D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2.3.3 Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập
a) Yêu cầu của công cụ đánh giá:
- Đánh giá được mục tiêu bài học so với yêu cầu cần đạt đã đặt ra trong Chương trình
82
- Đánh giá được quá trình tổ chức dạy học theo các yêu cầu đặt ra: Nội dung, phương pháp…
- Hình thức của công cụ đánh giá phải đa dạng, phù hợp và hiệu quả giúp đo được kết quả một cách chính xác và khách quan nhất (bảng hỏi, bảng kiểm quan sát, quan sát của giáo viên, kết quả bài tập của học sinh / nhóm học sinh…)
b) Quy trình:
Bước 1. Xác định mục đích đánh giá:
Đánh giá được các mức độ đạt được của mỗi học sinh hoặc của nhóm học sinh về 1 hoặc 1 số phẩm chất, năng lực cụ thể. Trên cơ sở mục tiêu bài học đặt ra mà giáo viên xác định mục đích đánh giá cho phù hợp, không đặt ra mục đích đánh giá cao quá hoặc thấp quá.
Bước 2. Xác định tiêu chí đánh giá
Trên cơ sở các dấu hiệu về hành vi và kết quả làm việc của học sinh, giáo viên có thể đặt ra các tiêu chí nhỏ để phân tầng các mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực.
Bước 3. Thiết kế công cụ đánh giá.
Dựa trên lý thuyết các công cụ đánh giá trong tài liệu này, giáo viên có thể xây dựng những công cụ đánh giá phù hợp và thích hợp với bản thân cũng như điều kiện giảng dạy, điều kiện vùng miền.
Trong quá trình thiết kế các công cụ đánh giá, giáo viên có thể sưu tầm các công cụ sẵn có ở các nghiên cứu khác, các môn học khấc để điều chỉnh và sử dụng phù hợp với môn mĩ thuật ở mỗi yêu cầu chủ đề khác nhau.
Bước 4. Thử nghiệm bộ công cụ
Khi thiết kế bộ công cụ xong, cần lấy ý kiến các giáo viên khác để học hỏi them kinh nghiệm và có thể nhận được những đóng góp tốt cho bộ công cụ.
Có thể đánh giá thử để xác định tính khả thi, tính chính xác của bộ công cụ Sau khi thử nghiệm, giáo viên có thể hoàn chỉnh lại bộ công cụ đánh giá đảm bảo tính tối ưu nhất có thể.
Bước 5. Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo mục đích cụ thể.