D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2.2.4. Năng lực và biểu hiện một số trạng thái biểu hiện phổ biến của học sinh
NĂNG LỰC
BIỂU HIỆN
ĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHƯA ĐƯỢC HÌNH THÀNH/ PHÁT TRIỂN
Tự chủ và tự học
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ với sự đòi hỏi mới về ý tưởng, thông tin và cách tạo hình mới; có khả năng phân tích, xử lý các nội dung chủ đề, chất liệu mới với tư duy phê
Học sinh gặp khó khăn khi tiếp nhận các tình huống, ý tưởng, thông tin, yêu cầu tạo hình mới; học sinh cảm thấy khó khăn khi phân tích, xử lý mang tính phê phán và thực hiện
74
NĂNG LỰC
BIỂU HIỆN
ĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHƯA ĐƯỢC HÌNH THÀNH/ PHÁT TRIỂN
phán và thực hiện bài tập một cách hiệu quả
những tình huống, ý tưởng, yêu cầu mới
Học sinh biết rõ nhu cầu về thông tin trong bài học; biết xác định, đánh giá và sử dụng hiệu quả những thông tin cần thiết phục vụ bài tập tạo hình theo yêu cầu.
Học sinh không xác định được thông tin cần thiết, không tìm được những thông tin phù hợp, không đánh giá được hiệu quả và độ tin cậy của những thông tin thu thập được, không sử dụng hiệu quả những thông tin này vào bài tập tạo hình. Học sinh đưa ra những ý tưởng,
giải pháp và phương pháp mới và lạ để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong bài học; phát huy trí tưởng tượng để thử nghiệm, hình dung và cố gắng thực hiện ý tưởng mới. Học sinh tự xây dựng những phương pháp tạo hình mới để cải tiến, thay thế cách thức phương pháp tạo hình đang làm
Học sinh không có sáng tạo trong các nhiệm vụ được giáo viên giao; áp dụng nguyên xi những giải pháp đã từng thực hiện để giải quyết bài tập theo yêu cầu
Học sinh có khả năng đặt ra mục tiêu giải quyết bài tập và đặt ra thứ tự ưu tiên thực hiện các bước một cách hiệu quả; biết cách phối hợp, sử dụng tối ưu các phương tiện, công cụ tạo hình với lượng thời gian hợp lý, đảm bảo tính liên tục
Học sinh không đưa ra được mục tiêu làm việc; không sắp xếp được thứ tự ưu tiên trong quá trình thực hành; không hoặc ít khi lập kế hoạch một cách hệ thống và quy củ các hoạt động, lịch trình và công cụ, phương pháp để hoàn thành một nhiệm vụ.
Học sinh thường là người dẫn đầu, người đi tiên phong trong các nhiệm vụ mà không chờ người
Học sinh thường chờ đợi ý kiến đề xuất của người khác mới tiến hành công việc, không đưa ra ý kiến cá
75
NĂNG LỰC
BIỂU HIỆN
ĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHƯA ĐƯỢC HÌNH THÀNH/ PHÁT TRIỂN
khác đề xuất nhân một cách kịp thời.
Giao tiếp và hợp tác
Học sinh biểu đạt ý kiến cá nhân bằng lời nói hoặc văn bản giúp người thu nhận thông tin hiểu rõ những thông điệp của mình; diễn đạt ý tưởng, ý kiến và thông tin cho người khác bằng ngôn ngữ rành mạch, súc tích và dễ hiểu
Học sinh diễn đạt suy nghĩ của mình bằng lời nói và văn viết của mình một cách dài dòng, không đầy đủ, mơ hồ; thông điệp thường không đến được với người nghe một cách rõ ràng.
Học sinh bảo vệ được tình cảm, ý kiến, nhu cầu hoặc sự quan tâm của mình, đồng thời tôn trọng bạn bè qua quá trình trao đổi.
