Phân tích ví dụ minh hoạ về kiểm tra, đánh giá một chủ đề

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 82 - 85)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

2.3.4 Phân tích ví dụ minh hoạ về kiểm tra, đánh giá một chủ đề

Ví dụ hướng dẫn học sinh thực hiện chủ đề: “Nhà trường” trong mĩ thuật 1 phương thức tạo hình 3D. Mục tiêu đặt ra của bài học:

83

- Học sinh hình thành năng lực: “Giao tiếp và hợp tác”; năng lực “Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ”

Trong quá trình học sinh thực hiện bài tập, giáo viên sử dụng bảng kiểm quan sát mỗi học sinh/ nhóm học sinh

Hành vi/ kết quả làm việc của học sinh Không diễn ra Có diễn ra Số lần Dấu hiệu hình thành và phát triển phẩm chất/ năng lực Học sinh có hỗ trợ bạn khác trong quá trình làm bài

- Phẩm chất: Nhân ái; - Năng lực: Giao tiếp và hợp tác

Học sinh có tham gia tích cực trong quá trình học tập

- Phẩm chất: Trách nhiệm

Học sinh chủ động làm bài - Năng lực: Sáng tạo

Học sinh hoàn thành được bài tập theo yêu cầu

- Năng lực: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ …..

….

Giáo viên có thể thiết kế Phiếu kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tổ chức trò chơi kết thúc giờ học để đánh giá năng lực được hình thành của học sinh sau bài học:

Nối các câu ở cột A với các câu ở cột B sao cho đúng

Cô giáo Nở trong nắng sớm

Học sinh Có ghi tên trường học của em

Những bông hoa ở sân trường Như mẹ hiền

Chiếc cổng trường Phải đoàn kết, giúp đỡ bạn bè

Ngoài ra, giáo viên chấm bài, đánh giá nhận xét từng bài tập của học sinh, từng nhóm sản phẩm của nhóm học sinh để đánh giá được các năng lực đặc thù mà học sinh đã đạt được qua học tập chủ đề:

Ví dụ:

+ Học sinh có sáng tạo khi ghép các hình khối cơ bản thành hình các nhân vật trong trường học mang đặc điểm riêng (năng lực sáng tạo thẩm mĩ)

+ Học sinh hợp tác nhóm để trưng bày sản phẩm có chủ ý, nội dung rõ rang (năng lực hợp tác và phẩm chất trách nhiệm đã đạt được…)

84

* Bài tập

- Nghiên cứu và đề xuất để xếp theo thứ tự công cụ (từ phù hợp từ cao xuống

thấp) với đánh giá phẩm chất năng lực học sinh tiểu học đối với môn mĩ thuật.

- Giáo viên hãy tự lấy ví dụ cụ thể để xây dựng một công cụ đánh giá trong phần thông tin cơ bản nêu trên ứng vào mỗi bài học/ chủ đề môn đảm bảo các yêu cầu cần đạt tròn chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật.

- Nêu điểm hạn chế, chưa phù hợp của mỗi công cụ trong điều kiện hoàn cảnh dạy học mĩ thuật của thầy cô. Đề xuất phương án khắc phục.

85

PHẦN 2. VÍ DỤ MINH HỌA CÁC PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)