Chiến lược Thu hồi nợ - Khối QTRR”

thì năng suất lao động trên đầu người từ giai đoạn 2017 đến hết năm 2018 chưa có nhiều sự cải thiện. Tỉ lệ kết nối thành công với khách hàng thông qua tác nghiệp THN qua điện thoại chỉ đạt mức trung bình 40%, số lượng cuộc gọi trung bình mỗi

nhân viên thực hiện được đạt 280 cuộc. Đối với bộ phận THN trực tiếp tại địa bàn, tỉ lệ bao phủ xác minh tình trạng thực địa khách hàng đạt 96% từ tháng 09/2018, giúp tăng tỉ lệ kết nối được từ hoạt động thực địa tăng gấp đôi. Tuy nhiên tỉ lệ %PTP(hứa thanh toán) qua các năm vẫn còn thấp, cần phải tăng tỉ lệ này trong các năm sau để đánh giá được chất lượng nợ tại Mcredit.

Bảng 2.18: Năng suất thu hồi nợ giai đoạn 2017 đến bán niên 2020 (Productivity)

Dựa trên chỉ tiêu đưa ra, bộ phận THN cần phải thu hồi được 14% những khoản nợ mới phát sinh nhảy nhóm lên NPL trong năm và cần phải thu được 7.5% các khoản nợ chuyển sang nhóm nợ WO (nợ trễ hẹn > 180 ngày). Kết quả thu hồi trong các năm 2018, 2019 và giữa năm 2020 theo bảng bên dưới và kết quả chưa đạt được theo như chỉ tiêu đã đưa ra

Bảng 2.19 Kết quả chỉ tiêu thu hồi tiền mặt từ giai đoạn 2018 đến giữa năm 2020

Bucket/Mth 2018 2019 Giữa năm 2020

0 2.228,3 6.376,1 4.125,3 1-9 48,8 196,7 126,7 10-30 21,3 93,1 88,8 31-60 17,5 87 87,7 61-90 15,7 56,1 55,2 91-180 14,7 100,8 93,1 181-240 4,1 35,3 26,3 241-360 2,6 28,7 39,6 361+ 0,9 15,8 45,2 Tổng 2.354,2 6.989,8 4.687,8

Kết quả chỉ tiêu NPL nợ xấu phát sinh ở từng năm và nợ lũy kế từ năm 2017 Năm Call Tỷ lệ thành công Call Field Tỷ lệ thành công Field Các hoạt động THN khác % PTP(hứa thanh toán Không kết nối thành công Tỉ lệ độ phủ Số lượng nhân viên Trung bình số lần (Call+Field)/ nhân viên 2017 312,075 39% 4,894 93% 25 29% 190,866 89% 106 2,971 2018 548,159 38% 14,064 93% 900 26% 340,255 64% 190 2,958 2019 773,384 37% 21,833 93% 763 24% 491,458 74% 266 3,005 2020 1,032,745 39% 23,100 94% 1,762 22% 636,606 96% 358 2,935

đến giữa năm 2020 như sau: tổng nợ xấu tăng gấp 8 lần trong giai đoạn này.

- Đối với nhóm nợ 3 tăng 12 lần từ năm 2017 đến cuối năm 2018, sau đó tiếp tục tăng nhanh gấp 3 tại năm 2019; đến giữa năm 2020 tổng nợ nhóm 3 là 18,9 tỉ đồng, tăng gấp đôi so so với 2018.

- Đối với nhóm nợ 4 tại cuối năm 2017 đã là 15,1 tỉ đồng, sang năm 2018 đã tăng gấp 11 lần. Qua các năm 2019 và giữa năm 2020 tiếp tục tăng cao

- Đối với nhóm nợ 5 tại cuối năm 2017 là 346,7 tỉ đồng, tính đến cuối năm 2018 đã tăng gấp 03 lần. Tuy nhiên kết thúc năm 2019 tổng nợ nhóm 5 đã giảm gần 50%

Bảng 2.20: Nợ xấu phát sinh theo nhóm nợ giai đoạn 2017 đến giữa năm 2020

NĂM TÀI CHÍNH SỐ HỢP ĐỒNG WO TỔNG DƯ NỢ (POS)

