Đánh giá sức căng cơ tim bằng Doppler mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính. (Trang 41 - 42)

Là phương pháp siêu âm đầu tiên dùng đánh giá sức căng hay biến dạng cơ tim thông qua sự biến đổi vận tốc cơ tim.

Sự biến dạng cơ tim (S) (strain) chính là tích phân tốc độ biến dạng. Tốc độ biến dạng (SR) (strain rate) bằng TDI là đạo hàm của tổng các vận tốc. Tốc độ biến dạng được tính theo công thức: SR= (V1- V2)/L. Trong đó V1 và V2 là vận tốc tại điểm 1 và 2.

Hình 1.13. Cách đo sức căng và tốc độ sức căng bằng siêu âm Doppler mô

(Nguồn Gorscan và cộng sự [58])

Hạn chế:

- Phụ thuộc góc. Vì thế chỉ đánh giá tốt những vùng cơ tim dọc theo chùm tia siêu âm. Còn những vùng cơ tim vuông góc với chùm tia thì không thể đánh giá được.

- Sự biến dạng của một đoạn cơ tim bằng TDI dễ bị ảnh hưởng bởi sự chuyển động của những đoạn cơ kế cận. Yamada và cộng sự [59] mô tả vận tốc

mô bị giảm đáp ứng với dobutamin ở những đoạn cơ tim không thiếu máu nếu chúng nằm kế đoạn thiếu máu hoặc sẹo.

- TDI đo vận tốc trong một thể tích mẫu được xác định, không phải một vùng cơ tim. Thể tích mẫu thường được đặt ở một vùng cố định trong khoảng không gian trong chu kỳ tim và tất cả các đoạn của mẫu đó được đối chiếu với một điểm bên ngoài (đầu dò). Do cơ tim chuyển động nên sẽ có những đoạn trong mẫu đi ra ngoài vùng thăm dò. Chính vì vậy, tạo ra sự khác nhau giữa đo lường biến dạng cơ tim bằng TDI và biến dạng thật sự của cơ tim[60].

- Đánh giá sức căng và tốc độ căng bằng Doppler mô tốn thời gian. Để ghi hình và xử lý cần chuyên gia đọc.

- Biến dạng cơ tim, tốc độ biến dạng cơ tim đo bằng Doppler mô có sự khác nhau lớn giữa những người đo khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính. (Trang 41 - 42)