- Viêm nhiễm SD không xác định (1,61%).
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.2.4. Các yếu tố nguy cơ ( thói quen và môi trƣờng)
Thói quen hút thuốc lá là có ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe nói chung và đã được nhiều chuyên ngành khác nhau nghiên cứu và đánh giá. Đó là lời cảnh báo của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Y tế Anh công bố ngày 12.2. Cuộc nghiên cứu trên 120.000 nam giới có độ tuổi 30-50 trong vòng 20 năm cho thấy, cánh nam giới nào thường xuyên hút thuốc lá dễ có nguy cơ bị chứng bất lực cao và khả năng có con bị giảm 50%. Căn nguyên gây ra chứng bất lực có thể là do những chất độc như carbon monoxide gây tổn hại cho hệ tuần hoàn làm cản trở dòng máu lưu chuyển đến và đi từ dương vật. Ngoài ra, việc hút thuốc lá còn gây sụt giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng [5], [21], [26], [49], [89]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy có 75,81% bệnh nhân vô tinh có hút thuốc lá cao gấp 3 lần số người không hút thuốc (24,19%). Tương tự các nghiên cứu trong nước 62,5% [21]. Nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ sự khác biệt có ý nghĩa (p< 0,01) giữa hút thuốc lá và bất thường về mật độ, độ di động, hình dạng và tỷ lệ sống của tinh trùng [21], [30].
Nghiên cứu của Gaur D. S (2007) về ảnh hưởng của hút thuốc lá trên chất lượng tinh dịch của nam giới vô sinh [51], kết quả cho thấy 36% đối tượng không hút thuốc cho tinh dịch đồ bình thường (normozoospermia) trong khi chỉ có 3% người hút thuốc lá cho tinh dịch đồ bình thường. Đồng thời tác giả cũng chứng minh cho thấy nhóm nghiên cứu hút thuốc lá có tỷ lệ tinh trùng yếu (Asthennozopermia) và dị dạng (teratozoospermia) cao hơn nhiều so với người không hút thuốc (sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê p< 0,01). Năm 2001, Wang S. L khi nghiên cứu 2 nhóm hút thuốc lá và không hút thuốc cho thấy mối
tương quan nghịch đáng kể giữa năm hút thuốc và mật độ tinh trùng (hệ số tương quan r = - 0. 24, p <0,05). Các số liệu cũng cho thấy người hút thuốc có chất lượng tinh dịch kém hơn đáng kể, bao gồm cả mật độ tinh trùng, tổng số lượng tinh trùng so với nhóm chứng [88].
Nam giới lạm dụng rượu sẽ làm giảm việc tiết testosterone (nội tiết tố nam) và làm teo tinh hoàn. Giảm tiết testosterone có thể làm tăng nguy cơ rối loạn cương, giảm ham muốn tình dục, giảm việc sản xuất tinh trùng. Cũng có nghiên cứu đã chứng minh, nghiện rượu sẽ làm teo ống sinh tinh ở nam và làm giảm số tế bào sinh tinh. Các nhà chuyên môn đã ghi nhận, ở những người đàn ông lạm dụng rượu bia thì cả số lượng và chất lượng tinh trùng đều bị suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn vô sinh [26], [29], [30]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 64,52% bệnh nhân vô tinh là có uống rượu gấp đôi số người không uống (35,48%). So với thói quen hút thuốc lá, tỷ lệ người uống rượu trong nghiên cứu chúng tôi có thấp hơn không lớn (64,52%).
Theo nghiên cứu của Goverde (1995), nghiên cứu so sánh các đặc điểm tinh dịch của người uống hàng ngày với nhóm chứng cho thấy không có sự khác biệt thống kê về khối lượng tinh dịch (4,1 ±1,9 so với 3,3 ±1,3 ml; p> 0,05) tỷ lệ phần trăm và của tinh trùng có thể di động dễ dàng (27,0± 15,1 so với 25,5 ±16,1%; p > 0,1). Tuy nhiên tỷ lệ hình thái tinh trùng bình thường được quan sát
thấy trong nhóm người uống hàng ngày thấp hơn so với nhóm chứng p <0,05)[51]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân vô tinh có 21 người