D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2.2.1. Một số công cụ sử dụng trong phương pháp đánh giá quan sát
a) Sổ nhật kí của giáo viên
Sổ nhật kí của giáo viên (còn gọi là “Bảng ghi chép thường nhật” hay “hồ sơ sự việc”, “sổ theo dõi học sinh”).
57
Sổ nhật kí giáo viên là một bản, sổ hoặc tệp ghi lại những hành vi liên quan đến phẩm chất và năng lực của học sinh diễn ra ở trong lớp cũng như ở ngoài lớp và có liên quan đến mục tiêu của mỗi bài học/ chủ đề môn mĩ thuật, có thể ghi chép cả những hành vi có tính gián tiếp phản ánh phẩm chất, năng lực của học sinh đang quan sát.
Ví dụ: năng lực “cảm thụ thẩm mĩ” thường rất khó biểu hiện qua hành vi cụ thể của học sinh trong lớp học. Vì vậy, giáo viên có thể ghi chép những hành vi của học sinh ở ngoài lớp học, đó có thể là những thái độ, cảm xúc khi các em đứng trước một sản phẩm, một công trình, một tác phẩm có chứa đựng yếu tố thẩm mĩ. Qua đó, có thể phân tích và đưa ra nhận định về các mức độ cảm thụ thẩm mĩ của học sinh.
Mỗi sự kiện được ghi lại ngắn gọn ngay sau khi nó xảy ra. Nguồn thông tin có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho các phương pháp đánh giá khách quan khác.
Một số lưu ý :
- Có rất nhiều hành vi thể hiện phẩm chất và năng lực của học sinh mà giáo viên không thể quan sát hết được. Để có thể kiểm soát quá trình quan sát một cách hệ thống và ghi chép đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý:
+ Cần khẳng định những hành vi thể hiện phẩm chất và năng lực này chỉ có thể được đánh giá thông qua quan sát.
Ví dụ: Chỉ có thể đánh giá học sinh có “nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản hay không” trong yêu cầu cần đạt đối với năng lực “quan sát và nhận thức thẩm mĩ” trong nội dung mĩ thuật tạo hình lớp 2.
+ Giới hạn sự quan sát đối với tất cả học sinh ở một thời gian xác định với chỉ một loại hành vi.
Ví dụ: Trong khoảng thời gian 30 phút cuối giờ, giáo viên quan sát hành vi thể hiện phẩm chất “chăm chỉ” đối với tất cả học sinh trong lớp. Sau khi ghi chép những gì quan sát được, giáo viên tiếp tục thực hiện việc quan sát hành vi thể hiện năng lực “Giao tiếp và hợp tác” của tất cả các học sinh trong lớp
Ví dụ về ghi chép những sự kiện qua mỗi bài học
Bài học:
Mĩ thuật tạo hình lớp 2 Chủ đề “Gia đình”
Thực hành sáng tạo sản phẩm 3D
58
- Hôm nay, tất cả học sinh đều mang đất nặn đến lớp (1)
- Học sinh Nguyễn Văn A còn mang thêm đất nặn để hỗ trợ bạn nào thiếu (2) - Tất cả học sinh nhóm 1, nhóm 2 đều tự giác thực hiện nhiệm vụ, không học sinh nào làm việc riêng (3)
- Học sinh B của nhóm 3, học sinh C và học sinh D của nhóm 4 lơ đãng, không tập trung làm bài (4)
- Học sinh E không thể nặn tạo hình sản phẩm theo yêu cầu (5)
- Học sinh H đã tích cực hỗ trợ học sinh E trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (6). Qua bản ghi chép này:
- Những gì quan sát được ở (1) và (2) sẽ giúp giáo viên đánh giá mức độ đạt được của học sinh đối với phẩm chất: “Trách nhiệm” trong tiêu chí: “Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội”.
- Những gì quan sát được ở (3) và (4) sẽ giúp giáo viên đánh giá mức độ đạt được của học sinh đối với năng lực “Tự chủ và tự học” trong tiêu chí: “Tự học, tự hoàn thiện” - Những gì quan sát được ở (5) và (6) sẽ giúp giáo viên đánh giá được mức độ đạt được của học sinh đối với 1 năng lực thẩm mĩ cụ thể (quan sát và nhận thức thẩm mĩ/ sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ) mà mục tiêu bài học đã đặt ra.
Ví dụ về sổ nhật kí giáo viên (trình bày theo sự kiện xảy ra trong từng tiết học)
Ngày, tháng, năm Sự kiện
……/……/…… ... ……/……/… ...
