2.1. Nguyên nhân nhiễm khuẩn:
2.1.1. Nhiễm khuẩn ng−ợc dòng:
Viêm thân-bể thân mạn tính do vi khuẩn đi theo con đ−ờng tiết niệu đi ng−ợc lên thân gây viêm thân-bể thân mạn; bệnh gặp cả nam và nữ do vệ sinh không bảo đảm, hoặc do can thiệp các thủ thuật thăm khám nh−: soi bàng quang, soi niệu đạo...
ở nữ giới, ng−ời ta còn thấy còn thấy viêm thân-bể thân mạn tính tỉ lệ thuận với hoạt động tình dục và điều kiện vệ sinh yếu kém.
ở nam giới trên 60 tuổi, do u xơ tiền liệt tuyến làm n−ớc tiểu ứ đọng trong bàng quang là yếu tố thuận lợi gây viêm thân-bể thân mạn tính ng−ợc dòng.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn theo đ−ờng máu thấp hơn nhiều so với nhiễm khuẩn ng−ợc dòng nh−ng lại rất quan trọng. Vì số l−ợng máu qua các mạch máu vào thân chiếm khoảng 1/4 số l−ợng máu l−u thông từ tim, do đó khi trong máu có vi khuẩn (xuất phát bất cứ từ ổ nhiễm khuẩn nào của cơ thể) cũng dễ gây nhiễm khuẩn ở thân, nhất là khi trên đ−ờng niệu có ứ tắc và tổn th−ơng. Đặc điểm loại này là tổn th−ơng ở nhu mô thân tr−ớc rồi mới đến đài-bể thân.
2.1.3. Nhiễm khuẩn theo đ−ờng bạch huyết:
ít gặp hơn so với nhiễm khuẩn theo đ−ờng máu, vi khuẩn ở đại tràng có thể theo hệ thống bạch huyết vào hệ tiết niệu rồi vào thân.
Năm 1910, Franke đã chứng minh đ−ờng bạch huyết từ ruột thừa và manh tràng thông với thân phải. Viêm cổ tử cung có thể gây viêm thân-bể thân theo đ−ờng bạch mạch qua niệu quản.
2.2. Các yếu tố thuận lợi:
2.2.1. Tắc nghẽn và ứ đọng n−ớc tiểu:
- Tắc nghẽn và ứ đọng n−ớc tiểu là yếu tố thuận lợi nhất để gây viêm thân-bể thân mạn tính. Đ−ờng tiết niệu có sự tắc nghẽn phần lớn do sỏi ngay ở bể thân; hoặc nguyên nhân gây ứ tắc xa hơn: sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, khối u đ−ờng tiết niệu, u sau phúc mạc, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ cổ tử cung; hoặc bí đái của ng−ời liệt 1/2 chi d−ới lâu ngày.
- Dị dạng đ−ờng dẫn niệu làm cho n−ớc tiểu ứ đọng ở phía trên niệu đạo-bàng quang, niệu quản-đài bể thân... Vi khuẩn dễ có điều kiện gây viêm nhiễm tại chỗ và ng−ợc dòng lên thân.
- Hiện t−ợng trào ng−ợc n−ớc tiểu (trào ng−ợc bàng quang-niệu quản) do dị dạng lỗ nối niệu quản-bàng quang bị suy yếu bẩm sinh hay mắc phải, do đó khi dặn đái hoặc khi bàng quang quá căng van này không đóng kín, n−ớc tiểu từ bàng quang phụt ng−ợc lên niệu quản rồi vào bể thân vào nhu mô thân mang theo vi khuẩn ở bàng quang gây viêm thân-bể thân cấp và mạn tính.
2.2.2. Sức đề kháng của cơ thể:
Khi sức đề kháng của cơ thể kém hoặc có các bệnh mạn tính kéo dài, viêm thân-bể thân mạn dễ xảy ra. Đặc biệt là ở ng−ời có thai, ng−ời có bệnh chuyển hoá (đái tháo đ−ờng, bệnh Gút, bệnh oxalat); bệnh máu ác tính (bạch cầu tủy cấp, lymphosarcoma) tế bào ung th− xâm nhập vào vùng vỏ thân cũng có thể gây viêm thân-bể thân mạn.
2.2.3. Các loại vi khuẩn hay gặp trong viêm thân-bể thân mạn:
- Các loại vi khuẩn hay gặp trong viêm thân-bể thân mạn th−ờng là trực khuẩn Gram (- ), trong đó: E.coli: 60-80%, Proteus:10%, Klebsiell:5%, trực khuẩn mủ xanh: 5%. Trực khuẩn Gram (+) cũng có thể gặp khoảng 10%: Streptococcus facealis, Staphylococcus ...
Ngoài ra, 26% viêm thân-bể thân mạn không tìm đ−ợc nguyên nhân.