+ Khám tổng quát
Khám bệnh nhân và ghi nhận
* Chiều cao của bệnh nhân tính bằng cm và cân nặng của bệnh nhân tính bằng kg.
* Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index BMI) :
Để chẩn đoán béo phì năm 1998 WHO đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào chỉ số BMI. Để có chỉ số BMI người ta dùng công thức sau đây:
2H H W BM I W: cân nặng (kg) H: chiều cao (m)
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của WHO năm 1998 [21]
Phân loại BMI Nguy cơ nhiễm bệnh
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 - 24,9 Trung bình
Tăng trọng 25 – 29,9 Tăng vừa
Béo phì 30 Tăng rõ
Béo phì loại I 30 – 34,9 Béo phì vừa hay chung Béo phì loại II 35 – 39,9 Béo phì nặng
+ Khám 2 tinh hoàn: Khám và kiểm tra vị trí của tinh hoàn, mật độ, cảm
giác tại tinh hoàn. Phát hiện những bất thường ở tinh hoàn như tinh hoàn nhỏ, xơ teo, hoặc viêm .
Đo tinh hoàn bằng thước Brade cách thức đo 3 chiều của tinh hoàn và tính theo công thức a x b x c x /6. Trong đó a, b, c là 3 kích thước của tinh hoàn.
+ Khám mào tinh: Khám và kiểm tra những bất thường ở mào tinh.
Đánh giá mào tinh và chia mào tinh thành 3 nhóm: bình thường, nhỏ, lớn.
+ Khám ống dẫn tinh: Bình thường ống dẫn tinh sờ giữa 2 ngón tay cảm
giác như 1 dây thừng mỏng, chắc. Khám để phát hiện những bất thường như không tìm thấy ống dẫn tinh...
+ Dãn tĩnh mạch thừng tinh: khám ở tư thế đứng, phân làm 3 độ.
* Độ I: khi đám rối tĩnh mạch căng phồng lộ ra khỏi da bìu và sờ thấy dễ dàng.
* Độ II: khi tĩnh mạch trong bìu căng phồng dễ dàng sờ thấy nhưng không rõ lắm.
* Độ III: khi không rõ ràng hoặc không sờ thấy sự căng phồng tĩnh mạch nếu bệnh nhân không làm nghiệm pháp Valsava.
2.2.3. Nghiên cứu cận lâm sàng:
2.2.3.1. Xét nghiệm nội tiết: FSH, LH, Testosterone