2017 24,392 362,68 Dưới nhóm 3 2 4,9 Nhóm 3 106 773,6 Nhóm 4 1,711 15,1 Nhóm 5 22,573 346,7 2018 76,592 1.259 Dưới nhóm 3 48 0,5 Nhóm 3 848 9,3 Nhóm 4 13,882 178,5 Nhóm 5 61,814 1.070,8 2019 66,847 1.085,4 Dưới nhóm 3 174 2,5 Nhóm 3 2,156 28,4 Nhóm 4 36,331 530,3 Nhóm 5 28,186 524,2 2020 3,201 51 Dưới nhóm 3 12 0,18 Nhóm 3 1,079 18,9 Nhóm 4 2,110 31,9 Tổng nợ 171,032 2.758,3

Theo “Báo cáo thường niên của Mcredit năm 2017 – bán niên 2020” nợ lũy kế của công ty Mcredit qua các năm tăng rất nhanh, cụ thể tăng gấp 05 lần từ giai đoạn 2017 đến cuối năm 2018. Cuối năm 2019, nợ xấu lũy kế tăng thêm 40% so với năm 2018. Giữa năm 2020 nợ xấu lũy kế tăng nhẹ, xu hướng nợ nhóm 03 chuyển nhóm sang nhóm 04 tăng nhanh và từ nhóm 4 sang nhóm 5 cũng vậy. Tại công ty Mcredit, tỉ trọng nợ nhóm 4 và 5 chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ tổng nợ xấu lũy kế của Mcredit

Bảng 2.21: Nợ xấu lũy kế theo nhóm nợ của Mcredit giai đoạn 2017 đến giữa năm 2020

(ĐVT: Tỷ đồng)

NĂM TÀI CHÍNH SỐ HỢP ĐỒNG WO TỔNG DƯ NỢ (POS)

2017 24,392 362,7 Nhóm 3 106 0,77 Nhóm 4 1,711 15,1 Nhóm 5 22,573 346,7 2018 100,984 1.621,9 Nhóm 3 954 10,1 Nhóm 4 15,593 193,6 Nhóm 5 84,387 1.417,5 2019 167,831 2.707,3 Nhóm 3 3,110 38,6 Nhóm 4 51,924 724 Nhóm 5 112,573 1.941,7 2020 171,032 2.758,3 Nhóm 3 4,189 57,4 Nhóm 4 54,034 756 Nhóm 5 112,573 1.941,7

Biểu đồ 2.10: Nợ xấu lũy kế theo nhóm nợ giai đoạn 2017 đến bán niên 2020

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Mcredit năm 2017 – bán niên 2020)

Theo “báo cáo thường niên của Mcredit năm 2018 – 2019” về tỉ lệ nợ quá hạn của các sản phẩm vay chính : Cho vay tiền mặt (CS); Cho vay trả góp các sản phẩm điện tử- điện lạnh- điện gia dụng (CD); cho vay trả góp mua xe máy (TW) tại công ty tài chính Mcredit như sau:

Sản phẩm vay CS: Tỉ lệ phát sinh nợ quá hạn nhóm 30+, 60+ và 90+ khá ổn định, tuy nhiên việc kiểm soát và thu hồi nợ quá hạn chưa làm tốt dẫn đến tỉ lệ chuyển nhóm nợ của các sản phẩm vay CS đều tăng tại các tháng trong năm. Đặc biệt tại nhóm B1 của sản phẩm vay CS có chiều hướng tăng đều qua các tháng, cần tập trung cải thiện phân khúc này

- 500,000,000,000 1,000,000,000,000 1,500,000,000,000 2,000,000,000,000 2,500,000,000,000 3,000,000,000,000 2017 2018 2019 2020

NPL lũy kế qua các năm

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ dịch chuyển dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn của sản phẩm CS giai đoạn 2018 - 2019.

Sản phẩm vay CD: tại các nhóm nợ thấp thì công tác kiểm soát tỉ lệ nợ dịch chuyển nhóm sang nhóm cao hơn chưa tốt, đặc biệt tại hai nhóm nợ B0 và B1 có xu hướng tăng tỉ lệ phát sinh trong hạn sang nhóm quá hạn.

