4.1. Lâm sàng:
- Có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn nhiều lần.
- Có tiền sử sỏi, thân đa nang, dị dạng đ−ờng tiết niệu, u tiền liệt tuyến...
- Hội chứng bàng quang: đái buốt, đái dắt, đái máu, đái đục, đái mủ tái đi tái lại nhiều lần.
- Đau hố s−ờn l−ng một bên hoặc 2 bên, có khi đau từ vùng d−ới s−ờn lan xuống x−ơng mu. Hoặc có cơn đau quặn thân kiểu sỏi tiết niệu: đau tức vùng hông-l−ng, đau tăng khi thay đổi t− thế hoặc sau lao động nặng.
- Sốt cao, rét run 39-40oC.
- Đau đầu khi có tăng huyết áp.
- Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu khi đã có suy thân.
- Không phù, trái lại bệnh nhân có dấu hiệu da khô, kém đàn hồi kiểu mất n−ớc do rối loạn chức năng cô đặc ống thân. Bệnh nhân chỉ bị phù khi đã có suy thân nặng, dinh d−ỡng kém hoặc có thể thiểu niệu, vô niệu.
- Có thể có thân to ứ n−ớc hoặc ứ mủ dấu hiện chạm thân (+), bập bềnh thân (+), rung thân (+).
- Có khi đái nhiều, khát n−ớc, khả năng cô đặc n−ớc tiểu giảm.
- Tăng huyết áp.
- Khi đã có suy thân thì có triệu chứng thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, và có hội chứng urê máu cao: chuột rút, đau đầu, vật vã, u ám.
- 10% có tai biến xuất huyết não-màng não do tăng huyết áp.
4.2. Xét nghiệm:
4.2.1. Xét nghiệm n−ớc tiểu:
+ Vi khuẩn niệu: lấy n−ớc tiểu giữa dòng nuôi cấy đúng ph−ơng pháp; khi có trên 105 vi khuẩn/1 ml thì chắc chắn có nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu lấy n−ớc tiểu trực tiếp từ bàng quang (bằng kim chọc không phải dùng sonde) thì chỉ cần 102 đến 103/vi khuẩn/ml cũng có thể nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Bạch cầu niệu: ở bệnh nhân viêm thân-bể thân mạn th−ờng có nhiều bạch cầu trong n−ớc tiểu, nếu thấy trên 5000 bạch cầu/phút, hoặc 5 bạch cầu/1ml là chắc chắn có nhiễm khuẩn tiết niệu; có nhiều bạch cầu thoái hoá là đái mủ.
+ Số l−ợng hồng cầu th−ờng có ít hơn bạch cầu. Khi có nhiều hơn thì có thể biểu hiện của viêm bàng quang cấp hoặc các nguyên nhân khác.
+ Trụ niệu: nếu có trụ bạch cầu là nhiều khả năng viêm thân-bể thân mạn.
4.2.2. Xét nghiệm máu:
Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng, protit huyết t−ơng bình th−ờng, điện giải bình th−ờng. Nếu ch−a có suy thân thì urê và creatinin bình th−ờng.
4.2.3. Thăm dò chức năng thân:
Đo mức lọc cầu thân, hệ số thanh thải creatinin nội sinh để đánh giá chính xác mức độ suy thân. Làm nghiệm pháp cô đặc n−ớc tiểu để đánh giá chức năng tái hấp thu của ống thân. Qua 2 xét nghiệm này có thể đánh giá sự phân ly chức năng của cầu thân- ống thân. Nếu mức lọc cầu thân còn bình th−ờng mà chức năng ống thân đã giảm rõ (tỷ trọng n−ớc tiểu < 1,018 hoặc độ thẩm thấu n−ớc tiểu < 600 mOsmol/1kgH20) thì có nghĩa là đã có tổn th−ơng ống thân. Đây là dấu hiệu chẩn đoán sớm viêm thân-bể thân mạn.
5. X quang.
+ Chụp X quang thân không chuẩn bị có thể thấy bờ thân không đều; thân teo nhỏ ở một hay hai thân tùy theo th−ơng tổn ở một hay hai bên, có thể thấy sỏi ở thân hay nằm trên đ−ờng tiết niệu. Nếu thân to hơn bình th−ờng là ứ n−ớc hoặc ứ mủ.
+ Chụp thân tĩnh mạch (có bơm thuốc cản quang vào tĩnh mạch) là chỉ định bắt buộc để chẩn đoán viêm thân-bể thân mạn: bờ thân gồ ghề, lồi-lõm không đều, thân nhỏ hơn bình th−ờng cả hai bên hoặc một bên, vỏ thân mỏng, các đài-bể thân giãn, biến dạng to ra thành hình chùy, tù vẹt, có khi kéo dài và dẹt do hiện t−ợng thoái hoá mỡ là hậu quả của quá trình viêm thân bể thân mạn.
+ Chụp niệu đồ ng−ợc dòng cũng cho những hình ảnh t−ơng tự.
+ Có thể chụp bơm hơi sau phúc mạc kết hợp với chụp thân thuốc tĩnh mạch để phát hiện hình thái của thân.
+ Các thăm dò chuyên khoa sâu:
- Chụp động mạch thân có thể thấy các tiểu động mạch ở nhu mô thân th−a thớt, hẹp, ngoằn ngoèo.
- Thân đồ phóng xạ cho thấy pha bài tiết giảm; ghi hình xạ thấy phân bố hoạt chất phóng xạ không đều, kích th−ớc thân giảm, đài-bể thân giãn.