7.1. Biến chứng:
Biến chứng của bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào bệnh xảy ra ở một bên thân hoặc cả hai bên thân, bệnh mới xảy ra hay đã tái phát lâu ngày, bệnh có do nguyên nhân tắc nghẽn đ−ờng niệu phối hợp không.
+ Bệnh ở một bên thân:
Th−ờng âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt, chỉ phát hiện khi có biến chứng nh−: cơn đau quặn thân hoặc đợt nhiễm khuẩn bột phát. Nếu nguyên nhân do ứ tắc không đ−ợc giải quyết thì thân ứ n−ớc-ứ mủ, tổ chức xơ phát triển thay thế tổ chức lành của thân, thân bị phá hủy teo nhỏ xơ hoá gây cao huyết áp.
+ Bệnh ở cả hai bên:
Bệnh xảy ra 2 thân hoặc một thân duy nhất, bệnh tiến triển nhanh dẫn đến tăng huyết áp; urê, creatinin máu tăng dần đi vào tình trạng suy thân. Khi có tắc nghẽn đ−ờng tiết niệu thì bệnh nhân bị vô niệu; urê, creatinin máu càng tăng nhanh chóng, nếu không đ−ợc giải quyết cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân có thể đi vào hôn mê và chết.
+ Bệnh diễn biến từ từ có những đợt bột phát, tái phát:
Th−ờng do nguyên nhân trào ng−ợc n−ớc tiểu từng đợt, xuất hiện rầm rộ do nhiễm khuẩn bột phát sau đó lại tiếp diễn im lìm, rồi lại tái diễn, cứ nh− thế bể thân dần bị phá hủy dẫn đến suy thân ngày càng nặng, có thể tử vong do suy thân.
Tiến triển nói chung chậm, có khi hết vi khuẩn mà bệnh vẫn tiến triển.
- Th−ờng có các đợt tái diễn kịch phát.
- Cuối cùng dẫn đến suy thân sau nhiều năm.
- Suy thân càng nhanh, khi có:
. Nhiều đợt viêm kịch phát tái diễn, không đ−ợc điều trị kịp thời.
. Tăng huyết áp.
. Dùng các thuốc độc cho thân: colistin, polymicin, gentamycin, cyclophosphorin A, cephaloridin, amphotericin, kanamycin, streptomycin, methycillin, oxacillin, tetracyclin, vancomycin, sunfonamid, phenylbutazon, piroxicam...