Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính. (Trang 49)

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào sử dụng siêu âm đánh dấu mô 3D trong đánh giá biến dạng cơ tim ở người khỏe mạnh hay người mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, đã có một số tác giả sử dụng siêu âm đánh dấu mô 2D trong đánh giá biến dạng cơ tim:

- Nguyễn Thị Thu Hoài và cộng sự (2018) sử dụng siêu âm STE 2D đánh giá sức căng trục dọc GLS ở 67 bệnh nhân suy tim EF < 40%. Các tác giả thấy GLS với điểm cắt -7,2% có giá trị tiên lượng độc lập cho tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim mạn tính có EF < 40%, tốt hơn phân số tống máu EF, đường kính cuối tâm trương thất trái, đường kính nhĩ trái, nồng độ NT- ProBNP, nồng độ Troponin T lúc nhập viện [71].

- Nguyễn Thị Thu Hoài và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 91 bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên có phân số tống máu bảo tồn đã chỉ ra sức căng dọc toàn bộ (GLS) thất trái giảm ở những vùng tưới máu động mạch vành tắc hẹp và GLS có giá trị dự báo tắc động mạch vành, phân tầng nguy cơ để can thiệp tái tưới máu cấp cứu [72].

dạng cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành cho thấy sức căng cơ tim có tương quan chặt với phân số tống máu thất trái (r

= -0,61, p < 0,01), tương quan vừa với chỉ số vận động vùng (r= 0,41, p < 0,05). Sức căng cơ tim có tương quan chặt chẽ với kích thước vùng cơ tim có rối loạn vận động thành (r= 0,55, p< 0,05) [73].

- Nguyễn Thị Diễm (2017) sử dụng siêu âm đánh dấu mô 2D để đánh giá các chỉ số sức căng và vận động xoắn cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp. Kết quả cho thấy 94,7% giảm sức căng trục dọc (GLS), 64,9% giảm sức căng chu vi, 31,8% giảm sức căng chiều bán kính, góc xoắn thất trái không thay đổi so với người bình thường [74].

Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu thấy sử dụng siêu âm đánh dấu mô 2D cho thấy các thông số vận động xoắn và sức căng thất trái rất có giá trị trong đánh giá chức năng thất trái và dự báo nguy cơ tim mạch tốt hơn phân số tống máu ở bệnh nhân suy tim, nhưng các nghiên cứu sử dụng siêu âm đánh dấu mô 3D để đánh giá các thông số vận động xoắn và sức căng thất trái ở nhóm suy tim vẫn còn hạn chế. Đặc biệt ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào sử dụng siêu âm đánh dấu mô 3D để đánh giá các thông số vận động xoắn và sức căng ở các nhóm đối tượng suy tim hoặc chưa có suy tim.

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành trên 160 đối tượng, chia làm 2 nhóm:

- Nhóm bệnh: 110 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn tính.

- Nhóm chứng: 50 người bình thường có tuổi và giới tương đương nhóm bệnh. - Thời gian: từ 01/2018 đến 12/2020.

- Địa điểm: Tất cả các đối tượng đều được khám bệnh, theo dõi và điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

2.1.1. Tiêu chuẩn nhóm bệnh

2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Gồm 110 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định suy tim theo khuyến cáo hội Tim mạch Châu Âu năm 2016 [23] có các tiêu chuẩn sau:

- Bệnh nhân có dấu hiệu và/hoặc triệu chứng suy tim và EF < 40%.

- Hoặc bệnh nhân có dấu hiệu và/hoặc triệu chứng suy tim và EF ≥ 40% và có: + BNP > 35 pg/ml và hoặc NT-ProBNP > 125 pg/ml.

+ Ít nhất một trong các tiêu chuẩn: Phì đại thất trái và/hoặc nhĩ trái, hoặc rối loạn chức năng tâm trương.

2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

Các bệnh nhân bị loại trừ ra khỏi nhóm nghiên cứu bao gồm:

- Bệnh nhân có rung nhĩ, cuồng nhĩ hoặc nhịp chậm < 50 lần/phút, hoặc nhịp nhanh > 100 lần/phút.

- Bệnh tim cấu trúc (bệnh van tim và tim bẩm sinh).

- Tràn dịch màng tim

- Bệnh nhân có tình trạng bệnh lý cấp tính, suy tim cấp.

- Bệnh nhân đang mang thai.

- Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn nhóm chứng

2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

Gồm 50 người bình thường không có bệnh tim mạch hoặc các bệnh ảnh hưởng đến tim mạch qua thăm khám lâm sàng, điện tim và siêu âm tim với các tiêu chí sau:

- Tuổi và giới tương đương nhóm bệnh.