Ngày, tháng, năm Sự kiện
10/4/2007 Học sinh A đã đọc được đúng tên 3 màu cơ bản (1) 13/4/2007 Học sinh B làm hỏng dụng cụ học vẽ (2)
15/4/2007 Học sinh đã trình bày một cách rõ ràng về sản phẩm của nhóm đã thực hiện (3)
59 Qua bản ghi chép này:
- Những gì quan sát được ở (1) sẽ giúp giáo viên đánh giá mức độ đạt được của học sinh đối với năng lực “Quan sát và nhận thức thẩm mĩ” trong tiêu chí: “Nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản” trong chương trình lớp 2.
- Những gì quan sát được ở (2) sẽ giúp giáo viên đánh giá mức độ đạt được của học sinh đối với năng lực “sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ” trong tiêu chí: “Biết giữ gìn đồ dùng học tập” trong chương trình lớp 2.
- Những gì quan sát được ở (3) sẽ giúp giáo viên đánh giá được mức độ đạt được của học sinh đối với năng lực “Phân tích và đánh giá thẩm mĩ” trong tiêu chí: “chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm” trong chương trình lớp 2.
b) Bảng kiểm quan sát
Bảng kiểm quan sát là một bảng liệt kê những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với một bài học, một chủ để cụ thể. Bảng kiểm quan sát được dùng như một bản theo dõi, xem xét và ghi nhận các kết quả quan sát của giáo viên.
Bảng kiểm quan sát là công cụ ghi nhận các quan sát khá tiện lợi. Bảng kiểm quan sát sẽ thực sự hữu ích khi việc đánh giá phụ thuộc vào quan sát hơn là trắc nghiệm. Người quan sát chỉ việc đánh dấu vào những bước nào hoàn thiện.
Một bảng kiểm quan sát điển hình thường có ghi tên các học sinh cùng với bộ những tiêu chí cần đạt về phẩm chất và năng lực cần hình thành và phát triển; những biểu hiện, hành vi mà thông qua đó giáo viên có thể đánh giá mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực theo mục tiêu đã đặt ra. Việc thực hiện hay không thực hiện một hành động, một hành vi nào đó được đánh dấu bởi các biểu hiện “có” hoặc “không” hoặc những kí hiệu riêng của giáo viên (+; ++; -; --...).
Sau khi giáo viên quan sát và đánh dấu theo như đã quan sát được, bảng kiểm quan sát trở thành chứng cứ cho việc đánh giá học sinh đã hình thành/ phát triển phẩm chất và năng lực theo mục tiêu đặt ra chưa. Bên cạnh đó, một bảng kiểm quan sát thường có những bình luận về cá nhân học sinh hoặc bình luận, nhận xét chung toàn lớp học.
Trong yêu cầu dạy học định hướng phát triển năng lực người học, bảng kiểm có thể là một công cụ thuận tiện để ghi lại các chứng cứ của sự hình thành và phát triển hướng đến các mục tiêu học tập đã đặt ra.
60
BẢNG KIỂM QUAN SÁT
Họ và tên học sinh được quan sát: ……….
STT Các tiêu chí về phẩm chất/ năng lực Nhận xét Đạt Chưa đạt 1 2 3 Kết quả đạt được: Ví dụ: BẢNG KIỂM QUAN SÁT
Học sinh được quan sát:………
TT Các yêu cầu về phẩm chất và năng lực Tiêu chí Nhận xét Đạt Chưa đạt 1 Phẩm chất yêu nước
Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
x
2 Phẩm chất trách nhiệm
Sinh hoạt nề nếp x
Không bỏ thừa đồ ăn thức uống x
Không gây mất trật tự, đánh nhau, cãi nhau x
3 Năng lực cốt lõi: “tự chủ và tự học”
Bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.
x
Hòa nhã với mọi người x
Không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác.
x
61 thù: “Sáng tạo
và ứng dụng thẩm mĩ”
Sử dụng được các màu cơ bản x
Sử dụng được nét để mô phỏng đối tượng x
62
Ví dụ về Bảng kiểm quan sát và ghi chép những sự việc cụ thể, thường xuyên
BẢNG KIỂM QUAN SÁT (Phẩm chất/ năng lực……..)
Họ và tên học sinh ……….. Thời gian sử dụng: từ ngày …………..… đến ngày ……….
Nội dung ghi chép Ngày dự định ghi chép
1 2 … 8 9 … 20
1 2 …
Kết luận:
63
BẢNG KIỂM QUAN SÁT
(Năng lực: Ứng dụng và sáng tạo thẩm mĩ)
Họ và tên học sinh: ………..
Thời gian sử dụng: từ ngày ……… đến ngày ……….
