D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.3.2. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh đối với môn Mĩ thuật
1.3.2.1. Đánh giá qua quan sát
Phương pháp đánh giá thông qua quan sát học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được giao, học sinh sẽ có những biểu hiện về hành vi, thái độ, cử chỉ thông qua các thao tác, cách thức thực hiện nhiệm vụ trong các bài tập mĩ thuật, thông qua mối tương tác với các thành viên trong nhóm, thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ việc quan sát, giáo viên có thể đối chiếu yêu cầu đặt ra của bài học, mỗi chủ đề về phẩm chất, năng lực với hành vi của học sinh để đưa ra nhận định xem phẩm chất nào, năng lực nào học sinh chưa có hoặc còn mờ nhạt; phẩm chất nào, năng lực nào mà học sinh đã có – có ở mức độ nào, có phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và mục tiêu của bài học, chủ đề học tập đã đặt ra hay không?
Đánh giá qua quan sát được tiến hành khi giáo viên sử dụng thị giác phối hợp với các giác quan khác, xem xét quá trình học tập của học sinh một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch để thu thập thông tin và đưa ra những kết luận trên cơ sở phân tích những thông tin ấy. Đây là một trong những phương pháp phổ biến của quá trình đánh giá.
Quy trình thực hiện đánh giá quan sát: Bước 1: Chuẩn bị.
26
+ Cần có thông tin định tính gì để bổ sung cho những thông tin định lượng trong việc phân loại học sinh về mặt phẩm chất, năng lực.
Ví dụ: Kết quả bài tập tạo hình của học sinh A luôn luôn tốt. Giáo viên cần thực hiện việc quan sát quá trình làm bài của học sinh xem thực sự học sinh có năng lực làm bài không hay kết quả các bài tập thường do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó mang lại. (người khác giúp đỡ, làm hộ; sử dụng sản phẩm của người khác...)
+ Muốn biết năng lực học tập của học sinh.
Ví dụ: quan sát để biết cách sử dụng các đồ dùng học vẽ của học sinh để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời.
+ Muốn biết kết quả học tập của giờ học, của môn học so với mục tiêu đặt ra. Ví dụ: Quan sát để biết được học sinh có mạnh dạn trao đổi, thảo luận trong quá trình tiến hành xây dựng các sản phẩm tạo hình chung của nhóm hay không?
...
- Xác định đối tượng quan sát:
+ Học sinh.
Ví dụ: Quan sát mức độ tập trung tô màu, vẽ màu của mỗi học sinh, của các học sinh khi được giao nhiệm vụ trong bài tập tạo hình 2D.
+ Nhóm.
Ví dụ: Quan sát cách thức tương tác của một nhóm học sinh khi thực hiện chung một nhiệm vụ thảo luận, lập kế hoạch và phân công công việc khi thực hiện dự án tạo hình sản phẩm 3D: “Người thân trong gia đình”.
+ Quá trình học tập của học sinh.
Ví dụ: Quan sát để đưa ra nhận xét xem học sinh có khó khăn trong quá trình chuyển từ hoạt động khởi động sang hoạt động khám phá khi thực hiện một bài tập tạo hình sản phẩm 3D; nắm được nguyên nhân học sinh gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ báo cáo kết quả học tập cuối mỗi chủ đề, bài học mĩ thuật cụ thể.
+ Sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với môi trường...
Ví dụ: Quan sát để kiểm chứng học sinh có những biểu hiện của hành vi “giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe” trong phẩm chất: “Trách nhiệm” hay không.
27 + Kiến thức.
+ Kĩ năng nhận thức. + Kĩ năng thực hành.
+ Các thao tác, hành vi, động cơ, thái độ. + Hứng thú học tập môn mĩ thuật của HS,...
- Xác định cách thức quan sát:
+ Quan sát công khai hoặc không công khai.
+ Quan sát trực tiếp: quan sát và ghi chép hành vi của học sinh ngay tại bối cảnh và thời gian trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ.
+ Quan sát gián tiếp: không quan sát trực tiếp hành vi mà đi thu thập các dấu vết của hành vi còn sót lại.