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ dịch chuyển dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn của sản phẩm CD giai đoạn 2018 – 2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Mcredit năm 2018 – 2019)

Sản phẩm vay CS: tỉ lệ dịch chuyển nhóm nợ ở tất cả các nhóm nợ đều tăng trừ nhóm nợ B3, trong đó tỉ lệ dịch chuyển phát sinh quá hạn của nhóm nợ trong hạn sang quá hạn tăng hơn gấp đôi.

Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ dịch chuyển dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn của sản phẩm TW giai đoạn 2018 – 2019

Kết luận: Hoạt động THN và kiểm soát tỷ lệ nhảy nhóm nợ của các sản phẩm vay chính là chưa được tốt, lí do việc tăng nhanh tỉ lệ nhảy nhóm tại các nhóm nợ thấp ở B0 và B1 cao kéo theo tỉ lệ khó thu hồi ở các bucket phía sau.

2.3.2. Đánh giá kết quả THN của Công ty Tài chính Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance)

Đánh giá kết quả THN giai đoạn từ 2018-2019:

Theo “Báo cáo TT THN –năm 2018-2019” tỉ lệ chặn dịch chuyển nợ sang nhóm cao hơn (%Saving Rate) và tỉ lệ tiền mặt thu về(%ROR) đạt được kết quả tốt và tỉ lệ này tăng đều qua các tháng từ T6/2018 đến T6/2019 tại các nhóm nợ từ B1- B6 (nợ quá hạn 0-180 ngày). Việc đánh chặn tốt tỉ lệ nhảy nhóm từ B1 sang B2 và đặc biệt tại nhóm nợ B2 tỉ lệ %Saving Rate tăng lên 20%; B3 tỉ lệ %Saving Rate

tăng 12% trong vòng 12 tháng giúp việc giảm thiểu rủi ro nợ rơi vào nhóm nợ xấu. Tỉ lệ %ROR tại các nhóm B4-6 tăng trung bình từ 20% - 30% giúp công ty thu hồi vốn đối với những khoản nợ có rủi ro cao. Tuy nhiên so sánh với Benchmark của thị trường tại thời điểm này, công ty cần phải cải thiện hoạt động THN tốt hơn nữa.

Bảng 2.22: Tỉ lệ %Saving Rate và %ROR của nhóm B1-B6 trong giai đoạn 2018-2019

(Nguồn: Báo cáo TT THN – năm 2018-2019)

Trong năm 2018, số lượng hợp đồng WO tăng 19,7% và tổng dư nợ các khoản vạy bị WO tăng 31% do việc kiểm soát tỉ lệ chặn nhóm nợ tại B4-6 chưa đáp ứng được kì vọng đề ra. Tổng số tiền mặt thu hồi về tại nhóm nợ WO là gần 5,4 triệu $, tỉ lệ %ROR tại cuối năm 2018 tăng 48% so với đầu năm 2018; tuy nhiên con số này vẫn chưa đạt theo chỉ tiêu đề ra của năm 2018 là số tiền mặt thu hồi là 7 triệu $.

Giai đoạn này là tiền thân là Công ty Tài chính Prudential Việt Nam (Prudential Finance), nên theo các yếu tố khách quan trước khi chuyển giao cho Công ty Tài chính Shinhan Việt Nam như tình hình nhân sự THN liên tục biến động thay đổi các cấp quản lý THN từ cao đến thấp, công ty chưa kiểm soát tốt việc quản lý nội bộ, hệ thống THN chưa phát triển tương ứng với quy mô cho vay, đội ngũ nhân lực thực hiện hoạt động THN chưa thật sự chuyên nghiệp và tuân thủ theo các quy định chuẩn mực về THN.

Bảng 2.23: Kết quả thu hồi tiền mặt của nhóm nợ WO (DPD > 180) năm 2018

(Nguồn: Báo cáo TT THN –năm 2018-2019)

Đánh giá kết quả THN trong năm 2020:

Dựa trên các “Báo cáo TT THN –Shinhan -năm 2020” tình hình kiểm soát tỉ lệ nợ dịch chuyển tại nhóm nợ từ B1-B6 tương đối ổn định tại các khu vực trong cả nước

Đối với nợ tại phân khúc B1-New: kết quả % Saving rate tại khu vực Hà Nội là ổn định nhất trong các vùng và đạt kết quả tốt nhất. Nhìn tổng quan hai khu vực HCM và HCM40 chiếm tỉ trọng nợ cao hơn so với các vùng khác, đặc biệt tại khu vực HCM40 là khu vực bất ổn về thành tích và kết quả đạt được, do đội hình THN tại địa bàn có nhiều xáo trộn và công ty tiến hành thanh lọc lại chất lượng nhân viên THN địa bàn tại khu vực này.

Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B1-New trong năm 2020

(Nguồn: Báo cáo TT THN –Shinhan -năm 2020)

Đối với nợ tại phân khúc B1-Bom: kết quả %Saving Rate chặn nợ dịch chuyển nhóm sang B2 đều giảm rõ rệt vào Quý 3 năm 2020, đặc biệt thành tích %Saving Rate tại nhóm B1-Bom luôn luôn thấp so với kì vọng đưa ra và tỉ lệ đạt được của các vùng cách xa nhau, đây là một vấn đề lớn trong công tác THN tại công ty Shinhan. Nguyên nhân đến từ công tác THN qua điện thoại làm rất tốt tại nhóm B1, dẫn đến lượng khách hàng khó thu sẽ rơi vào nhóm B1-Bom và trình độ chuyên môn của nhân viên THN trực tiếp tại nhóm B2 của các vùng là chênh lệch nhau. Ngoài ra còn có yếu tố về việc một số quản lý và nhân viên THN tại các khu vực cố tình để nợ chuyển sang nhóm cao hơn để thu hồi mục đích nhận được nhiều tiền thưởng hơn khi thu hồi các nhóm nợ cao hơn.

Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B1-Bom trong năm 2020

Đối với nợ tại phân khúc B2: so với cuối năm 2019 tỉ lệ % ngăn chặn dịch chuyển sang nhóm nợ B3 tại các khu vực đều tăng so với đầu năm tại 03 khu vực HCM, HCM40 và Central SIP. Khu vực Hà Nội & North SIP có xu hướng đi xuống, lí do là khối lượng hợp đồng nợ tại 02 khu vực này thấp trong khi đó đã thu hồi tốt và ngăn chặn chuyển nhóm tại nhóm B1New&Bom.

Biểu đồ 2.16: Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B2 trong năm 2020

(Nguồn: Báo cáo TT THN –Shinhan -năm 2020) Đối với nợ tại phân khúc B3: tương ứng với phân khúc B2, tại nhóm B3 thì 02 khu vực HCM và HCM40 tỉ lệ %Saving Rate luôn đạt mực cao nhất và hoạt động THN hiệu quả hơn so với các vùng khác trong giai đoạn từ cuối năm 2019 đến tháng 09 năm 2020. Tại 02 khu vực này vì số lượng hợp đồng tại các phân khúc từ B1- B6 là nhiều vì thế tại mỗi phân khúc nợ tương ứng với 1 nhóm THN riêng biệt và hoạt động độc lập nên các nhóm và từng nhân lực THN sẽ dành nhiều thời gian và tập trung các nghiệp vụ THN đối với từng nhóm. Trong khi tại các địa bàn Hà Nội, North SIP, Central SIP số lượng hợp đồng nợ quá hạn ít, khu vực rộng lớn nên 1 nhân viên THN địa bàn sẽ quản lý rất nhiều khoản nợ từ nhóm B1New-B6 nên thời gian xử lý cho từng khoản vay sẽ ít và chịu nhiều chỉ tiêu THN từ các nhóm nợ đang quản lý.

Biểu đồ 2.17: Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B3 trong năm 2020

(Nguồn: Báo cáo TT THN –Shinhan -năm 2020) Đối với nợ tại phân khúc B4: Kết quả chặn nợ chuyển dịch sang nhóm nợ cao hơn tại tất cả các khu vực đều không ổn định trong tất cả các tháng và so với cuối năm 2019 kết quả đạt được không cao hơn. Việc này cảnh báo sớm được rủi ro các hợp đồng có khả năng chuyển sang nhóm nợ WO (DPD > 180 ngày).

Biểu đồ 2.18: Tỷ lệ %Saving rate tại các khu vực thuộc nhóm nợ B4 trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH (Trang 68 -91 )

×