Công cụ đánh giá trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 70 - 73)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

2.2.3. Công cụ đánh giá trắc nghiệm khách quan

Đánh giá trắc nghiệm gồm có trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khác quan, với môn mĩ thuật ở tiểu học, các giáo viên nên sử dụng trắc nghiệm khách quan để thu thập thông tin về nhận thức của học sinh.

Sử dụng trắc nghiệm tự luận để đánh giá kết quả học tập môn mĩ thuật ở cấp tiểu học sẽ không thực sự phù hợp vì:

- Kết quả học tập phần lớn là các sản phẩm tạo hình cụ thể. Thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ và thể hiện trên các sản phẩm tạo hình có thể đánh giá học sinh về các việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực theo yêu cầu đặt ra.

- Học sinh tiểu học chưa có nhiều kỹ năng làm bài kiểm tra viết.

Vì thế, khi đánh giá học sinh về kiến thức mĩ thuật, giáo viên nên sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan.

a) Trắc nghiệm khách quan dạng câu đúng sai

Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi) học sinh chọn một trong hai cách trả lời (Đ) hay (S).

Ví dụ chủ đề “Những con vật đáng yêu”

STT Nội dung

Phương án lựa chọn

Đúng Sai

1 Con gà có 2 chân

2 Con gà bơi được dưới nước 3 Con chó có 4 chân

71 4 Con vịt không bơi được dưới nước 5 Con chó không có tai

6 Con gà có mắt

Chú ý: Những gợi ý phải dễ hiểu, gần gũi và sự vật, hiện tượng phải quen thuộc với học sinh.

Ví dụ: Chủ đề: “Đất nước”

STT Nội dung

Phương án lựa chọn

Đúng Sai

1 Chú bộ đội mặc áo màu xanh 2 Chú công an mặc áo màu vàng 3 Lá cờ tổ quốc có màu đỏ 4 Ông mặt trời màu xanh

5 Ngôi sao trên lá cờ đỏ có màu xanh

Chú ý: Những gợi ý phải liên quan đến hình ảnh, biểu tượng đất nước, có chứa đựng các yếu tố tạo hình.

b) Trắc nghiệm khách quan câu nhiều lựa chọn

Lựa chọn và đánh dấu (X) vào phương án đúng Ví dụ chủ đề: “Gia đình”

TT Nội dung Phương án lựa chọn

1 Miệng chiếc cốc uống nước có hình gì?

a) Hình vuông b) Hình tròn c) Hình chữ nhật d) Hình tam giác 2 Chiếc quạt dùng để làm gì? a) Để đun nước

b) Để đựng gạo c) Để quạt mát d) Để nấu cơm 3 Em thường sử dụng đồ vật nào

sau đây để quét nhà?

a) Bút viết b) Sách vở

72

TT Nội dung Phương án lựa chọn

c) Cốc chén d) Chổi 4 Em thường sử dụng đồ vật nào

sau đây để đánh răng?

a) Chổi lau nhà

b) Bàn chải đánh rang c) Đồng hồ

d) Nồi cơm điện 5 Người sinh ra em là: a) Ông, bà

b) Anh, chị c) Cô, dì d) Bố, mẹ

Chú ý: Những câu hỏi, mệnh đề đưa ra có liên quan đến việc rèn phẩm chất chăm chỉ, yêu quý, biết ơn người thân trong gia đình.

c) Trắc nghiệm khách quan dạng câu ghép đôi

Ví dụ chủ đề “Mùa xuân” Chủ đề: “Đồ chơi”

Dùng bút chì vẽ nét nối các câu ở cột A sang câu ở cột B sao cho đúng

A B

Có 2 bánh xe

Búp bê Bay trên trời

Con mèo Mặc váy màu hồng

Xe ô tô Có 4 bánh

Xe đạp Kêu meo meo

Máy bay Cắn gâu gâu

Đi dưới nước Ví dụ chủ đề “Nhà trường”

Dùng bút chì vẽ nét nối các câu ở cột A sang câu ở cột B sao cho đúng

73

Như mẹ hiền

Hoa Phượng Màu xanh

Lá cây Dùng để ngồi học bài trong lớp

Chiếc bảng trong lớp Màu đỏ

Bàn chế Để cô giáo giảng bài

Cô giáo Dùng để đội đầu

d) Trắc nghiệm khác quan dạng câu điền khuyết

Ví dụ chủ đề: “Đất nước”

Học sinh chọn các phương án sau đây: Bác sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biển trời, Việt Nam, Tôm cá.

và điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

1) ……… là Thủ đô của nước ……….. Khi đến Hà Nội, ai cũng muốn được đến thăm cảnh đẹp của………, nơi có Tháp Rùa soi bóng.

2) Chợ Bến Thành là một địa điểm nổi tiếng của ………

3) Các chú bộ đội hải quân ngày đêm canh giữ……… thiêng liêng của tổ quốc.

4)……… là những người làm trong bệnh viện. Họ thường mặc áo blu trắng trong lúc khám chữa bệnh.

5) Biển quê em có rất nhiều ………..

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)