Kỹ thuật trích tinh trùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng hỗ trợ điều trị vô sinh ở bệnh nhân vô tinh (Trang 77 - 80)

- Viêm nhiễm SD không xác định (1,61%).

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.2.4. Kỹ thuật trích tinh trùng

Theo bảng 3.27 theo nghiên cứu của chúng tôi các phương pháp trích tinh trùng gồm có: PESA 23 trường hợp chiếm 37.10%, TESA 17 trường hợp chiếm 27,42%, TESE 16 trường hợp chiếm 25,81%, PESA+TESA 6 trường hợp chiếm 9,68%,

Để trích tinh trùng hiện nay có các kỹ thuật khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng là để thu được tinh trùng dùng cho chẩn đoán hoặc hỗ trợ sinh sản ICSI. PESA là kỹ thuật đơn giảm dễ thực hiện cho nên được nhiều tác giả thực hiện ưu tiên. Tuy nhiên một số tác giả lại cho rằng PESA có thể gây nên tình trạng thương tổn nhiều ở mào tinh, đồng thời lượng tinh trùng thu được thường không nhiều nên đôi khi sẽ rất khó khăn nếu cần một lượng lớn tinh trùng cho trữ lạnh [39], [40] nghiên cứu của chúng tôi chủ trương sử dụng PESA đầu tiên

trong chẩn đoán cũng như trong hỗ trợ điều trị vô sinh ở bệnh nhân vô tinh. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của nhiều tác giả trong và ngoài nước như Nguyễn Thành Như, Trương Đình Cẩn, Lê Đình Khánh Collpi [2], [15], [37], [83]. MESA là kỹ thuật có nhiều ưu điểm, nhất là có thể trích một lượng tinh trùng đủ lớn cho trữ lạnh, [39], [40], [49], [68] tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật và trang thiết bị nên chúng tôi không sử dụng trong nghiên cứu này. TESA là kỹ thuật tương đối giống với PESA, ngoài ra thường số lượng tinh trùng thu được còn ít hơn cả PESA, vì thế cũng như một số tác giả đề nghị chúng tôi sử dụng phương pháp này với một tỷ lệ thấp tuy nhiên gần đây cũng có nhiều nghiên cứu đánh giá cao kết quả và tính thực dụng của phương pháp này nhất là khi kết hơp với phương pháp TESE [39], [40], [68]. Đối với các trường hợp TESA,PESA thất bại, TESE là kỹ thuật áp dụng tiếp theo,TESE là phương pháp được sữ dụng nhiều nhất trên thế giới từ trước đến nay nó có nhiều ưu điểm như lấy được số lượng lớn để chẩn đoán cã chẩn đoán mô học, và hỗ trợ sinh sản có thể dùng để trử lạnh tinh trùng tuy nhiên TESE cũng có nhiều hạn chế như mức độ xâm nhâp lớn thời gian thực hiện dài hơn. Hiện nay có tác giả đề xuất về phương pháp vi TESE thực hiện bằng vi phẫu với mức độ xâm nhập tối thiểu nhưng số tinh trùng thu được tương đương với TESE thông thường [39], [40], [68], [82], [83], [86], [90] mặc dù các kỹ thuật được áp dụng chẩn đoán và hỗ trợ sinh sản, tuy nhiên do phạm vi hạn hẹp của nghiên cứu trong đề tài mà chúng tôi chưa khảo sát được các trường hợp hỗ trợ sinh sản đã được ứng dụng từ các kỹ thuật trích tinh.

Tóm lại So sánh với các tác giả khác Điều trị vô sinh cho những cặp vợ chồng không tinh trùng có thể được thực hiện bằng cách lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA, PESA) hay tinh hoàn (TESA, TESE). Điều trị thường phối hợp với

kỹ thuật ICSI để tăng tỷ lệ thành công. Qua bảng 3.19, cho thấy với 4 phương pháp trích tinh trùng của nghiên cứu chúng tôi thì phương pháp PESA được ứng dụng trên 23 bệnh nhân vô tinh chiếm tỷ lệ cao nhất 37,10% , tiếp đến TESA chiếm 27,42%, TESE 25,81% và phối hợp giữa 2 phương pháp có 6 trường hợp chiếm 9,68%.

Do đó, nhiều tác giả đề nghị PESA là phương pháp nên lựa chọn đầu tiên ở những trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn. Kỹ thuật này chỉ thực hiện với trường hợp không có tinh trùng do tắc. [77].cũng có nhiều tác giả thận trọng với phương pháp này do lo sợ gây tỗn thương vĩnh viễn ống mào tinh khó khăn cho điều trị nối ống dẩn tinh [15], [60], [61], [62], [64], [65], [77].

Nghiên cứu của Trương Văn Cẩn, Lê Đình Khánh kết quả phương pháp trích tinh trùng PESA (35,3%), TESA(49,0%), phối hợp TESA-TESE (3,9%, PESA-TESE 11,8%) [2].

4.3. KÊT QUẢTRÍCH TINH TRÙNG

Qua các phương pháp trích tinh trùng ở 62 bệnh nhân vô tinh, có 46 bệnh nhân được tìm thấy tinh trùng chiếm tỷ lệ 74,19%. Và 25,81% bệnh nhân vô tinh không có khả năng tìm thấy tinh trùng. Kết quả của báo cáo"Bước đầu đánh giá kết quả chẩn đoán vô tinh ở nam tại BVTW Huế năm 2008" của Phòng Vô sinh hiếm muộn, Khoa Phụ sản, BVTW Huế trên 22 đối tượng vô tinh bằng các phương pháp PESA và TESA, kết quả có tinh trùng chiếm tỷ lệ 68,2%.Trong những bệnh nhân không có tinh trùng khi sinh thiết tinh hoàn vẫn có bệnh nhân có tiền tinh trùng. Điển hình bệnh nhân có hội chứng chỉ có tế bào Sertoli bất sản tế bào mầm thường không có tinh trùng, thể tích tinh hoàn nhỏ, nồng độ FSH cao. Một nguyên nhân khác có thể do hậu quả của bệnh sử trước đó như viêm tinh hoàn, do tiền sử viêm nhiễm gây xơ hóa hệ thống ống sinh tinh, hoặc

tình trạng tự miễn. Ngoài ra những bệnh nhân không có tinh trùng không do tắc nghẽn, không phải do tinh hoàn ẩn, teo tinh hoàn hay suy giảm chức năng tuyến sinh dục thì nguyên nhân không có tinh trùng là có thể do thoái hóa dạng tinh bột tinh hoàn, một bệnh lý di truyền hay gặp ở người trẻ tuổi, do sự biến đổi gen apoliprotein A -I. Thoài hóa dạng tinh bột tinh hoàn thường là biểu hiện đầu tiên của bệnh lý chuyển hóa [4], [17], [19], [26].

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng hỗ trợ điều trị vô sinh ở bệnh nhân vô tinh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)