Ví dụ: quan sát gián tiếp qua kết quả bài tập tạo hình; bảng phân công nhiệm vụ nhóm; báo cáo kết quả chung của nhóm...
+ Quan sát có cấu trúc/hệ thống: quan sát có hệ thống hành vi của cá nhân (có kế hoạch rõ ràng và cụ thể về lựa chọn, quan sát, ghi chép và mã hoá hành vi), đóng vai trò quan trọng và đem lại nhiều thông tin trong quá trình quan sát. Quan sát có cấu trúc/hệ thống có thể tiến hành quan sát trực tiếp, công khai hoặc không công khai.
Ví dụ: Quan sát xem học sinh có thực hiện tuần tự các bước tiến hành một bài tập tạo hình theo yêu cầu không?
+ Quan sát phi cấu trúc/phi hệ thống.
- Xác định địa điểm quan sát: Trong lớp học, ngoài lớp học, trong môi trường tự nhiên hoặc trong “phòng thực hành môn mĩ thuật”
- Xác định thời gian quan sát: Quan sát thời điểm hay quan sát trường diễn - Lưu giữ kết quả quan sát: chuẩn bị bộ công cụ quan sát (sổ ghi chép hoặc phiếu
quan sát, thang đánh giá, phương tiện kĩ thuật,...) Bước 2. Tiến hành quan sát, ghi biên bản.
Tiến hành quan sát theo mục đích, đối tượng, cách thức, nội dung, thời gian, địa điểm quan sát như trong bước chuẩn bị.
Trong quá trình quan sát, thực hiện việc ghi chép chi tiết quan sát được mọt cách khoa học, đầy đủ, có trọng tâm để xử lý kết quả trong các khâu tiếp theo.
28
Bước 3. Đánh giá. (Cách thức phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định,...)
Kết quả đánh giá quan sát có thể độc lập hoặc phối hợp với các phương pháp đánh giá khác để đưa ra những nhận định về mức độ đạt được mục tiêu của một hoặc một nhóm các bài học mĩ thuật.
Ví dụ: quan sát thấy học sinh có kỹ năng sử dụng sáp màu, cùng với kết quả đánh giá bài tập vẽ tranh của học sinh để đưa ra nhận định: “Học sinh vận dụng được một số yếu tố, nguyên lý tạo hình trong thực hành sáng tạo ở mức độ đơn giản” trong yêu cầu về năng lực đặc thù: “Sáng tạo thẩm mĩ”
Phân tích kết quả quan sát để tăng thêm độ tin cậy quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với môn mĩ thuật trong nhiệm vụ hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn.
Một số công cụ đánh giá bằng quan sát
Để việc quan sát được thực hiện một cách có hệ thống, người ta thường dùng các công cụ khác nhau để ghi nhận kết quả quan sát được như:
- Nhật kí GV.
- Bảng kiểm quan sát. - Thang xếp hạng ...
1.3.2.2. Tự đánh giá
Là phương pháp mà học sinh đánh giá chất lượng công việc học tập môn mĩ thuật của mình trên cơ sở các bằng chứng và tiêu chí rõ ràng với mục đích sẽ học tập môn mĩ thuật tốt hơn trong thời gian tiếp theo. Quá việc tự đánh giá, học sinh có thể biết rõ khả năng tái hiện hình ảnh của mình đến đâu? Có cách nào để thay đổi và thay đổi để sẽ làm được việc gì? Tự đánh giá xem, việc tô màu của mình vào các chi tiết trong bài vẽ đã hợp lý chưa? Đã biểu hiện được suy nghĩ và cảm xúc của mình về sự vật, hiện tượng tạo dấu ấn cho mình chưa?
Với tư cách là một bộ phận của quá trình đánh giá, có thể xem tự đánh giá thuộc loại đánh giá hình thành. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có thể mang tính chất chẩn đoán hoặc tổng kết.