- Tiền sử không mắc bệnh tim mạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điện tim, siêu âm tim bình thường.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Có bệnh THA, ĐTĐ, TBMMN, bệnh mạch máu, suy thận, suy gan, thiếu máu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Có hình ảnh siêu âm không rõ nét và không phân tích được.

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh nhóm bệnh và nhóm chứng.

- Cỡ mẫu: Nghiên cứu được thực hiện theo cách tính cỡ mẫu thuận tiện.

2.2.2. Các bước tiến hành

Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích đầy đủ về lợi ích và nguy cơ khi tham gia nghiên cứu và được thăm khám tỉ mỉ theo các bước sau:

2.2.2.1. Hỏi bệnh

- Khai thác tiền sử bản thân:

+ Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh động mạch vành. + Tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượu

2.2.2.2. Thăm khám lâm sàng

Các đối tượng được thăm khám toàn diện bao gồm:

- Các triệu chứng suy tim: phù, tím môi, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ, …

- Đo chiều cao, cân nặng: cân nặng đo chính xác đến 0,5kg, chiều cao đo chính xác đến 1cm. + Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) được tính theo công thức [75]: BMI = cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2

+ Diện tích da cơ thể được tính theo công thức Du Bois [76]: BSA = 0,007184 x (cân nặng)0,425 x (chiều cao)0,725.

Đo huyết áp được thực hiện theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2008 [77]: Sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân, huyết áp được đo ở cánh tay phải sau khi đối tượng nghiên cứu đã nằm nghỉ 10 phút trong phòng yên tĩnh.

- Tần số tim được ghi trong thời gian thăm dò siêu âm.

- Làm nghiệm pháp đi bộ 6 phút (the Six-Minute Walk -Test 6MWT) theo Hội Lồng ngực Mỹ 2002 [78]. Đối tượng nghiên cứu được hướng dẫn đi bộ trên đoạn đường phẳng. Quãng đường đi bộ tính bằng (m). Chống chỉ định cho những bệnh nhân hiện đang đau ngực, nhồi máu cơ tim trong tháng đầu, suy tim mất bù, nhịp tim > 120 ck/phút, huyết áp ≥ 180/100 mmHg, bệnh nhân đau ngực ổn định khi làm nghiệm pháp có thể dùng thuốc điều trị giãn vành bằng Nitrat.

2.2.2.3. Thăm khám cận lâm sàng

- Xét nghiệm máu: Các mẫu máu để làm xét nghiệm sinh hóa và huyết học được lấy từ máu tĩnh mạch buổi sáng sau khi bệnh nhân nhịn ăn qua đêm. Giá trị nhận được của bệnh nhân được so sánh với giá trị bình thường của phòng xét nghiệm của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và được chuẩn hóa dành

cho người Việt Nam.

Các thông số huyết học: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa: NT-proBNP (ng/ml), Glucose (mmol/l), Ure (mmol/l), Creatinin máu (µmol/l), SGOT, SGPT (U/l), Cholesteron toàn phần (mmol/l), Triglycerid (mmol/l), HDL-C (mmol/l), LDL-C (mmol/l).

- Chụp X quang tim phổi cho tất cả các đối tượng nghiên cứu, đo chỉ số tim lồng ngực. Chỉ số tim – lồng ngực = Đường kính ngang lớn nhất của bóng tim/ Đường kính trong lớn nhất của lồng ngực [79].

Hình 2.1. Hình ảnh X-Quang tim phổi, cách đo chỉ số tim – ngực

(Nguồn Phạm Ngọc Hoa và cộng sự [79])

- Ghi điện tim đồ bề mặt 12 chuyển đạo: Sử dụng máy điện tim 3 bút Nihon Kohden (Nhật Bản), ghi điện tim trước khi tiến hành siêu âm tim. Đọc điện tim theo hướng dẫn của tác giả Trần Đỗ Trinh và cộng sự [80]: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.4. Qui trình siêu âm tim

Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân được giải thích và đồng ý tham gia nghiên cứu. Người bệnh được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi làm siêu âm và chỉ thực hiện siêu âm khi nhịp tim < 100ck/phút.

Phương tiện: Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng máy siêu âm EPIQ 7C của hãng Phillips Hà Lan với đầu dò ma trận X5-1, đơn tinh thể Pure Wave, dải tần số cài đặt 1 - 5 MHZ. Trong quá trình thực hiện máy siêu âm có hệ thống ghi điện tim đồng thời với hình ảnh siêu âm tim.