Học sinh giữ kín ý kiến cá nhân; không bảo vệ được tình cảm, ý kiến, nhu cầu hoặc sự quan tâm của mình; ít thể hiện sự tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác khi họ bảo vệ nhu cầu, tình cảm, ý kiến, mối quan tâm của họ
Học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập thông qua làm việc nhóm và hợp tác chia sẻ trong lớp. Học sinh biết quan tâm và hỗ trợ các bạn khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tạo hình mà giáo viên giao; quan tâm đến tình cảm, thái độ và nhu cầu của các bạn trong quá trình làm bài
Học sinh không đóng góp vào quá trình làm việc chung của nhóm, của lớp; đặt mối quan tâm của mình cao hơn mối quan tâm của tập thể; ít hoặc không quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Học sinh có khả năng ứng xử trong đa dạng các bối cảnh khác nhau, sẵn sàng chấp nhận điều này và có sự cố gắng tiếp cận, học hỏi từ sự đa dạng này
Học sinh không biết cách chấp nhận sự đa dạng
76
NĂNG LỰC
BIỂU HIỆN
ĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHƯA ĐƯỢC HÌNH THÀNH/ PHÁT TRIỂN
Học sinh tôn trọng các quy định/ quy tắc trong lớp học, trong giờ học, trong các yêu cầu của bài học tạo hình đặt ra; tác động và vận động để các bạn cùng thực hiện tốt các quy định, quy tắc này.
Học sinh không tôn trọng và thực hiện các quy định chung; không tham gia hoạt động nhóm, không tôn trọng sự đồng thuận của người khác.
Học sinh biết cách động viên, khuyến khích, hướng dẫn các bạn trong lớp để cùng học tập và sinh hoạt đạt được những mục tiêu xác định Học sinh làm nản lòng các bạn trong lớp bằng những cử chỉ, hành vi, thái độ, lời nói... Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Học sinh biết và đặt ra được mục tiêu thực tê cho bản thân và đạt được,
Học sinh không xác định được mục tiêu rõ ràng, đặt ra các mục tiêu không thực tế và thường xuyên không đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Học sinh thường mất phương hướng khi gặp phảo những vấn đề nhỏ nhặt, không liên quan đến việc đạt được mục tiêu của mình.
Học sinh là người làm việc chăm chỉ, hết lòng, tận tụy với công việc; không chịu bỏ cuộc khi kết quả công việc không đạt như dự tính
Học sinh không hết lòng vì công việc; dễ dàng bỏ cuộc khi thấy không đạt được mục tiêu
Học sinh có khả năng và dễ dàng thích ứng với bạn bè mới, với hoàn cảnh bất lợi, với sự trục trặc về phương tiện hoặc lịch trình
Học sinh không có khả năng điều chỉnh hành vi của mình khi hoàn cảnh thay đổi, vẫn khăng khăng làm việc theo cách cũ.
Học sinh sẵn sàng đặt ra các câu hỏi với các ý kiến, hành vi,
Học sinh thực hiện công việc mới mà không cân nhắc, không tự đặt ra
77
NĂNG LỰC
BIỂU HIỆN
ĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHƯA ĐƯỢC HÌNH THÀNH/ PHÁT TRIỂN
phương pháp của chính mình và với mọi người xung quanh trước khi đảm nhận một công việc mới
các câu hỏi cho bản thân và người khác.
Học sinh có khả năng làm việc hiệu quả khi bị áp lực về thời gian, khối lượng công việc và căng thẳng trong quá trình làm bài, kể cả khi đối mặt với thất bại, đối mặt với sự phả đối và sự thất vọng
Học sinh dễ bọ choáng khi có áp lực học tập và làm việc, chất lượng làm việc không cao khi bị áp lực; rất chậm lấy lại thăng bằng sau thất bại.
Học sinh có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của lớp, của trường không cần sự hỗ trợ của người khác và có thể hoạt động như một cá thể độc lập.
Học sinh luôn cần sự hỗ trợ, hướng dẫn thêm từ người khác để thực hiện các hoạt động hàng ngày ở lớp, ở trường. Học sinh có thể gặp khó khăn khi hoạt động mang tính cá thể Học sinh làm việc có quy củ, hệ
thống và thường xuyên, làm bài tập một cách đầy đủ, quy của và chính xác.