Nội dung ghi chép
Ngày dự định ghi chép
1 2 … 8 9 … 20
1.Sử dụng được những công cụ phù hợp với vật liệu sẵn có trong thực hành, sáng tạo
2. Tạo được nét bằng các hình thức khác nhau, sử dụng nét mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm.
3. Sử dụng được các màu cơ bản; màu đậm, màu nhạt trong thực hành, sáng tạo.
4. Tạo được sản phẩm có dạng hình, khối cơ bản.
5. Biết vận dụng tính chất lặp lại, nhịp điệu của chấm, nét hoặc hình, màu trong thực hành, sáng tạo.
6. Biết giữ vệ sinh trường lớp, đồ dung học tập…., trong thực hành, sáng tạo
7. ……
Kết luận:
c) Thang đo
Thang đo cũng được sử dụng để thu thập các dữ liệu về hành vi, kỹ năng và thái độ có thể quan sát được của học sinh.
* Thang đo dùng để đo các hành vi, kỹ năng:
- Đi học đúng giờ
- Thực hiện nhiệm vụ đúng thời gian quy định - Tham gia các hoạt động nhóm
- Sử dụng ngôn ngữ tạo hình …
64
Có 2 hình thức quan sát: quan sát công khai và quan sát không công khai.
- Quan sát công khai: Học sinh biết mình được quan sát. Điều này có thể ảnh hưởng đến hành vi của học sinh mà ta quan sát được, giảm độ giá trị của dữ liệu. Những hành vi mà ta quan sát được có thể không phải là những hành vi tiêu biểu của học sinh. - Quan sát không công khai: Học sinh không biết mình được quan sát. Nếu quan sát được thực hiện trong điều kiện tự nhiên thì sẽ đem lại cá dữ liệu có giá trị, phản ánh các hành vi tiêu biểu, thực chất của học sinh.
Ví dụ:
- Thang đo tần suất:
Học sinh không làm bài tập tạo hình: Rất thường xuyên ;
Thường xuyên ; Thỉnh thoảng ; Hiếm khi ; Không bao giờ - Thang đo hứng thú Em thích học vẽ Hoàn toàn đồng ý Đồng ý: Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý - Thang đo tính tức thì:
Em bắt đầu thực hiện bài tập tạo hình khi nào? Khi cô giáo bắt đầu giao nhiệm vụ
Khi nhìn thấy các bạn đã thực hiện nhiệm vụ cô giáo giao Khi gần đến giờ nộp bài
- Thang đo tính cập nhật:
65 Hai tháng trước đây
Tuần trước Ngày hôm qua - Thang đo tính thiết thực:
Nếu được cho 200 ngàn, em sẽ sử dụng bao nhiêu tiền để mua dụng cụ học vẽ? 50 ngàn
100 ngàn 150 ngàn 200 ngàn
* Thang đo thái độ.
Một thang đo thái độ hợp ý sẽ có khoảng từ 8 – 12 câu hỏi:
- Mỗi câu hỏi gồm có một mệnh đề mô tả/ đánh giá liên quan đến đối tượng được đo thái độ;
- Thang đo với 5 mức độ được sử dụng khá phổ biến. Ví dụ. Thang đo thái độ đối với môn mĩ thuật
TT Nội dung đo
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1 Em chắc chắn có khả năng học mĩ thuật
2 Cô giáo quan tâm đến em trong giờ học
3 Học mĩ thuật sẽ có lợi cho cuộc sống sau
này
4 Em không tin mình có thể làm được
những bài tạo hình 3D
5 Mĩ thuật không cần đến cuộc sống của
em sau này
Chú ý: trong ví dụ trên có 3 mệnh đề khẳng định (câu 1, câu 2, câu 3), có 3 mệnh đề phủ định (câu 4, câu 5). Mỗi mức độ học sinh tự đánh giá có thể tương ứng với 1 điểm số (từ 1 đến 5). Trong đó: nếu đồng ý với mệnh đề khẳng định sẽ được điểm cao hơn. Ngược lại nếu đồng ý với mệnh đề phủ định sẽ được điểm thấp hơn.
66 Chú ý khi xây dựng thang đo:
- Mỗi mệnh đề chỉ nên diễn đạt 1 ý tưởng/ 1 khái niệm. - Mệnh đê được sử dụng với ngôn ngữ đơn giản, đễ hiểu
- Nếu thang đo có nhiều câu hỏi/ mệnh đề, cần phân chia chúng thành các hạng mục và có thể đặt tên cho mỗi hạng mục đó.
- Nêu đầy đủ các mức độ phản hồi, đặc biệt trong thanh đo sử dụng với học sinh các lớp ở bậc tiểu học.
- Có thể sử dụng các thang đo có sẵn và điều chỉnh cho phù hợp. Chỉ xây dựng thang đo mới trong trường hợp cần thiết.
- Khi điều chỉnh hoặc xây dựng thang đo mới nên thử nghiệm để xem thang đo có phù hợp, hiệu quả không.