Hình 2.2. Máy siêu âm Phillip EPIQ 7C

Địa điểm tiến hành: Phòng siêu âm tim của Khoa Nội Tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Kỹ thuật siêu âm tim:

Tư thế nằm nghiêng trái, tay để cao lên phía đầu. Mắc điện tim 3 chuyển đạo lên người bệnh nhân và hiệu chỉnh phù hợp với hình ảnh siêu âm. Hiệu chỉnh độ sâu, tập trung tiêu cự và gain sao cho chất lượng hình ảnh siêu âm tốt nhất và đạt tần số quét ảnh từ 60-90 ảnh/giây.

Ghi lại hình ảnh động 4 chu chuyển tim ở các mặt cắt chuẩn: cạnh ức trục dài, cạnh ức trục ngắn, cắt ngang qua thất trái ở mỏm tim và nền tim, mặt cắt 2, 3, 4, 5 buồng.

Sau khi đã ghi hình ở các mặt cắt chuẩn, chúng tôi tiến hành ghi hình ảnh cho phân tích 3D như sau: Bệnh nhân nằm tư thế nghiêng trái, lấy hình ảnh 2D mặt cắt 4 buồng tim. Điều chỉnh độ sâu, độ rộng, gain, tập trung tiêu cự vào buồng thất trái để được hình ảnh 2D buồng thất trái rõ nét nhất với đường viền nội mạc rõ nét, không lấy các cơ nhú và dây chằng. Chuyển sang chế độ 3D toàn bộ khối thất trái (nút Fullvolume), tốc độ khung hình đạt từ 18-30Hz mà hình ảnh buồng thất vẫn rõ nét. Yêu cầu bệnh nhân hít sâu rồi thở ra hết và nín

thở, ghi hình toàn bộ thất trái trong 4 chu chuyển tim liên tiếp.

Hình ảnh được lưu trữ dưới dạng đĩa CD hoặc ổ cứng di động để phân tích trên phần mềm TOMTEC Arena của hãng TOMTEC – Đức.

* Phân tích hình ảnh siêu âm bằng phần mềm TOMTEC.

Phần mềm TOMTEC Arena thuộc sở hữu của hãng TOMTEC là phần mềm chuyên về phân tích, hậu xử lý dữ liệu siêu âm tim. Đây là phần mềm đầu tiên có hệ thống phân tích ngoại tuyến (offline analysis) có thể chấp nhận các tập dữ liệu từ những nhà cung cấp khác nhau.

Hình 2.3: Phần mềm TOMTEC tại Khoa Nội tim mạch-Bệnh viện TƯQĐ 108

Sau khi đưa hình ảnh siêu âm 2D và 3D vào máy tính chúng tôi sẽ tiến hành đo các thông số chuẩn của siêu âm tim M-mode, 2D và các thông số Doppler bao gồm:

-Các thông số trên siêu âm TM:

Đo các thông số siêu âm TM đối với thất trái được thực hiện tại mặt cắt trục dài cạnh ức trái ở liên sườn IV - V dưới sự hướng dẫn của siêu âm 2D theo khuyến cáo của Hội siêu âm tim Hoa kỳ [81]. Tốc độ di chuyển của hình ảnh trên màn hình là 100 mm/s. Các kích thước tâm trương được đo ở vị trí tương ứng với điểm khởi đầu sóng R trên điện tim đồ. Các kích thước tâm thu được đo ở vị trí vách liên thất đạt độ dày tối đa. Các thông số chính trên siêu âm TM

bao gồm:

• Đường kính cuối tâm trương của thất trái (Dd), mm. Giá trị trung bình 50,2 ± 4,1 mm.

• Đường kính cuối tâm thu của thất trái (Ds), mm. Giá trị bình thường 32,4 ± 3,7 mm.

• Bề dày vách liên thất cuối tâm trương của thất trái (IVSd), mm.

• Bề dày thành sau thất trái cuối tâm trương (LPWd), mm.

Thông qua các thông số trên, phần mềm của hệ thống siêu âm sẽ tính toán được các thông số thể tích của thất trái theo phương pháp Teicholz, đánh giá chức năng của thất trái và khối lượng cơ thất trái.

• Thể tích thất trái cuối tâm trương (EDV)

EDV (ml) = 7 x (Dd)3/(2,4 + Dd)

• Thể tích thất trái cuối tâm thu (ESV)

ESV (ml) = 7 x (Ds)3/(2,4 + Ds)

• Thể tích một nhát bóp (SV)

SV (ml) = EDV - ESV

• Phân số tống máu thất trái (EF%): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

EF% = (EDV - ESV)/EDV x 100 = SV/EDV x 100

• Tỷ lệ co ngắn cơ thất trái (FS%):

FS% = (Dd – Ds)/Dd x 100

• Khối lượng cơ thất trái (LVM) được tính theo công thức:

LVM (g) = 1,04 x [ (Dd + IVSd + LPWd)3 - Dd3] – 13,6.

• Chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI):

Hình 2.4: Hình ảnh TM cắt qua buồng thất trái

(Bệnh nhân Nguyễn Ngọc K, 61 tuổi, số BA 21184139)

-Các thông số trên siêu âm 2D:

+ Tính phân số tống máu thất trái EF theo phương pháp Simpson:

Sử dụng mặt cắt 4 buồng và 2 buồng từ mỏm [15]. Vẽ theo bờ nội mạc thất trái, điểm bắt đầu và kết thúc ở hai điểm đối diện tại vị trí vòng van hai lá ở cuối thì tâm trương và cuối thì tâm thu, máy sẽ tự động tính cho ta EF.

Hình 2.5: Đo phân số tống máu EF bằng phương pháp Simpson

(Nguồn Lang và cộng sự [15])

+ Đo thể tích nhĩ trái bằng phương pháp diện tích – chiều dài [15], [82]: Sử dụng mặt cắt 4 buồng và 2 buồng mỏm, vẽ theo bờ nội mạc bắt đầu

E A

từ góc van hai lá, đi vòng xuống, sang góc van hai lá bên kia, ngay tại vòng van thì kết thúc tạo thành một đường thẳng ngang vòng van (bỏ tiểu nhĩ và tĩnh mạch phổi). Thể tích nhĩ trái (LVA) được tính bằng công thức: LVA = 8 (444444444444444 )(22) ] (ml) 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 

Trong đó: LAS4C là diện tích nhĩ trái ở mặt cắt 4 buồng LAS2C là diện tích nhĩ trái ở mặt cắt 2 buồng

LAd: chiều dài nhĩ trái (đo ở mặt cắt 2 buồng và 4 buồng, lấy giá trị nhỏ)

Chỉ số thể tích nhĩ trái (LVAI): LVAI = LVA/BSA ml/m2. Giá trị bình thường dưới 34 ml/m2

[83].

- Các thông số trên siêu âm Doppler

Áp dụng khuyến cáo của Hiệp hội siêu âm tim Hoa Kỳ [15], đặt cửa sổ xung có kích thước 2mm, chùm tia Doppler có hướng chảy song song với dòng máu với góc < 20o. Ghi phổ Doppler ở cuối thì thở ra. Các thông số được đo đạc trên 3 chu chuyển tim liên tiếp với tốc độ di chuyển của phổ Doppler trên màn hình giữ ổn định ở mức 100mm/s.

+ Doppler dòng chảy qua van hai lá: Cửa sổ Doppler xung được đặt tại đầu mút bờ tự do của lá van hai lá trên mặt cắt 4 buồng tim nhìn từ mỏm tim.

Hình 2.6: Doppler dòng chảy qua van hai lá

(Bệnh nhân Bùi Thị C, 65 tuổi, số BA 20573868)

Các thông số đánh giá phổ Doppler của van hai lá bao gồm [25], [84]:

Vận tốc tối đa của sóng đổ đầy đầu tâm trương (VE): Là vận tốc cao nhất đo được của sóng đổ đầy

đầu tâm trương và được tính theo cm/s. Giá trị bình thường là 82,32 ±15,53 cm/s [33].

Vận tốc tối đa của sóng đổ đầy cuối tâm trương (VA): Là tốc độ cao nhất đo được của sóng đổ đầy

cuối tâm trương (do nhĩ bóp), đơn vị tính theo cm/s. Giá trị bình thường là 61,28 ± 12,6 cm/s [33]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ VE/VA: Là tỷ lệ giữa tốc độ tối đa của dòng đổ đầy đầu tâm trương so với dòng đổ đầy cuối

tâm trương.

DT (Thời gian giảm tốc sóng E – Deceleration Time, ms): Là thời gian từ đỉnh sóng E đến giao

điểm của sóng E với đường cơ bản

IVRT (Thời gian thư giãn đồng thể tích – Isovolumic Relaxation Time, ms): Là khoảng thời gian từ

khi đóng van động mạch chủ đến khi mở van hai lá, đo bằng Doppler xung khi đặt cửa sổ Doppler vào ranh giới của hai dòng chảy qua van hai lá và van động mạch chủ, lúc đó ta thu được đồng thời 2 phổ Doppler qua cả hai van động mạch chủ và van hai lá.

IVCT (thời gian co cơ đồng thể tích – Isovolumic Contration Time, ms): là khoảng thời gian từ khi

đóng van hai lá đến khi mở van động mạch chủ hai lá, đo bằng Doppler xung như khi đo IVRT.

+ Siêu âm Doppler thăm dò dòng hở van 3 lá, đo áp lực động mạch phổi và vận tốc dòng hở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính. (Trang 49)