Học sinh thường xuyên gặp khó khăn khi làm bài, khi thực hiện các nhiệm vụ, làm việc hời hợt, không chính xác và thường mắc lỗi.
2.3. Xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề học tập môn mĩ thuật 2.3.1 Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề
Khi tiến hành tổ chức dạy học một chủ đề mĩ thuật, giáo viên cần xác định, yêu cầu cần đạt cụ thể, trong đó có các yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần đạt của học sinh sau khi học sinh hoàn thành chủ đề này.
a) Xác định yêu cầu cần đạt phù hợp.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật, yêu cầu cần đạt không đặt ra cho mỗi mỗi chủ đề mà đặt ra chung cho 1 khối lớp. Vì vậy, khi thiết kế dạy học một chủ đề cụ thể, giáo viên xác định những yêu cầu cần đạt phù hợp với chủ đề đã lựa chọn trên cơ sở:
78
- Lựa chọn thể loại tạo hình để thực hiện chủ đề: Tạo hình 2D hay tạo hình 3D hay kết hợp cả 2 thể loại.
- Lựa chọn loại sản phẩm tạo hình: Mĩ thuật tạo hình hay mĩ thuật ứng dụng. - Lựa chọn phương án tổ chức học tập: học sinh hoàn thành bài tập cá nhân hay hoàn thành bài tập theo nhóm.
- Bài tập sau có mức độ yêu cầu cần đạt cao hơn bài tập trước;
- Mỗi bài tập có thể đạt 3 năng lực đặc thù trong yêu cầu cần đạt nhưng có thể 3 năng lực này được giải quyết phân tán ở các chủ đề khác nhau.
b) Thiết kế các hoạt động trong quá trình tổ chức dạy học
Việc hình thành phẩm chất chủ yếu và năng lực đặc thù môn mĩ thuật chính là quá trình tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình. Vì thế mỗi hoạt động được thiết kế phải trả lời được các câu hỏi sau đây:
- Phẩm chất chủ yếu nào và năng lực chung nào sẽ được hình thành và phát triển nếu học sinh thực hiện hoạt động này?
- Hoạt động này sẽ hướng tới hình thành và phát triển năng lực đặc thù nào của môn mĩ thuật?
- Hoạt động này có phù hợp không? có điều kiện để thực hiện không? Liệu học sinh có tích cực tham gia không?
* Chú ý:
- Khi thiết kế, các hoạt động không nên lặp lại giống nhau về hình thức, không nên khuôn mẫu các hoạt động diễn ra theo tuần tự cứng nhắc ở các bài tập (hoạt động 1, hoạt động 2, hoạt động 3… ở bài này giống như hoạt động 1, hoạt động 2, hoạt động 3… ở các bài trước).
- Cùng một hoạt động có thể linh hoạt tạo ra các hình thức thực hiện khác nhau. Ví dụ: Hoạt động khởi động ở bài trước, giáo viên chọn cách cho học sinh hát tập thể một bài hát có liên quan đến chủ đề học tập. Hoạt động khởi động ở bài sau, giáo viên chọn hình thức tiến hành một trò chơi đoán hình có liên quan đến chủ đề bài học… - Không nên kéo dài thời gian giao nhau giữa các hoạt động. Nên có hoạt động trung gian chuyển tiếp uyển chuyển, không ngắt quãng.
- Thiết kế hoạt động sao cho học sinh quên mất là đang thực hiện hoạt động mà cảm giác đang được tham gia vào một quá trình làm việc đầy ý nghĩa và hấp dẫn.
79
Thời gian cho mỗi hoạt động dựa trên tổng lượng thời gian dành cho việc hoàn thành bài học của chủ đề và khối lượng công việc cần học sinh phải hoàn thành. Thời gian của một hoạt động không nên kéo dài quá làm cho học sinh mệt mỏi và chán nản (trung bình khoảng 10 phút/1 hoạt động) và cũng không nến quá ngắn làm cho học sinh không kịp hoàn thành.
