Đánh giá đồng đẳng

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 51 - 56)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.4.4. Đánh giá đồng đẳng

52

a) Đánh giá đồng đẳng trong dạy học mĩ thuật là gì?

Đánh giá đồng đẳng trong dạy học mĩ thuật là 1 phương pháp đánh giá, trong đó các nhóm học sinh có cùng độ tuổi hay cùng lớp sẽ đánh giá quá trình học tập cũng như kết quả sản phẩm, bài tập tạo hình của nhau. Học sinh sẽ theo dõi các bạn của mình trong suốt quá trình học (từ cách tổ chức hoạt động tạo hình đến các thao tác kỹ thuật cụ thể) và do đó sẽ biết thêm các kiến thức cụ thể về công viêc của mình khi đối chiếu với yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Phương pháp đánh giá này có thể được dùng như một biện pháp đánh giá kết quả, nhưng chủ yếu để hỗ trợ học sinh trong quá trình học.

Trong đánh giá đồng đẳng, học sinh sẽ đánh giá lẫn nhau theo các yêu cầu cần đạt đối với mỗi bài học mĩ thuật. Các tiêu chí này cần được diễn giải bằng những thuật ngữ cụ thể và quen thuộc, dễ hiểu. Đánh giá đồng đẳng không nên được coi là một giải pháp tiện lợi để giúp giáo viên tiết kiệm thời gian. Chúng ta không nên để học sinh quyết định tất cả việc đánh giá. Vai trò của giáo viên là hướng dẫn học sinh thực hiện đánh giá đồng đẳng và coi đó như một phần của quá trình học tập.

Đánh giá đồng đẳng rất quan trọng vì qua đó sẽ giúp học sinh có kỹ năng làm việc hợp tác. Các em phải tự đánh giá công việc của nhau. Các em sẽ học cách áp dụng các tiêu chí một cách khách quan. Đánh giá đồng đẳng đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Học sinh cũng cần đưa ra phản hồi cho các bạn khác bên cạnh những nhận định mang tính tích cực.

b) Lợi ích của phương pháp đánh giá đồng đẳng

Đánh giá đồng đẳng cho phép học sinh tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và đánh giá. Đánh giá đồng đẳng không chỉ cung cấp thông tin về kết quả học sinh sau khi được đánh giá mà còn phản ánh được năng lực của người đánh giá về sự hiểu biết, sự trung thực và sự sáng tạo, linh hoạt, trí tưởng tượng và sự đồng cảm… Đánh giá đồng đẳng sẽ tạo thêm động lực cho học sinh. Học sinh sẽ học cách để có những kiến thức và kỹ năng mới chứ không chỉ tập trung vào việc có điểm số cao.

Khi đánh giá đồng đẳng, cả người đánh giá và người được đánh giá đều được hưởng lợi từ việc phát triển các kỹ năng quan hệ liên nhân, trách nhiệm, tính tự chủ và khả năng giải quyết vấn đề. Các kỹ năng xã hội cũng đồng thời được xác định và phát triển dễ dàng hơn. Bởi vì thông qua hình thức làm việc nhóm, học sinh sẽ học cách đóng góp hiệu quả cho thành công của nhóm. Thông qua việc đánh giá tích cực và thường xuyên lẫn nhau, những lợi ích của làm việc nhóm sẽ được khai thác ở mức tối ưu. Áp dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng là việc làm cần thiết để học sinh dần nâng cao

53 kỹ năng tự đánh giá bản thân.

Đánh giá đồng đẳng đôi khi có thể khiến học sinh không thoải mái lắm khi nhận xét về bạn mình. Vì vậy, đôi khi các em đưa ra những nhận xét không đáng tin cậy. Các em có thể cảm thấy rất khó khi đánh giá tốt hoặc không tốt. Đây là điểm cần lưu ý và hạn chế khi tổ chức cho học sinh đánh giá đồng đẳng.

Khi so sánh đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, học sinh thường có xu hướng đánh giá bản thân cao hơn so với bạn khác đánh giá. Do đó nên kết hợp giữa đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá và các phương pháp đánh giá khác.

c) Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức đánh giá đồng đẳng

- Hướng dẫn cho học sinh hiểu về trách nhiệm và biết cách đánh giá đồng đẳng. - Có thể phải giải thích cho phụ huynh và đồng nghiệp về việc tổ chức đánh giá đồng đẳng để tránh bị hiểu nhầm.

- Cùng với học sinh đưa ra các tiêu chí cụ thể, không có định kiến để sử dụng trong việc đánh giá đồng đẳng. Phải làm cho học sinh hiểu rằng, sự thiên vị sẽ không được chấp nhận trong đánh giá đồng đẳng.

- Tạo cơ hội để học sinh luyện tập cách đánh giá đồng đẳng. Trong lúc học sinh luyện tập, giáo viên sẽ góp ý để các em thành thạo hơn.

- Coi đánh giá đồng đẳng chỉ là một phần trong đánh giá kết quả chung.

