Tiền sử bệnh nội, ngoại khoa và các bệnh khác

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng hỗ trợ điều trị vô sinh ở bệnh nhân vô tinh (Trang 70 - 72)

- Viêm nhiễm SD không xác định (1,61%).

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.2.3. Tiền sử bệnh nội, ngoại khoa và các bệnh khác

Bệnh lý viêm nhiễm sinh dục kể cả lây truyền qua đường tinh dục kinh điển như giang mai, lậu, loét mềm sinh dục ngày nay chỉ đóng vai trò thứ yếu trong lĩnh vực nam học. Hầu hết các bệnh nhân đến khám thường không có triệu chứng trên lâm sàng [24], [25], [28], [29]. Ở đây, các đối tượng nghiên cứu vô sinh do vô tinh của chúng tôi có 6,45% mắc bệnh qua đường sinh dục. Thực tế, tỷ lệ mắc bệnh có thể cao hơn do bệnh nhân không tự khai (tế nhị), hoặc có thể không nhân biết được. Theo nghiên cứu của Lê Minh Tâm(2003), nghiên cứu tinh dịch đồ ở các trường hợp vô sinh có tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục và bệnh lây

truyền qua đường tình dục là 12,5% [21], và một số tác giả khác có tiền sử viêm nhiễm sinh dục trước đó chiếm 13,3% [33].

Có 27 trường hợp mắc bệnh nội khoa khác chiếm 43,55%. Trong đó quai bị có 16 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 25,81%, bệnh lao chiếm 1,61%, tăng huyết áp 11,29% và đái tháo đường chiếm 4,84%. Trong 16 trường hợp mắc bệnh quai bị có 10 bệnh nhân mắc bệnh trên 10 năm chiếm 62,50%, và dưới 10 năm chiếm 25,0%. Theo Trương Văn Cẩn, Lê Đình Khánh nghiên cứu kỹ thuật trích tinh từ mào tinh và tinh hoàn với 51 bệnh nhân vô tinh cho thấy tiền sử bệnh nhân bị quai bị chiếm 25,5% [2].

Theo y văn bệnh quai bị có thể tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, tụy và nhất là tinh hoàn, theo kinh điển nếu teo tinh hoàn có thể gây các tình trạng như : không có tinh trùng, vô sinh, mất nam tính và liệt dương. Tuy nhiên nếu quai bị xảy ra trước tuổi dậy thì và không có viêm tinh hoàn thì không ảnh hưởng đến qua trình sinh sản nam giới [5], [19], [26]. Do vậy, trường hợp vô sinh do vô tinh của đối tượng nghiên cứu chúng tôi do đường dẫn tinh bị tắc nghẽn, bẩm sinh thì yếu tố bệnh quai bị cũng được xem là nguy cơ. Do vậy, quai bị là một bệnh truyền nhiễm với biến chứng rất đáng lo ngại là viêm tinh hoàn dẫn đến vô tinh và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy, cần giáo dục ý thức phòng tránh bệnh cho người cộng đồng, đặc biệt là nam giới sau tuổi dậy thì để hạn chế được biến chứng nguy hại của nó.

Qua bảng 3.11 cho thấy có 15 trường hợp đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có can thiệp ngoại khoa chiếm 24,19%, trong đó mổ thoát vị bẹn chiếm 9,68%, phẫu thuật tinh hoàn ẩn chiếm 11,29%, phẫu thuật tinh hoàn xoắn 3,23%. Theo nghiên cứu của Marcelli F. (2008), với kết quả phẫu thuật tinh

hoàn bằng phương pháp TESE ở 142 bệnh nhân mắc bệnh tinh hoàn ẩn đã thu hồi tỷ lệ tinh trùng chiếm 65% [69].

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng hỗ trợ điều trị vô sinh ở bệnh nhân vô tinh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)