Đánh giá hình thành

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 50 - 51)

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.4.2. Đánh giá hình thành

Đánh giá hình thành được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học các bài học, các chủ đề môn mĩ thuật. Đánh giá hình thành giúp giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, từ đó điều chỉnh một cách thường xuyên kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học. Hình thức đánh giá này rất quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học. Có thể chia thành 3 loại:1

* Đánh giá về quá trình học tập.

Giáo viên thường xuyên đánh giá việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh sau mỗi bài học, thông qua các sản phẩm của nhóm học tập hoặc của mỗi cá nhân học sinh. Đánh giá quá trình cung cấp thông tin về những gì học sinh đã đạt được, những gì học sinh chưa đạt được để định hướng thay đổi việc dạy học trong thời gian tiếp theo. Thông qua kết quả học tập, giáo viên liên hệ với mỗi mức độ hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực tương ứng của mỗi học sinh:

Ví dụ:

- Phẩm chất chăm chỉ được gián tiếp hình thành qua nội dung chủ đề bài tập tạo hình, qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ, các bài tập thực hành… đã được các học sinh biểu đạt qua những hành vi nào? Cần điều chỉnh và bổ sung như thế nào? Dự kiến sẽ lựa chọn và khai thác chủ đề, hình thức tạo hình nào trong các bài tập tiếp theo để bổ sung và củng cố thêm?

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ đã được hình thành qua 3 bài tập với các chủ đề khác nhau, với các yêu cầu về yêu cầu cần đạt khác nhau. Kết quả hoạt động học sinh cho giáo viên thấy được năng lực ấy đã đạt đến mức độ nào ở mỗi em. Từ đó có chiến lược thay đổi, điều chỉnh để có hiệu quả cao hơn trong các bài tập tiếp theo.

Đánh giá quá trình bao gồm các hình thức:

- Sự quan sát của giáo viên trong quá trình học sinh chuẩn bị, thực hiện và kết thúc mỗi bài tập, mỗi chủ đề.

51

- Giáo viên tổ chức thảo luận trong nhóm, trong lớp về những hành vi, kết quả hành động của học sinh. Từ đó phân tích để học sinh có động cơ học tập tốt hơn, tiến đến đích đặt ra với các phẩm chất và năng lực cụ thể.

- Thông qua kết quả bài tập tạo hình. * Đánh giá vì quá trình học tập:

Là hình thức đánh giá quá trình. Sự tiến bộ của học sinh qua các hoạt động học tập đực phản hồi thường xuyên nhằm duy trì sự tiến bộ trong học tập. Đông thời, trên cơ sở kết quả học tập của học sinh, giáo viên sẽ có chiến lược tổ chức dạy học mới.

* Đánh giá trong quá trình học tập:

Là việc học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá, nhận xét kết quả bài học, đánh giá nhận xét đã đạt mục tiêu bài học đặt ra chưa? Đã tạo ra sự thay đổi gì của học sinh về các hành vi thể hiện phẩm chất, các kết quả hành động thể hiện năng lực cần được hình thành và phát triển. Học sinh cũng có thể tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng, tự điều chỉnh cách thức tham gia vào quá trình học tập để đạt hiệu quả như mục tiêu đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá HSTH theo hướng phát triển NL môn Mĩ thuật Module 3.5 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)