Mối tương quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn với phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính. (Trang 142 - 145)

- So sánh tương quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn thất trái với EF đo trên 2D ở các nhóm suy tim.

Khi so sánh giữa các nhóm suy tim, chúng tôi thấy các thông số sức căng cơ tim có tương quan khá chặt với phân số tống máu thất trái EF ở nhóm suy tim EF < 50% nhưng tương quan yếu hơn ở nhóm suy tim EF ≥ 50% (Bảng 3.38). Kết luận này cũng được đưa ra bởi nghiên cứu của Luis và cộng sự [166], Lima và cộng sự [162]. Nhiều nghiên cứu thấy EF chỉ có giá trị tiên lượng, dự báo các kết cục tim mạch, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tái nhập viện ở những bệnh nhân suy tim phân số tống máu giảm, nhưng ở nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn thì EF không còn giá trị dự đoán, tiên lượng cho bệnh nhân [175]. Curtis và cộng sự đánh ở 7.788 bệnh nhân suy tim, thấy chỉ ở nhóm suy tim có EF< 45% thì thông số EF mới có giá trị dự báo tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tái nhập viện. Còn đối với nhóm bệnh nhân có EF > 45% thì phân số tống máu EF không có khả năng dự báo tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tái nhập viện hay đột tử [176]. Ngược lại, nhiều nghiên cứu lại thấy các thông số biến dạng thất trái có khả năng dự báo các kết cục tim mạch ngay cả khi EF vẫn còn trong giới hạn bình thường [177], [178]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định ở nhóm suy tim EF ≥ 50% thì các thông số sức căng cơ tim có giá tốt hơn trong đánh giá rối loạn chức năng thất trái, cũng như tiên lượng cho bệnh nhân.

Khi so sánh giữa các nhóm suy tim, chúng tôi thấy ở nhóm suy tim phân số tống máu giảm với EF < 50% thì đỉnh góc xoay thất trái Peak - Twist (r= 0,47, p< 0,001), độ xoắn thất trái Torsion (r=0,51, p < 0,001) thất trái có tương

quan thuận mức độ vừa với phân số tống máu EF. Ở nhóm suy tim EF ≥ 50%, chúng tôi thấy mối tương quan này rất yếu, cụ thể đỉnh góc xoay thất trái Peak- Twist (r=0,25, P<0,001), độ xoắn thất trái Torsion (r=0,29, p < 0,001) có tương quan yếu với EF. Trong kết quả nghiên cứu của Lima và cộng sự thấy ở nhóm EF > 50%, không thấy mối tương quan giữa EF với góc xoay thất trái Peak- Twist (r=0,13, p <0,05), độ xoắn thất trái Torsion (r=0,14, p < 0,05); Ở nhóm EF từ 30-50%, có mối tương quan vừa giữa EF với góc xoay thất trái (r=0,44, p < 0,05) và độ xoắn thất trái (r=0,45, p< 0,05). Như vậy, ở nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn thì góc xoay và độ xoắn thất trái chỉ có mối tương quan yếu hoặc không có mối tương quan với EF. Kết quả này cũng khá phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã chứng minh: bệnh nhân suy tim phân số tống máu bảo tồn hoặc ở giai đoạn đầu khi mới tổn thương lớp cơ dọc nội tâm mạc thì vận động xoắn bình thường hoặc có xu hướng tăng [63], [97], nhưng khi bệnh tiến triển, ở giai đoạn muộn của suy tim phân số tống máu bảo tồn hoặc khi đã có suy tim với phân số tống máu giảm tức là đã có tổn thương, xơ hóa nhiều lớp của cơ tim, lúc này sẽ làm giảm vận động xoắn của thất trái [171]. Như vậy, mặc dù có tương quan yếu hơn với phân số tống máu nhưng góc xoay và độ xoắn thất trái vẫn là thông số khá nhạy để phát hiện những biến đổi chức năng thất trái, đặc biệt là ở những bệnh nhân suy tim có EF > 50%. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thực hành lâm sàng vì những thay đổi nhỏ có thể giúp các bác sỹ theo dõi sát chức năng thất trái và có những phản ứng tích cực ngay cả ở những giai đoạn sớm nhất của suy tim.

- So sánh tương quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn thất trái với EF đo bằng phương pháp Simpson và phương pháp Teicholz

Tương quan giữa các thông số sức căng, vận động xoắn thất trái với EF đo bằng phương pháp Simpson mạnh hơn EF đo bằng phương pháp Teicholz

(Bảng 3.39). Phân số tống máu thất trái được tính theo công thức EF = −−−−−−−−−−−−−−−

 x 100 (%), trong đó Vd là thể tích cuối tâm trương thất trái, Vs là thể tích cuối tâm thu thất trái. Khi EF tính theo phương pháp Teicholz thì thể tích thất trái được tính từ các thông số đường kính cuối tâm thu và đường kính cuối tâm trương thất trái đo trên siêu âm TM ở mặt cắt trục dọc. EF tính theo phương pháp này chỉ phản ánh chức năng thất trên một mặt cắt và thông qua số đo về đường kính thất trái, dễ gây nên sai số sẽ lớn. EF tính theo phương pháp Simpson, buồng thất trái được coi như một hình trụ, thất trái được chia theo trục dọc thành nhiều hình trụ nhỏ, còn mỏm được coi như hình elip và thể tích lớn của thất trái bằng tổng thể tích các hình nhỏ. EF tính theo phương pháp Simpson phản ánh chức năng thất trái trung thực hơn so với EF theo Teicholz, nhất là những hợp có rối loạn vận động vùng. Do vậy, theo khuyến cáo của Hội Siêu âm tim Hoa Kỳ khuyến cáo nên sử dụng EF đo theo phương pháp Simpson [15]. Willson và cộng sự khi so sánh EF đánh giá theo các phương pháp: Teicholz, Simpson và xạ hình 3 chiều gắn Thallium thấy EF đo theo phương pháp Teicholz cho giá trị cao hơn EF đo theo phương pháp Simpson và EF đo trên xạ hình tim và không tương quan với EF đo trên xạ hình tim [179]. Bellinger và cộng sự thấy EF đo bằng phương pháp Teicholz có tương quan kém với EF đo bằng cộng hưởng từ, EF đo bằng phương pháp Simpson có tương quan chặt với EF đo trên cộng hưởng từ [180].

Như vậy, kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy các thông số sức căng và vận động xoắn thất trái là các thông số rất có giá trị và khá chính xác trong đánh giá chức năng thất trái.

- So sánh tương quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn thất trái với GLPS ở các nhóm suy tim

thông số sức căng và vận động xoắn thất trái ở nhóm suy tim phân số tống máu giảm chặt chẽ hơn nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn. Nhưng khác với EF, mối tương quan giữa GLPS với các thông số sức căng thất trái ở nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn vẫn khá chặt chẽ (Bảng 3.40). Điều này là do GLPS cũng là thông số khá nhạy trong phản ánh chức năng thất trái ngay cả ở những giai đoạn sớm của bệnh [42], [90].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính. (Trang 142 - 145)