* Bài tập

Học viên lấy 1 ví dụ cụ thể về các hình thức đánh giá phẩm chất, năng lực đã nêu trong hoạt động này áp dụng đối với đánh giá học sinh lớp 4, học sinh lớp 5 qua môn mĩ thuật.

54

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC VỀ PHẨM CHẤT , NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG MÔN MĨ THUẬT CẤP TIỂU HỌC MỤC TIÊU

Học xong chương này, học viên sẽ:

1. Biết cách lựa chọn, thiết kế, triển khai một số công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với môn mĩ thuật.

2. Xây dựng được các tiêu chí, chỉ báo, minh chứng và vận dụng các tiêu chí đó để thiết kế bảng kiểm quan sát, rubric.

3. Thiết kế được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan; sử dụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá phẩm chất, năng lực phù hợp với môn mĩ thuật..

4. Biết cách thu nhận, xử lí, sử dụng thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học của từng học sinh, nhằm cải thiện chất lượng đáp ứng mục tiêu

2.1. Một số công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh áp dụng với môn Mĩ thuật

Hoạt động: Học viên nghiên cứu cá nhân tài liệu này và các tài liệu liên quan để

có hiểu biết sâu sắc nhất về các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực hiện đang được sử dụng. Từ đó, vận dụng một cách hợp lý, hiệu quả vào quá trình đánh giá đối với một mĩ thuật ở trường tiểu học.

Mục tiêu

Sau khi thực hiện hoạt đông này, giáo viên sẽ:

- Có thông tin cơ bản về công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

- Vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả một số công cụ đánh giá phẩm chất năng lực vào đánh giá kết quả môn học mĩ thuật ở trường tiểu học.

- Lý giải được nguyên nhân và cơ sở khoa học, thực tiễn để sử dụng các công cụ đánh giá vào thực tiễn giảng dạy với từng khối lớp, từng bài học/ chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật.

Thông tin cơ bản

Đánh giá là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn, trong đó “thu thập” và “xử lý thông tin là hai giai đoạn chính. Các phiếu hỏi, phiếu học tập, phiếu quan sát và các bài

55

kiểm tra kết quả học tập của học sinh là những công cụ chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn “thu thập thông tin” cho đánh giá. Tùy theo mục đích đánh giá để lựa chọn và sử dụng loại bài kiểm tra, hình thức câu hỏi… Khi xác định rõ mục đích và xây dựng được các chỉ số đánh giá cụ thể thì người đánh giá sẽ quyết định sử dụng những loại công cụ nào cho phù hợp.

Trong đánh giá nói chung và đánh giá phẩm chất, năng lực đối với môn mĩ thuật nói riêng, công cụ đánh giá chính là các phương tiện và kỹ thuật được sử dụng trong suốt quá trình nhằm thu thập những thông tin về mức độ đạt được của các phẩm chất chủ yếu, các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù môn mĩ thuật. Tính năng cơ bản của công cụ là “thu thập thông tin” để cung cấp cho giáo viên và học sinh trong quá trình đánh giá và tự đánh giá. Trên cơ sở các yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, mỗi chủ đề mà nội dung đánh giá được thể hiện một cách cụ thể trong các bộ công cụ.

Có rất nhiều loại công cụ được sử dụng để đánh giá chất lượng giáo dục:

- Đối với việc thu thập thông tin về kiến thức học tập, người ta thường sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai. Đối với môn mĩ thuật, thông tin về kiến thức học tập đa số sẽ được thể hiện ở kết quả các bài tập cụ thể mà học sinh hoàn thành theo yêu cầu đặt ra của chủ đề, bài học.

- Đối với việc thu thập dữ liệu về hành vi, kỹ năng người ta sử dụng thang xếp hạng

- Đối với các dữ liệu về thái độ người ta thường sử dụng thang đo thái độ. Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh quá trình học của trò mà còn đồng thời nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

Trong dạy học thụ động, giáo viên giữa độc quyền đánh giá học sinh. Trong dạy và học tích cực, học sinh được tạo điều kiện phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để điều chỉnh cách học. Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.

Để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Thông qua việc đánh giá, học sinh không chỉ được rèn luyện kỹ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học,

56 điều chỉnh hành vi phù hợp.

Tuy nhiên, do đặc thù riêng nên các thầy cô có thể sử dụng một số loại công cụ đánh giá phù hợp với yêu cầu của môn học mĩ thuật: chủ yếu là thực hành sáng tạo các sản phẩm mĩ thuật, thông qua đó để hình thành và phát triển năng lực phẩm chất học sinh.

Bài tập

- Phân tích sự khác nhau giữa việc giáo viên độc quyền đánh giá học sinh với việc học sinh có quyền tham gia vào quá trình đánh giá?

- Những điểm khó khăn khi thực hiện kiểm tra, đánh giá theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Trước đây đã đánh giá phẩm chất, năng lực chưa? Nếu chưa thì cần thay đổi như thế nào đối với môn mĩ thuật. Nếu rồi thì những công cụ đánh giá nào đã được thầy cô áp dụng để đánh giá phẩm chất năng lực học sinh qua môn mĩ thuật?

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)