Giáo viên nên sử dụng kỹ thuật XYZ để lượng hóa thời gian và giao nhiệm vụ cho học sinh ở mỗi hoạt động. (Trong đó: X là số nhiệm vụ phải thực hiện trong hoạt động; Y là số thành viên trong nhóm tham gia thực hiện nhiệm vụ đó và Z là thời gian để nhóm hoàn thành nhiệm vụ). Lượng hóa thời gian tốt cho từng hoạt động, giáo viên sẽ chủ động và giúp học sinh hoàn thành bài tập tổng thể mà không bị vấp về thời gian.
d) Xác định yêu cầu cần đạt đối với mỗi học sinh
Dạy học định hướng phát triển năng lực chấp nhận tốc độ, nhịp độ học tập của học sinh khác nhau. Giáo viên cũng dựa vào điều kiện, khả năng của mỗi học sinh để đặt ra những yêu cầu cụ thể. Phát hiện, chấp nhận sự khác biệt và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng học sinh chính là sự ưu việt của dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, khác so với dạy học định hướng nội dung trước đây.
Yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật có thể coi là sàn tối thiểu. Tất cả học sinh đều phải đạt được sàn tối thiêu này khi hoàn thành chương trình ở từng khối lớp và tổng thể cấp học. Trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập, bằng kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của mình, giáo viên có thể phát hiện những học sinh có khả năng học tập đạt trên mức yêu cầu cần đạt. Lúc này, giáo viên có nhiệm vụ kiểm chứng nhận định của mình, thử nghiệm giao các nhiệm vụ riêng cho học sinh đó và ngầm đặt ra những yêu cầu cần đạt cao hơn so với Chương trình đặt ra. Nếu học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ và giáo viên khẳng định học sinh đã đạt mức cao hơn mức yêu cầu cần đạt mà của Chương trình thì chúng ta đã phát hiện nhân tố có năng khiếu –một trong những yêu cầu đặt ra của Chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật.
Ví dụ: Khi dạy học 1 chủ đề cụ thể môn mĩ thuật ở lớp 1, giáo viên cần lựa chọn 1 hoặc 1 số yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ quy định trong Chương trình:
Năng lực Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Biết được mĩ thuật có ở xung quanh.
– Biết được một số đồ dùng, màu vẽ và vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu sắc.
Năng lực Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:
80
– Tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau, biết sử dụng chấm trong tạo hình và trang trí sản phẩm.
– Tạo được một số loại nét khác nhau, biết sử dụng nét để mô phỏng đối tượng. – Tạo được hình, khối dạng cơ bản.
– Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo.
– Sắp xếp được sản phẩm của cá nhân tạo thành sản phẩm nhóm học tập.
– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, đất nặn, giấy màu,… trong thực hành, sáng tạo.
Năng lực Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:
– Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè.
– Nêu được tên một số màu; bước đầu mô tả, chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh chính ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
– Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản một số đồ dùng học tập.
2.3.2 Lập bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề
Khi tổ chức cho học sinh học tập 1 chủ đề mĩ thuật, giáo viên có thể lập bảng quan sát để đánh giá kết quả hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh trong và sau quá trình học tập. Điều này giúp cho giáo viên có nhận định chính xác, có minh chứng cụ thể về dấu hiệu biểu hiện cũng như mức độ đạt được của các phẩm chất và năng lực đặt ra trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập. Đó có thể là những phẩm chất chủ yếu, có thể là những năng lực chung hoặc năng lực đặc thù. Mỗi phẩm chất, năng lực có những dấu hiệu khác nhau. Giáo viên sẽ đối chiếu với mục 2.2 (Chương 2 của tài liệu này) để biết mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh
Hành vi/ kết quả làm việc của học sinh/ nhóm
học sinh
81 Hành vi / kết quả công việc
…….
Dấu hiệu học sinh có phẩm chất “Yêu nước”
Hành vi/ kết quả công việc …….
Dấu hiệu học sinh có phẩm chất “Nhân ái”
Hành vi / kết quả công việc …….
Dấu hiệu học sinh có phẩm