Với tư cách là một hoạt động học tập, tự đánh giá là một hoạt động tự phản ánh về quá trình học tập môn mĩ thuật của bản thân học sinh về những vấn đề như: học sinh
29
đã hình thành được những phẩm chất và năng lực nào? Cần phát triển những năng lực nào? Học sinh đã hình thành và phát triển các năng lực đó bằng cách nào và sẽ phải làm gì thông qua các bài học mĩ thuật để phẩm chất và năng lực đó tốt hơn trong tương lai…
a) Sự cần thiết của phương pháp học sinh tự đánh giá
- Tự đánh giá giúp cho quá trình học tập môn mĩ thuật trở nên rõ ràng, đơn giản hơn đối với học sinh, giúp học sinh luyện lập công việc đánh giá. Phương pháp tự đánh giá rất có lợi cho quá trình học tập của học sinh.
Ví dụ: Thay cho việc giáo viên đưa ra nhận xét về cách sử dụng màu sắc trong bài tập vẽ tranh, học sinh có thể tự mình đưa ra những nhận xét theo các tiêu chí giáo viên đã đưa ra:
+ Màu xanh sẽ tô cho lá cây + Màu đỏ sẽ tô cho hoa hồng + Màu vàng sẽ tô cho hoa cúc + Màu hồng sẽ tô cho hoa sen
+ Màu đỏ sẽ tô vào khuôn hình ông mặt trời …
- Tự đánh giá giúp cho giáo viên và học sinh đánh giá được mức độ hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân mỗi học sinh. Rèn luyện tự đánh giá thậm chí ở dạng đơn giản nhất, cũng có tác dụng khuyến khích người học nhìn thấy rõ hơn mục tiêu học tập.
Ví dụ: Qua bài tập tạo hình chủ đề “Những người bạn thân yêu”, học sinh tự đánh giá mình đã quan sát và nhận ra những đặc điểm ấn tượng của bạn để tạo hình bạn một cách đẹp nhất. Sau thời gian thực hiện nhiệm vụ, học sinh sẽ yêu quý bạn bè hơn, biết trân quý những giá trị mà bạn bè mang lại. Đó là quá trình phát triển phẩm chất “nhân ái” cho học sinh thông qua các bài học tạo hình. Quan trọng là học sinh tự nhận ra sự thay đổi của bản thân, điều đó sẽ thúc đẩy quá trình phát
Vẽ đúngchưa nhỉ? Tô màu đúng chưa nhỉ?
Con gà bé hơn con trâu
30 triển phẩm chất một cách chủ động và tự giác thông qua tự đánh giá.
- Đẩy mạnh tính hướng đích, tạo điều kiện để người học đạt được mục tiêu học tập. Mục tiêu học tập là đích hướng tới. Giáo viên nên gợi ý và cùng với học sinh đặt ra các mục tiêu cụ thể trong suốt quá trình học tập (ví dụ: năng lực sử dụng được màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm). Qua mỗi bài học, mỗi sản phẩm tạo hình, giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá xem năng lực sử dụng màu đậm, màu nhạt của mình đã đạt được ở mức độ nào? Hướng giải quyết tiếp theo là gì?...
- Thông qua tự đánh giá, học sinh sẽ hình thành và phát triển được năng lực đánh giá của mình khi đứng trước một hiện tượng, một sự việc/ khi đánh giá một vấn đề có liên quan đến bản thân hoặc ngoài xã hội. Đây là một năng lực quan trọng để phân tích và giải quyết vấn đề trong cuộc sống sau này đối với mỗi con người.
- Học sinh tự đánh giá một cách hiệu quả sẽ góp phần chia sẻ gánh nặng đánh giá đối với giáo viên, làm cho giáo viên có thêm một kênh đánh giá bên cạnh các kênh đánh giá khác đối với mục tiêu đặt ra cho mỗi bài học, lớp học; góp phần làm tăng độ tin cậy đối với kết quả đánh giá.
Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn và tạo các điều kiện cho học sinh tự đánh giá khả năng trình bày, thuyết minh bài tập mĩ thuật của nhóm ở các mức độ: chưa hoàn thành, hoàn thành và hoàn thành tốt. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp đánh giá “quan sát” cùng với những ghi chép về sự trưởng thành của mỗi học sinh khi thực hiện yêu cầu thuyết minh bài tập mĩ thuật (năng lực “phân tích và đánh giá thẩm mĩ” và năng lực “giao tiếp và hợp tác”). Học sinh có nhiệm vụ tự đánh giá mức độ thay đổi, trưởng thành của chính mình qua mỗi bài trình bày. Khi kết hợp sự quan sát và ghi chép của giáo viên với tự đánh giá của học sinh, giáo viên có một kết quả đánh giá từ nhiều kênh và có độ tin cậy cao hơn.
