Giới thiệu về các công ty tài chính tại TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu về THU hồi nợ của các CÔNG TY tài CHÍNH tại hồ CHÍ MINH (Trang 45 - 46)

Lợi thế của các công ty tài chính mang đến cho khách hàng là dịch vụ cho vay, đa dạng các sản phẩm tín chấp và điều kiện vay đơn giản, thủ tục cho vay nhanh gọn, do đó có rất nhiều tổ chức tín dụng đang hoạt động trên thị trường tại Việt Nam

Tính đến Quý II năm 2020, theo thống kê của Ngân hàng nhà nước có 16 công ty tài chính đã được cấp phép và đang hoạt động tại thị trường Việt Nam

Bảng xếp hạng 16 công ty tài chính theo vốn điều lệ:

Tên các công ty tài chính Tên viết tắt Vốn điều lệ (tỉ

đồng)

Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Fe Credit 7,328 Công ty tài chính TNHH MTV Công nghiệp

Tàu thuỷ

SBIC 2,523

Công ty tài chính cổ phần Điện Lực EVN Finance 2,500 Công ty tài chính TNHH HD Saison HD Saison 1,400 Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện PTF 1,050 Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng

TMCP Sài Gòn – Hà Nội

SHB Finance 1,000 Công ty tài chính TNHH MB Shinsei Mcredit 800 Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Mirae Asset 700 Công ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt

Nam

Toyota Finance 700 Công ty tài chính cổ phần Tín Việt Viet Credit 687,9 Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt

Nam

Shinhan Finance

615 Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt

Nam

Lotte Finance 600 Công ty tài chính TNHH MTV Home credit

Việt Nam

Home Credit 550 Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt

Nam JACCS

Jaccs 550

Công ty tài chính cổ phần Handico - 550

Công ty tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng

Hiện tại ngoài 2 CTTC đang tiếp tục tái cấu trúc, toàn hệ thống có 12 CTTC đang hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và 2 công ty tài chính chuyên ngành. Cấu trúc sở hữu của các CTTC bao gồm: sở hữu nước ngoài - 100% hoặc một phần, thuộc sở hữu của NHTM và sở hữu đại chúng. Các CTTC nước ngoài ngày càng gia tăng hiện diện trong hệ thống, bao gồm: 6 công ty 100% vốn nước ngoài (Mirae Asset, Shinhan, Toyota, Lotte, Jaccs và Home Credit) và 2 công ty có vốn nước ngoài (MB Shinsei và HD Saison) chưa kể giao dịch bán cổ phần của công ty tài chính cộng đồng Fccom thuộc ngân hàng Hàng Hải cho Công ty Hyundai đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét. Sở hữu 100% bởi NHTM có 4 công ty: SHB FC, FE Credit (thuộc sở hữu của VP Bank), Tài chính Bưu điện - PTF (thuộc sở hữu của SeABank) và Tài chính cộng đồng. EVN Finance và VietCredit là 2 công ty đại chúng. Thêm nữa, vào 04/2021 CTTC Fe Credit cũng đã kí kết chuyển nhượng 49% vốn góp của FE Credit cho Tập đoàn SMBC (Tập đoàn SMBC là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản, với tổng tài sản trên 2.100 tỉ USD tại thời điểm 31-12-2020, đồng thời là công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu thị trường Nhật Bản với hơn 900 chi nhánh trên toàn quốc) sẽ tạo cơ hội để hai bên kết hợp thế mạnh của nhau, trong đó FE Credit có cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ và kinh nghiệm điều hành từ SMBC, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, đồng thời góp phần đẩy lùi tín dụng đen tại Việt Nam

CTTC có vốn nước ngoài cạnh tranh mạnh với các công ty trong nước nhờ lợi thế về nguồn vốn giá rẻ, công nghệ và kinh nghiệm cho vay tiêu dùng từ các thị trường đi trước, đặc biệt là các công ty từ Hàn Quốc và Nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu về THU hồi nợ của các CÔNG TY tài CHÍNH tại hồ CHÍ MINH (Trang 45 - 46)