Công cụ sử dụng trong phương pháp đánh giá theo tiêu chí

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 66 - 70)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

2.2.2. Công cụ sử dụng trong phương pháp đánh giá theo tiêu chí

Đánh giá rubric * Khái niệm Rubric:

Rubric là một bảng mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, có hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí hay các mức độ mà học sinh cần đạt được theo mục tiêu bài học đặt ra để có thể nhận được điểm số hoặc đánh giá, nhận xét tương ứng. Rubric được xem là công cụ hữu hiệu trong việc thiết lập mối quan hệ giữa đánh giá, phản hồi và quá trình dạy học nói chung, trong đó có dạy học môn mĩ thuật nói riêng.

Đối với đánh giá kết hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh qua môn mĩ thuật, giáo viên nên trình bày theo một ma trận hai chiều cung cấp các mức độ đạt được với các tiêu chí cụ thể ứng với yêu cầu của mỗi phẩm chất, năng lực đặt ra.

Tùy theo yêu cầu bài học và điều kiện dạy học, các giáo viên có thể sử dụng 2 loại rubric sau đây:

* Rubric tổng hợp:

Cho phép đánh giá một cách tổng thể về việc hình thành và phát triển một hoặc một số phẩm chất, năng lực của học sinh sau một bài học, một quá trình học tập các chủ đề của môn mĩ thuật.

Ví dụ: Rubric đánh giá học sinh lớp 1 sau khi học xong 1 chủ đề trong chương trình môn mĩ thuật.

67 Phẩm chất/ năng lực cần hình thành và phát triển Tiêu chí Đánh giá (không hoàn thành/ hoàn thành*/ hoàn thành tốt**)

Phẩm chất Yêu nước Làm những việc cụ thể để bảo vệ môi trường * Yêu quý bạn bè, thầy cô, quan tâm động viên,

khích lệ bạn bè trong lớp

**

Phẩm chất nhân ái Chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn

** Năng lực tự chủ và tự

học

Tự làm những công việc được giao ** Trình bày được những nhu cầu chính đáng

của bản thân

* Năng lực quan sát và

nhận thức thẩm mĩ

Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu sắc.

** Năng lực sáng tạo thẩm

Đọc được tên một số màu trong thực hành, sáng tạo.

**

Tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau. * Biết sử dụng chấm để mô phỏng đối tượng **

Để đưa ra kết quả cụ thể, giáo viên có thể quy ước:

- Học sinh đạt mức độ hoàn thành khi có hơn ½ số tiêu chí được đánh giá 1 sao (*) trong bảng rubric;

- Học sinh đạt mức độ hoàn thành tốt khi có hơn ½ số tiêu chí đánh giá đạt 2 sao (**) trong bảng rubric;

- Hạn chế đánh giá học sinh ở mức độ không hoàn thành. Muốn vậy, giáo viên kết hợp đánh giá rubric với các phương pháp đánh giá khác để hỗ trợ học sinh thay đổi tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Như thế, có thể chấp nhận các tiêu chí trong rubric có thể xuất hiện đánh giá không có sao nào nhưng kết quả chung thì nên xếp loại hoàn thành hoặc hoàn thành tốt.

68

Bảng rubric phân tích mô tả chi tiết các mức độ đạt được của từng tiêu chí. Trên cơ sở đó, giáo viên đánh giá xem với mỗi tiêu chí, học sinh đạt được ở mức độ nào, đánh giá theo mức độ đạt được đó. Một rubric phân tích tương tự như mạng lưới ma trận: Mục tiêu về phẩm chất, năng lực/ tiêu chí đánh giá/ thang cấp độ đánh giá. Trong đó:

- Phẩm chất, năng lực: là những biểu hiện của phẩm chất năng lực cần được hình thành, cần được phát triển trong chương trình giáo dục được đặt ra trong mục tiêu của bài dạy, tiết dạy, chủ đề hoặc một quá trình dạy học.

- Tiêu chí đánh giá: là những hành vi, kết quả hành động của học sinh về một phẩm chất, một năng lực cụ thể nào đó.

