Tài liệu minh họa 2

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 89 - 92)

CHỦ ĐỀ “CÔ GIÁO”

Đối tượng: HS lớp 2 – Mĩ thuật tạo hình Thời gian: 1 tiết học

I. Mục tiêu

* KT: HS nhận biết và sử dụng được hình dáng, màu sắc và phối hợp để tạo nên

một sản phẩm tạo hình có nội dung về cô giáo thân yêu.

* KN: HS thực hiện các thao tác vẽ hình, tô màu, sắp xếp các hình ảnh trên tờ

giấy tạo thành 1 bức tranh có chủ đề Cô giáo.

* Thái độ: HS yêu quý, tự hào vì được cô giáo chăm lo, dạy dỗ. * PC và NL cần hình thành và phát triển qua bài học:

- Hình thành phẩm chất “nhân ái” thông qua việc thực hiện bài tập; thông qua việc tái hiện hình ảnh cô giáo thân yêu qua tranh vẽ.

- Hình thành và phát triển năng lực “tự chủ và tự học” thông qua việc tự suy nghĩ và tái hiện về đặc điểm của cô giáo; năng lực “Giải quyết vấn đề và sáng tạo” trong các hoạt động vẽ tạo hình của cá nhân.

- Hình thành các năng lực đặc thù môn mĩ thuật: sử dụng các dụng cụ học vẽ: bút chì, bút màu… và trải nghiệm các cách thức tạo hình: vẽ nét, tô màu… tạo ra môt bức tranh. Từ đó, học sinh đọc được đúng tên của một số màu quen thuộc, biết cách thể hiện suy nghĩ của bản thân về các sự vật hiện tượng thông qua vẽ tạo hình trên mặt phẳng 2 chiều.

- Qua bài học, hình thành các năng lực: giao tiếp và hợp tác, năng lực: tự chủ và sáng tạo. Năng lực nhận thức thẩm mĩ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ

II. Giải pháp tạo hình và phương tiện, đồ dùng thiết bị dạy – học

- Tạo hình sản phẩm 2D

- GV hướng dẫn HS sử dụng giấy trắng, màu vẽ, bút chì… và các vật liệu khác liên quan để thực hiện nhiệm vụ tạo hình.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua bài học

- Đánh giá đầu vào để biết được năng lực của học sinh: + Nhận biết và phân biệt các màu sắc khác nhau;

90

+ Khả năng quan sát và ghi nhớ các hình ảnh cuộc sống xung quanh; + Kỹ năng sử dụng bút màu, kỹ năng tô màu.

- Đánh giá quan sát quá trình thực hành bài tập của học sinh để đưa ra nhận định về:

+ Mức độ đạt được của năng lực: giao tiếp và hợp tác. Mức độ đạt được của năng lực: tự chủ và sáng tạo.

+ Mức độ đạt được của năng lực: Nhận thức thẩm mĩ. Mức độ đạt được của năng lực: Sáng tạo thẩm mĩ

- Đánh giá qua tiêu chí để xác định học sinh đạt được những mức nào của các năng lực đã đặt ra trong mục tiêu bài học.

- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá để hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

IV. Tiến trình Thời lượng Các HĐ học/ PP đánh giá PC và NL Hoạt động của GV

(Nói/Làm) Hoạt động của HS

ĐG và công cụ ĐG

10’ Khởi động/

Kiểm tra, đánh giá đầu vào

Treo một số bức tranh có vẽ (chụp) những người với các công việc thể hiện các nghề nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, giáo viên. Đặt câu hỏi cho học sinh phát hiện:

- Đặc điểm nào của giáo viên mà em nhận ra trong bức tranh?

- Đặc điểm ấy có điểm gì khác so với các ngành nghề khác?

Hoạt động theo cặp đôi và bàn luận về: Quan sát tranh vẽ và giơ tay phát biểu ý kiến cá nhân theo gợi ý của cô giáo.

- GV ghi nhớ những học sinh có nhiều phát hiện/ ít phát hiện về các đặc điểm của các nghề khác nhau. Có sự phát hiện sâu về đặc điểm của cô giáo. - Làm cơ sở để đưa ra nhận định về năng lực của học sinh trước khi bước vào bài học. Khám phá/ Đánh giá quan sát Hướng dẫn học sinh động não cá nhân về: - Em đã học những cô giáo nào? Dạy những môn học

Động não theo yêu cầu cầu của giáo viên.

Quan sát, ghi chép về hành vi của học sinh trong quá trình thực hiện

91 Thời lượng Các HĐ học/ PP đánh giá PC và NL Hoạt động của GV

(Nói/Làm) Hoạt động của HS

ĐG và công cụ ĐG

gì? Đặc điểm nổi bật của các cô giáo đó?

- Em có ấn tượng với cô giáo nào nhất? Tại sao?

Hướng dẫn học sinh viết ra giấy 3 đặc điểm mà em ghi nhớ của 1 cô giáo mà em yêu quý nhất.

Học sinh viết ra giấy 3 đặc điểm nổi bật ấn tượng về cô giáo mình yêu quý nhất

nhiệm vụ và ghi chép vào phiếu theo dõi về: năng lực tự chủ tự học/ năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Xác định các học sinh chưa có 2 năng lực trên để hỗ trợ kịp thời. Thực hành/luyện tập: Đánh giá quan sát Hướng dẫn học sinh vẽ bức tranh về “Cô giáo” theo suy nghĩ và cảm nhận cá nhân. Yêu cầu: Tranh vẽ mang đặc điểm của cô giáo, không lẫn sang các ngành nghề khác Thực hành vẽ một bức tranh có chủ đề “Cô giáo” bằng bút chì màu (sáp màu) trên khổ giấy A4

Quan sát và ghi chép vào “Sổ theo dõi học sinh” một số hành vi cá biệt của học sinh liên quan đến năng lực: nhận thức thẩm mĩ; năng lực sáng tạo thẩm mĩ)

Ghi nhớ và đánh dấu, lưu ý thêm những học sinh biểu hiện các năng

lực nhận thức thẩm mĩ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ tốt/ chưa tốt để có những gợi ý, hướng dẫn thêm tại chỗ Vận dụng, sáng tạo: Tổng kết, đánh giá kết quả học

- Hướng dẫn học sinh trưng bày kết quả học tập. Học sinh dán bài vẽ của mình lên bảng (lên tường) GV chuẩn bị bộ tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu bài học

92 Thời lượng Các HĐ học/ PP đánh giá PC và NL Hoạt động của GV

(Nói/Làm) Hoạt động của HS

ĐG và công cụ ĐG

tập/ Phối hợp Tự đánh giá và đánh giá theo tiêu chí.

- Đề nghị cả lớp quan sát bài làm của các bạn đã trưng bày và tự nói về bức tranh của mình cho cả lớp.

- Học sinh quan sát bài của cả lớp và trình bày bức tranh của mình trước lớp và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả bài học của mình theo tiêu chí.

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)