0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Định hướng quản lý thu hồi nợ đối với hoạt động cho vay tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH (Trang 101 -103 )

Trước tiên các hoạt động thu hồi và xử lý nợ tại các công ty tài chính cần phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước, do đó vài trò định hướng của cơ quan nhà nước là rất quan trọng

- Thực hiện theo Nghị Quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu, các TCTD được phép chủ động quyết định biện pháp xử lý khoản nợ là bán nợ, thu giữ tài sản cho dù có hay không có sự đồng ý của bên vay/bên bảo đảm đã tạo áp lực rất lớn buộc bên vay/bên bảo đảm phải có trách nhiệm trong việc trả nợ và phải hợp tác với các TCTD trong quá trình xử lý nợ nếu không muốn mất tài sản

- Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đúng các quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Kiểm soát chặt chẽ nợ xấu phát sinh mới; thực hiện phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phòng theo quy định; Tăng cường xử lý nợ xấu, áp dụng triệt để các giải pháp xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42/2017/QH14

- Tăng cường xử lý nợ xấu, áp dụng triệt để các giải pháp xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42/2017/QH14; thực hiện phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phòng theo quy định.

- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn, đặc biệt là cơ quan công an, tòa án, cơ quan thi hành án các cấp trong quá trình thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi tối đa các khoản nợ xấu

- Gia tăng chuẩn mực giám sát: Sau một thời gian ban hành dự thảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04/11/2019. Ngoài chuẩn mực giám sát được gia tăng nói chung, văn bản này trực tiếp tác động đến hoạt động cho vay tiền mặt của các CTTC. Các công ty phải giảm tỷ lệ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng (cho vay tiền mặt) theo lộ trình:

Bảng 2.33: Tỷ lệ cho vay tiêu dung giải ngân trực tiếp cho khách hàng theo lộ trình

(Nguồn: Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04/11/2019)

Thêm vào đó các hoạt động quản lý thu hồi nợ phải được định hướng và phát triển theo theo các mục tiêu mà các công ty tài chính đặt ra:

Một là, xây dựng, duy trì, thiết lập hệ thống tài chính vững chắc gồm việc quy định các chuẩn mực, quy tắc, chế độ kiểm toán, quyết toán, kế toán, quản trị riêng biệt, khuôn khổ điều tiết, giám sát thị trường tài chính, thị trường tiền tệ... Qua đó, xác định những mục tiêu cốt lõi hỗ trợ hệ thống tài chính hoàn thành vai trò của mình, bảo đảm tốc độ và chi phí chu chuyển vốn, khả năng truyền tải và phân tán rủi ro tài chính.

Hai là, siết chặt các quy chế điều tiết để bảo đảm an toàn hệ thống sẽ luôn được đặt lên trước hết bất kể khi nào hệ thống ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao, bao gồm cả các mối đe dọa như khủng hoảng hoặc thậm chí là phá sản.

Ba là, giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ. Để việc xử lý nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao, thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết

định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này.

Bốn là, tăng cường pháp chế là giải pháp cần thực hiện nhanh chóng để có một chế độ và trật tự pháp luật, trong đó tất cả các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

Năm là, công ty cần chủ động cần nâng cao năng lực tài chính như: nâng cao năng lực vốn chủ sở hữu, nâng cao chất lượng tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI NỢ CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI HỒ CHÍ MINH (Trang 101 -103 )

×