- Thang đánh giá cấp độ: ứng với từng tiêu chí đánh giá là thang cấp độ đánh giá. Khi đánh giá các mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực đối với môn mĩ thuật nên sử dụng các cấp độ: không hoàn thành, hoàn thành và hoàn thành tốt.

Ví dụ: Mục tiêu về phẩm chất/ năng lực cần hình thành và phát triển Cấp độ đạt được

Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

Phẩm chất yêu nước

Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên

Bài tập tạo hình

không thể hiện được

nội dung bảo vệ thiên nhiên

Bài tập tạo hình thể

hiện được nội dung bảo vệ thiên nhiên

Bài tập tạo hình thể

hiện được nội dung bảo vệ thiên nhiên với ý tưởng độc đáo.

Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương đất nước.

Bài tập tạo hình

không thể hiện được

hình ảnh người lao động, người có công với quê hương đất nước

Bài tập tạo hình thể

hiện được hình ảnh

của người lao động, người có công với quê hương đất nước

Bài tập tạo hình thể

hiện được những nét đặc trưng nghề nghiệp

của những người động,

thể hiện sự quan tâm, sự quan sát và có ấn tượng cá nhân về hình tượng người lao động, người có công với quê hương đất nước.

Năng lực tự chủ và tự học

69 Mục tiêu về phẩm chất/ năng lực cần hình thành và phát triển Cấp độ đạt được

Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn

các nhiệm vụ trong giờ học tạo hình

nhiệm vụ trong giờ học tạo hình

quả tốt trong giờ học tạo hình.

Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề

Không giải quyết

được vấn đề mà giáo

viên đưa ra trong giờ học.

Giải quyết được vấn đề mà giáo viên đưa ra trong giờ học.

Thực hiện các yêu cầu

của giáo viên đưa ra

một cách nhanh gọn, có bổ sung làm cho nhiệm vụ đạt được ở mức độ cao hơn. Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Đọc được tên một số màu trong thực hành, sáng tạo

Không đọc được tên hoặc chỉ đọc được rất ít số tên các màu mà giáo viên yêu cầu

Đọc được tên trên 2/3 số màu mà giáo viên yêu cầu

Đọc được tất cả tên các

màu mà giáo viên yêu

cầu. Đọc được tên những màu không có trong yêu cầu của giáo viên

Tạo được một số loại nét khác nhau, biết sử dụng nét để mô phỏng đối tượng Không thể vẽ được những nét viền mô phỏng đối tượng Vẽ được những nét viền mô phỏng sát

với hình của đối

tượng

Vẽ được những nét viền mô phỏng đối tượng

thể hiện được đậm nhạt và xa gần.

Như vậy: Rubric phân tích mô tả chi tiết các mức độ hành vi, kết quả hành động cho mỗi phẩm chất và năng lực. Qua đó, giáo viên đánh giá kết quả đạt được của học sinh theo từng tiêu chí đặt ra. Giáo viên có thể áp rubric phân tích này vào với từng học sinh và đưa ra nhận xét cuối cùng trên cơ sở đạt được của học sinh về các mức độ: không hoàn thành, hoàn thành và hoàn thành tốt.

Một rubric phân tích được sử dụng khi mục tiêu của giáo viên là:

- Hình thành thông tin phản hồi cho học sinh trong quá trình học tập và đưa ra các đánh giá chi tiết về sản phẩm tạo hình của các em.

- Có thể xem xét để hỗ trợ và điều chỉnh phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của mỗi học sinh trong quá trình học tập môn mĩ thuật.

70

lứa tuổi học sinh tiểu học (đặc biệt là các năng lực thẩm mĩ) hoặc cần có thông tin để học sinh biết được năng lực của chính các em.

Một rubric chất lượng là:

- Các mô tả về hành vi hoặc kết quả hành động phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ hình dung và đáp ứng các tiêu chí về phẩm chất và năng lực cần đạt.

- Các từ ngữ mô tả hành vi và kết quả hành động phải gần gũi với lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Phân định các mức độ không hoàn thành/ hoàn thành và hoàn thành tốt bằng cách sử dụng những động từ chỉ mức độ khác nhau ở mỗi cấp độ khác nhau.

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)