Liên quan giữa mật độ tinh trùng và các yếu tố khác

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng hỗ trợ điều trị vô sinh ở bệnh nhân vô tinh (Trang 82 - 85)

- Viêm nhiễm SD không xác định (1,61%).

4.3.2.Liên quan giữa mật độ tinh trùng và các yếu tố khác

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.3.2.Liên quan giữa mật độ tinh trùng và các yếu tố khác

Theo y văn mật độ tinh trùng bình thường là 20 x106

đến 160 x 106/ml, số tinh tinh trùng tối thiểu có khả năng sinh sản là 20 x106 - 40 x106/ml [5], [23]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chuẩn bình thường về mật độ tinh trùng trong tinh dịch của nam giới trước đây là trên 60 triệu/ml nhưng đến nay đã giảm xuống còn trên 20 triệu/ml. Theo những dự báo không lạc quan, chỉ số gọi là “bình thường” ở tinh trùng của nam giới có nguy cơ sẽ tiếp tục giảm [29],[31]. Nghiên cứu của chúng tôi có 46 trường hợp phát hiện được tinh trùng sau các phương pháp trích tinh PESA, TESA, TESE... trên 62 bệnh nhân vô tinh có mật

độ tinh trùng tối đa là 15,2 x 106

/ml và tối thiểu 1,5 x 106/ml, do đó mật độ tinh trung trung bình rất thấp so với người bình thường chỉ đạt 6,61 ± 3,37 (x 106/ml). Qua bảng 3.28 cho thấy mật độ tinh trùng giảm dần theo tuổi, ở nhóm tuổi 25-29, tỷ lệ tinh trùng (< 10x106/ml) đạt 100% và nhóm 35-39 tuổi (66,67%). Theo Vương Thị Ngọc Lan (2003) Khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, nghiên cứu khoảng 300 trường hợp không có tinh trùng do tắc, mật độ thu được tinh trùng 5,3±2,7 (106

/ml) [9].

Qua bảng 3.29 cho thấy tỷ lệ có mật độ tinh trùng (< 10 x 10 6)giảm dần theo thời gian vô sinh, có nghĩa là thời gian vô sinh < 5 năm có tỷ lệ 47,4%, thời gian ≥ 10 năm tỷ lệ giảm gần một nửa (26,3%). Điều này có thể gợi ý rằng với bệnh nhân phát hiện vô sinh do vô tinh sớm thì khả năng tìm thấy lượng tinh trùng nhiều hơn có thể góp phần thành công cho thụ tinh nhân tạo sau này.

Qua bảng 3.30, mật độ tinh trùng trung bình được đánh giá qua các phương pháp trích tinh cho thấy với phương pháp TESE có mật độ tinh trùng trung bình là 8,60 ± 3,84 (x106ml) cao nhất so với các phương pháp khác, PESA có mật độ trung bình 5,97 ± 3,29 (x106ml). Điều này cần xem xét để các phẫu thuật viên cũng như bệnh nhân cân nhắc và lựa chọn phương pháp PESA hay TESE, để có hiệu quả và kinh tế. Theo bàn luận ở trên ở bảng 3.27 với phương pháp PESA khả năng tìm thấy tinh trùng cao nhất, nhưng mật độ tinh trùng thấp hơn phương pháp TESE. Do vậy, cần thời gian và cỡ mẫu nhiều hơn để có thể trả lời chính xác phương pháp nào là tối ưu chăng ?và tuỳ theo phương pháp hỗ trợ sinh sản hay trử lạnh mà ứng dụng phương pháp trích tinh cho phù hợp [24], [25], [41], [42], [43], [45], [46], [47], [48].

4.3.3. Tình trạng di động của tinh trùng

Theo tổ chức Y tế để đánh giá tinh dịch đồ bình thường với những thông số, trong đó WHO (2010) tất cả các tỷ lệ đều giảm nhiều so với WHO 1992

Giá trị tinh dịch đồ bình thường WHO 1992 WHO 2010

Thể tích tinh dịch ≥ 2 ml ≥ 1,5 ml

Mật độ tinh trùng ≥ 20.106

/ml ≥ 15.106 /ml Di động A (Di động tiến tới PR) ≥ 25% ≥ 32% Di động A + B (Tổng di động PR+NP) ≥ 50% ≥ 40%

Hình dạng bình thường ≥ 30% ≥ 4%

Tỷ lệ tinh trùng sống ≥ 75% ≥58%

Trong đó Di động A được thay đổi là di động tiến tới PR (Progressive motility) : tinh trùng di động tiến tới, thẳng hay theo vòng lớn, không quan tâm đến vận tốc.

Di động A+ B được thay tổng di động PR+NP

NP (Non-progressive motility= di động không tiến tới) tất cả những dạng di động khác của tinh trùng (di động theo vòng nhỏ, lắc đuôi và đầu không di chuyển…). IM (Immotility) không di động: tinh trùng không di động. .

Tuy nhiên ở đây chúng tôi vẫn ứng dụng theo tiêu chuẩn WHO 1992, cho thấy các bệnh nhân vô tinh của nghiên cứu chúng tôi có 4 trường hợp di động loại A > 20% chiếm 8,7%, di động A ≤ 20% chiếm tỷ lệ 91,3%.

Loại di động A+B > 30% chiếm tỷ lệ 43,56%, và di động ≤ 30% chiếm 56,5%.

Qua bảng 3.33 cho thấy độ di động % trung bình loại A của tinh trùng 11,43 ± 5,25%, trong đó với phương pháp TESE có di động % trung bình cao

nhất 13,10 ± 5,26. Kết quả nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan và cs cho thấy % độ di động của tinh trùng là 10,3 ± 6,0% [9].

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng hỗ trợ điều trị vô sinh ở bệnh nhân vô tinh (Trang 82 - 85)