Tự đánh giá là một thành tố cơ bản trong dạy học. Tự đánh giá là việc làm cần thiết để học sinh có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của chính mình1.
b) Một số lưu ý trong quá trình hỗ trợ học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá:
1 Theo AAIA (Association for Achievement and Improvement through Assessment–Hiệp hội vì thành tích và cải thiện thành tích học tập thông qua đánh giá)
31
- Hãy nói một cách rõ ràng, dễ hiểu các mục tiêu học tập của bài học với học sinh.
Ví dụ: Các em thấy sản phẩm tạo hình của mình mang những đăc điểm của con vật gì? Nếu thêm những chi tiết nào thì gần với đặc điểm của con vật đó hơn.
- Khuyến khích học sinh tự nhận xét xem các hành vi, kỹ năng của mình đã đạt được mục tiêu cần đạt về phẩm chất hay năng lực chưa? Và đạt ở mức độ nào?
Ví dụ: Tự nhận xét xem em đã biết cách tô màu vào bức tranh chưa, tô màu hợp lý chưa, vẽ được các loại nét chưa? Qua các bài tập nào thì em đã pha được màu, tô được màu và vẽ được nét?...
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh ước tính được khả năng đạt được yêu cầu mục tiêu của mỗi phẩm chất và năng lực đã đặt ra.
Ví du: Em hãy cố gắng để gấp được 1 chiếc máy bay bằng tờ giấy nhé. Em có thể vẽ thêm chi tiết gì đó để chiếc máy bay đó đẹp hơn.
Cố gắng tạo ra bầu không khí thuận lợi bên trong lớp học sao cho việc mắc lỗi được nhìn nhận như là cách thức cải thiện việc học chứ không phải là ghi nhận sự thất bại của cá nhân.
- Lồng ghép các mục tiêu học tập vào các cuộc thảo luận với học sinh.
- Hỗ trợ học sinh nhận thức được các bước tiếp theo của họ và chia sẻ các chuẩn môn học mà học sinh cần đạt.
- Có những hỗ trợ và động viên kịp thời để giúp học sinh có thể đạt được các yêu cầu về phẩm chất và năng lực theo yêu cầu đặt ra.
1.3.2.3. Hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập là một công cụ rất hữu ích trong việc đánh giá kết quả học tập môn mĩ thuật của học sinh.
Hồ sơ học tập là gì?
Hồ sơ học tập là một tập lưu giữ các bài làm, sản phẩm, các chứng cứ đạt về phẩm chất và năng lực của mình trong một quá trình học tập.
Mục đích của việc xây dựng “Hồ sơ học tập”:
Hồ sơ học tập được xây dựng nhằm mục đích chính là góp phần đánh giá việc hoàn thành mục tiêu học tập của học sinh. Bên cạnh đó có tính đến việc xem xét sự phát triển về phẩm chất và năng lực của học sinh trong suốt quá trình học tập.
32
Nội dung của ”Hồ sơ học tập”:
Cùng với hướng dẫn của giáo viên, tùy vào những mục tiêu học tập nhất định, học sinh có quyền lựa chọn trong số những sản phẩm, bài làm,... mà các em tự đánh giá là tốt nhất để đưa vào “Hồ sơ học tập”, coi đó là những chứng cứ cụ thể về những điều mà các em đã tiếp thu được để kiểm chứng và làm minh chứng cho quá trình hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của bản thân.
Việc chọn lựa và thu thập chứng cứ sử dụng trong ”Hồ sơ học tập” cũng có thể được thực hiện bởi học sinh, giáo viên và những người khác liên quan.
Một hồ sơ học tập của học sinh tiểu học nên có hai phần: bìa và nội dung lưu trữ.