Cho vay tiêu dùng của CTTC là hình thức cấp tín dụng của CTTC đối với khách hàng cá nhân là người tiêu dùng dưới các hình thức cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng nhằm mục đích tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống tốt hơn.
- Cho vay trả góp là hình thức cấp tín dụng theo đó tiền nợ gốc được trả thành nhiều kỳ bằng nhau, tiền trả nợ lãi được tính trên dư nợ gốc còn lại và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ và trả cùng kỳ với kỳ trả nợ gốc
- Cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng là hình thức cấp tín dụng, theo đó CTTC phát hành thẻ tín dụng cho KH tiêu dùng để mua hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ tại các địa điểm cung ứng hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở khả năng trả nợ của KH.
- Hàng hóa tiêu dùng bao gồm phương tiện đi lại (xe đạp, xe máy, ô tô), các thiết bị điện tử ( ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, điện thoại) và các loại vật dụng nội thất, vật dụng gia đình. Dịch vụ tiêu dùng khác như dịch vụ khám chữa bệnh, học tập, du lịch…
Cho vay tiêu dùng được thực hiện tại các điểm bán hàng, giới thiệu dịch vụ của bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, thời hạn cho vay không quá 05 năm. Khách hàng trả tiền vay (bao gồm cả gốc và lãi) theo định kỳ quy định hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Về đối tượng KH: khách hàng đại chúng (phi chuẩn) có thu nhập trung bình, thấp, chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp, khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng… Đây là phân khúc KH mà ngân hàng không hướng tới.
Hạn mức: Đối với xe máy, ô tô từ 110.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; đối với thẻ tín dụng, cho vay trả góp, thấu chi thì hạn mức từ 5.000.000 đến 300.000.000 đồng.
Thời hạn cho vay: tối đa là 5 năm.
Lãi suất: lãi suất cho vay tiêu dùng của các CTTC khá cao vì chi phí vốn của CTTC cao hơn chi phí vốn của ngân hàng.
Cách thức giải ngân: giải ngân trực tiếp cho nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
Kênh phân phối: chủ yếu qua hệ thống cửa hàng bán lẻ/điểm giới thiệu dịch vụ
Mức độ rủi ro: để phù hợp với đối tượng KH đại chúng và phương thức tiếp cận đơn giản, nhanh chóng nên mức độ rủi ro cao.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó CTTC mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng. Hình thức này thông qua TCTD cho vay thông qua các doanh nghiệp bán
hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với KH. Thông thường cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: TCTD ký hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ thỏa thuận các điều kiện
- Bước 2: Công ty bán lẻ kí hợp đồng bán trả chậm với người tiêu dùng - Bước 3: Công ty bán lẻ giao tài sản, hàng hóa cho người tiêu dùng - Bước 4: Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán trả chậm cho TCTD - Bước 5: TCTD thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
- Bước 6: Người tiêu dùng trả góp cho TCTD
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: TCTD và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành đàm phán, ký hợp đồng tín dụng; khách hàng sẽ nhận tiền vay từ TCTD hoặc chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch hoặc các chủ nợ của họ… Thông thường cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: TCTD và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng
- Bước 2: Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua hàng cho công ty bán lẻ
- Bước 3: TCTD thanh toán số tiền còn lại cho công ty bán lẻ
- Bước 4: Công ty bán lẻ giao hàng hóa tài sản cho người tiêu dùng - Bước 5: Người tiêu dùng trả góp cho TCTD