Diễn biến lâm sàng thông th−ờng qua 4 giai đoạn.
5.1. Giai đoạn khởi đầu:
Giai đoạn này bắt đầu từ khi tác nhân gây bệnh tác động đến khi xuất hiện thiểu niệu hay vô niệu. Việc phát hiện pha đầu cực kỳ quan trọng, điều trị tích cực để loại trừ nguyên nhân và đề phòng suy thân cấp thì có thể biến suy thân cấp thể vô niệu thành suy thân cấp thể có bảo tồn n−ớc tiểu, là thể có tiên l−ợng tốt hơn và thuận lợi hơn cho điều trị.
Giai đoạn này, triệu chứng của các bệnh nhân diễn biến rất khác nhau tuỳ theo bệnh nguyên:
+ Nếu do nhiễm độc đ−ờng tiêu hoá: th−ờng khởi phát bằng các triệu chứng tiêu hoá nh−: nôn, buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy...
+ Bệnh cảnh của sốc: trạng thái thờ ơ, da tái lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
+ Nếu bị th−ơng hay bị bỏng: có triệu chứng mất máu, mất n−ớc. + Đái ra hemoglobin hay myoglobin nếu do tan máu hoặc giập cơ nhiều.
Trong mọi tr−ờng hợp cần chú ý tới tình trạng tim mạch, đặc biệt bệnh cảnh tụt huyết áp, nhất là tụt huyết áp kéo dài; tình trạng thiểu niệu, urê niệu thấp. Theo một số tác giả, triệu chứng urê niệu thấp trong giai đoạn này là triệu chứng có giá trị để chẩn đoán tổn th−ơng thân thực thể, giúp phân biệt với suy thân cấp tr−ớc thân.
5.2. Giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu:
Giai đoạn này th−ờng bắt đầu sau giờ thứ 6 đến giờ thứ 36; kéo dài 10 đến 14 ngày, cũng có thể chỉ 2-3 ngày, có tr−ờng hợp kéo dài 4-8 tuần. Nếu vô niệu kéo dài trên 4 tuần thì có thể có hoại tử vỏ thân lan toả hoặc viêm cầu thân tiến triển nhanh hoặc bệnh mạch máu thân.
Không giống với giai đoạn tr−ớc, bệnh cảnh lâm sàng của mọi bệnh nhân trong giai đoạn này giống nhau. Ngoài ra, còn có thêm bệnh cảnh của bệnh nguyên. Đây là giai đoạn toàn phát của suy thân cấp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân suy thân cấp không có vô niệu mà phải nhận biết bằng urê máu tăng, mức lọc cầu thân giảm, rối loạn khả năng cô đặc n−ớc tiểu.
5.2.1. Triệu chứng lâm sàng: